084 - page 4

4
thứ sáu
4 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
ĐàNẵngchấnchỉnh“phốTrungQuốc”
Nghị quyết ra lâu,
chậmkhâuthựchiện
Các sở, ngànhbáocaovêsưdungnước sạchkhôngđúngthực tế.
THUHƯƠNG
“T
ại mỗi kỳ họp,
HĐND đều đưa
ra nghị quyết
(NQ) nhưng lại không đưa
ra quy định để đại biểu (ĐB)
HĐND biết rằng từ khi ra NQ
đến khi thực hiện là trong thời
gian bao lâu. Dẫn tới việc
nhiều khi chính ĐB HĐND
cũng không biết được NQ đã
được triển khai đến đâu và
như thế nào”. Một đại diện
của tổ ĐB quận Phú Nhuận
đã thắc mắc như trên tại buổi
họp trao đổi về kết quả hoạt
động của các tổ ĐB HĐND
TP.HCM quý I-2014 diễn ra
ngày 3-4.
Theo vị này, năm 2013,
HĐND TP đã có NQ về hỗ
trợ tiền hỏa táng cho một số
đối tượng như bà mẹ Việt
Nam anh hùng, đảng viên
40 năm tuổi Đảng trở lên,
cán bộ lão thành cách mạng,
cán bộ tiền khởi nghĩa, cán
bộ hưu trí… “Vừa qua trên
địa bàn quận Phú Nhuận có
tổ chức lễ tang cho một đảng
viên trên 40 năm tuổi Đảng.
Theo quy định thì đối tượng
này được hỗ trợ hỏa táng là
2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi
tôi lên quận hỏi thì được trả
lời là TP chưa có triển khai
chính sách này. Mà lúc đó tôi
cũng mới biết NQ HĐND ra
đã lâu rồi mà chưa được thực
hiện” - ông cho biết.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
,ĐBLâmThiếuQuân
cũng khẳng định hầu hết ĐB
không nắm được quá trình
cũng như tiến độ triển khai
NQ của HĐNDđến đâu. “Sau
mỗi kỳ họp, HĐND ra nhiều
NQnhưng hầu như không đưa
ra thời gian cũng như tiến độ
thực hiện. Do đó ngoài một
số NQ có vấn đề nóng, thời
sự thì được chú ý theo dõi,
những NQ còn lại… nói thật
là chúng tôi cũng đâu có nắm
được tình hình thực hiện chứ
Trong quý II, nhiệm vụ trọng tâm là các tổ ĐB HĐND
cần tích cực hơn trong tham gia các cuộc giám sát, khảo
sát của thường trực và các ban HĐND. Tổ chức tiếp xúc cử
tri trước kỳ họp thứ 14 của HĐND TP, đồng thời đôn đốc
chính quyền địa phương giải quyết các kiến nghị của cử
tri; bố trí thời gian hợp lý tiếp công dân nơi mình ra ứng
cử khi người dân có yêu cầu.
Chủ tịch HĐND TP
Nguyễn Thị Quyết Tâm
đừng nói gì đến việc giám sát
hay kiểm tra” - ông Quân nói.
Đưa ra hướng giải quyết, ông
Quân đề nghị sau mỗi kỳ họp
HĐND ra NQ cần gửi kèm
thêm một bản kế hoạch có
thời gian triển khai, tiến độ
rõ ràng giống một phụ lục.
Như vậy sẽ tiện hơn cho các
ĐB HĐND trong quá trình
theo dõi, giám sát, kiểm