084 - page 3

3
thứ sáu
4 - 4 - 2014
Thoi su
Kiếnnghị chưa làchủđầutưcũng
đượccấpgiấyphépquyhoạch
(PL)- “Đề nghị cho phép các nhà đầu tư khi nộp hồ sơ xin
cấp giấy phép quy hoạch (GPQH) không phải chứng minh
năng lực của nhà đầu tư mà sẽ chứng minh trong giai đoạn
sau đó, tức lúc xét chọn chủ đầu tư” - UBND TP.HCM vừa
gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng và Bộ Xây dựng như trên.
Nghị định 37/2010 quy định GPQH cấp cho chủ đầu tư
đủ năng lực thực hiện dự án đầu tư. Như vậy cơ quan cấp
GPQH chỉ cấp khi nhà đầu tư được xét chọn và công nhận
là chủ đầu tư. Mà theo Nghị định 11/2013, việc lựa chọn chủ
đầu tư phải được thực hiện theo các quy định pháp luật về
nhà ở, đất đai… và UBND cấp tỉnh phải ra quyết định công
nhận chủ đầu tư. “Điều này làm chậm tiến độ triển khai các
dự án phát triển đô thị, đặc biệt là các dự án nhà ở” - báo
cáo phân tích. Mặt khác, trước khi lập thủ tục để được công
nhận là chủ đầu tư, các nhà đầu tư đều phải xin cung cấp các
chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thông qua chứng chỉ quy hoạch
đối với khu vực đã có quy hoạch 1/2000 hoặc GPQH đối với
khu vực đã có quy hoạch 1/2000 nhưng chưa đủ thông tin.
“Do đó, điều chỉnh đối tượng được cấp GPQH từ chủ đầu
tư thành nhà đầu tư là cần thiết” - TP kiến nghị.
CẨM TÚ
Chỉmặt đặt tên tham
nhũngngành tưpháp
NhiềuchuyêngiađềxuấtViệtNamnêncó luậtmiễntrừthẩmphánđểhạnchế tiêucực trongngànhtòaán.
PHƯƠNG LOAN
T
ại hội thảo phòng,
chống tiêu cực trong
hoạt động tư pháp do
Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp
trung ương tổ chức ngày 3-4
tại TP.HCM, nhiều ý kiến đã
chỉ ra các hành vi tiêu cực
trong ngành tư pháp.
Các loại tiêu cực
Đó là các quyết định được
đưa ra để đổi lấy tiền bạc hoặc
đặc ân, tòa cấp dưới chịu ảnh
hưởng của tòa cấp trên, thẩm
phán bị ép phải giải quyết trái
quy tắc, thẩm phán và công
tố viên dọa dẫm luật sư, lập
biên bản không chính xác
các lời khai của đương sự,
từ chối quyền đại diện hợp
pháp… Đáng chú ý, nhiều
đại biểu cảnh báo nếu không
có cơ chế giám sát đầy đủ thì
những can thiệp kiểu “điện
thoại, thư tay” nhờ vả, can
thiệp vào hoạt động xét xử
của tòa vẫn có thể làm nảy
sinh tiêu cực.
Ông PhạmQuýTỵ (nguyên
Thứ trưởng BộTư pháp) cũng
nêu lên những khía cạnh tham
nhũng của ngành tư pháp hiện
nay như thẩm phán đưa ra
phán quyết không đúng pháp
luật để lấy tiền hoặc lợi ích
vật chất khác, luật sư tiếp tay
cho việc hối lộ những người
tiến hành tố tụng, tòa án bị
thao túng bởi cơ quan hành
pháp…
Chuyêngia JamesAnderson
(Ngân hàngThế giới) cho biết
qua khảo sát 1.000 người dân
tạiHàNội,TP.HCM,HảiPhòng
(kể cả ý kiến của luật sư và
các chuyên gia pháp lý) cho
thấy tham nhũng trong ngành
tòa án/tư pháp tại Việt Nam
tệ hơn so với các nước trong
khu vực. Chẳng hạn, 58,2%
doanh nghiệp phản hồi phải
trả tiền cho an ninh…
Cần có cơ chế
giám sát, nhận
diện tham nhũng
Bà Lê Thị Thu Ba (Phó
Trưởng ban Thường trực Ban
Chỉ đạo cải cách tư pháp trung
ương) nhận xét tiêu cực, tham
nhũng trong các ngành tưpháp
đang là căn bệnh nan y, cản
trở phát triển kinh tế-xã hội.
Các biểu hiện nhũng nhiễu,
vòi vĩnh, chạy án, vì lợi ích
riêng mà bẻ cong công lý…
của một số cán bộ ngành
khiến người dân mất niềm
tin, ảnh hưởng xấu đến tính
nghiêm minh của pháp luật.
“Cần minh bạch hóa công
tác tư pháp bằng các cơ chế
giám sát, nhận diện hành vi
tiêu cực, tham nhũng trong
lĩnh vực này” - bà Thu Ba
nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Đình
Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội),
để hạn chế tối đa tiêu cực và
oan sai thì không thể chỉ trông
chờ vào lòng tốt, tính tự giác
của cá nhân những người tiến
hành tố tụng mà cần có chế
tài chặt chẽ, nghiêm khắc.
Còn theo ông Phạm Quý
Tỵ, nước ta đề ra nhiều biện
pháp để phòng, chống tham
nhũng như xây dựng các
chính sách pháp luật, công
khai, minh bạch trong hoạt
động giải quyết công việc
của thẩm phán, cán bộ tòa…
nhưng văn hóa ứng xử trong
các cơ quan tưpháp chưa được
chú trọng. Hiện kết quả lao
động của thẩm phán chỉ thể
hiện qua chất lượng án nên
quả thật là rất khó đánh giá.
Việc ứng xử của thẩm phán
với người dân và người tham
gia tố tụng phải thể hiện được
tính văn hóa.
Luật hóa quyềnmiễn
trừ thẩmphán
Hiện nay, một số nước trên
thế giới quy định thẩm phán
có quyền miễn trừ nhằm tạo
điều kiện để thẩm phán đưa
ra phán quyết độc lập, khách
quan, vô tư, tránh bị áp lực.
Cụ thể, việc xem xét hành vi
sai phạm, tiêu cực của thẩm
phán để xử lý kỷ luật hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự chỉ
được thực hiện bằng một hội
đồng độc lập với thành phần
đặc biệt và thủ tục chặt chẽ.
Việc khởi tố, bắt tạm giam,
truy tố, xét xử đối với thẩm
phán phải được phê chuẩn bởi
Tòa án Hiến pháp...
Bà Luba Beardsley (Cố vấn
cao cấp thuộc Ngân hàng Thế
giới) cho rằng tham nhũng
hoặc những hoạt động sai
trái trong ngành tòa án đa số
được thực hiện bởi các thẩm
phán. Vì vậy Việt Nam nên
luật hóa quyền miễn trừ thẩm
phánđểngănchặncác
tiêu cực trong ngành.
Đồng tình, ông
Shervin Majlessi
(chuyên gia khu vực
quản lý công, cơ quan
của Ngân hàng Thế
giới tại Hà Nội) phân
tích: Nếu có luật này
thì thẩm phán mới
thực sự minh bạch trong hoạt
động nghề nghiệp và chú ý
trong các phán quyết của
mình. Hơn nữa, trách nhiệm
giải trình của thẩm phán và
cán bộ tòa sẽ được thực thi vì
có ảnh hưởng đến các quyết
định bổ nhiệm hoặc miễn trừ,
miễn nhiệm của cơ quan có
thẩm quyền.
“Nếu đã nhận diện được
hậu quả của tiêu cực trong
ngành tòa án như làm chia
rẽ lòng tin của người dân,
gây ra khiếu nại, tố cáo…
thì Việt Nam nên bắt tay vào
cải cách thực sự. Chúng ta
không thể rập khuôn mô
hình này, mô hình khác mà
phải xem xét các mô hình
ấy có phù hợp với Việt Nam
hay không” - ông Shervin
Majlessi góp ý.
Ông PhạmQuýTỵ (nguyên
Thứ trưởng Bộ Tư pháp) thì
cho rằng nếu nước ta xây dựng
và áp dụng chế định quyền
miễn trừ đối với thẩm phán,
công tố viên thì cần chú ý đến
chi tiết. Chẳng hạn, các nội
hàm cụ thể của quyền này là
gì, quyền này được quy định
trong Hiến pháp, luật hay quy
tắc nghề nghiệp…
Những yếu tố góp phần tạo
thamnhũng
Một sốyếu tốgópphần tạonênhiện tượng thamnhũng
ở nhiều nước là luật pháp và chính sách không rõ ràng
khiến các nhóm lợi ích lợi dụng để áp đặt theo những
giải pháp của họ; tính khó dự đoán, không nhất quán và
sự phức tạp ngày càng tăng của hệ thống pháp luật; sự
độc quyền của ngành pháp lý trong việc xây dựng, diễn
giải và thi hành các quy định; thiếu tính độc lập và trách
nhiệm giải trình; mức độ tự quyết quá lớn.
Các vấn đề tiêu cực gồm việc bổ nhiệm thẩm phán
không theo phẩm chất và năng lực; mức lương và điều
kiện làmviệc không bảo đảm; các quy trình kỷ luật và bãi
nhiệm thực hiện không công bằng hay thiếu hiệu quả;
quy trình xét xử thiếu minh bạch cản trở việc giám sát
của truyền thông và xã hội…
Luba Beardsley
,
Cố vấn cấp cao của Ngân hàng Thế giới
Các biểuhiệnnhũngnhiễu, vòi vĩnh,
chạy án, vì lợi ích riêngmà bẻ cong
công lý…củamột số cánbộngành
khiếnngười dânmất niềmtin, ảnh
hưởng xấuđến tínhnghiêmminh
của pháp luật.
Bà Lê Thị Thu Ba cho rằng minh bạch hóa công tác tư pháp bằng các cơ chế giám sát,
nhận diện hành vi tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này. (Ảnh chỉ mang tính minh
họa) Anh: HTD
Lễthượngcờquốcgiatrênhai tàungầm
củaViệtNam
(PL)- Sáng 3-4, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa),
Quân chủng Hải quân đã long trọng tổ chức lễ thượng cờ
cho hai tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP.HCM. Tại
buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao ý chí
quyết tâm, tinh thần chủ động khắc phục khó khăn của cán
bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân nói chung và Lữ đoàn
189 Hải quân nói riêng.
Thủ tướng nhấn mạnh sự có mặt của hai tàu ngầmHQ-182
Hà Nội và HQ-183 TP.HCM là thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước trong xây dựng quân đội chính quy hiện
đại. Sự kiện cũng đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của
quân đội, Quân chủng Hải quân trong xây dựng lực lượng,
góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thủ
tướng yêu cầu cán bộ, thủy thủ hai tàu nhanh chóng huấn
luyện để làm chủ hoàn toàn hai tàu này.
Thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đô đốc
Nguyễn Văn Hiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh
Hải quân đã trao cờ hải quân cho hai tàu ngầm HQ-182 Hà
Nội và HQ-183 TP.HCM. Những tàu này chính thức được
biên chế về Lữ đoàn 189, đây là lữ đoàn tàu ngầm hiện đại
đầu tiên trực thuộc Quân chủng Hải quân, đóng quân tại vịnh
Cam Ranh (Khánh Hòa).
C.THI - T.CƯỜNG
Cờ Tổ
quốc
bay trên
đỉnh tàu
ngầm.
Ảnh:
HOÀNG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook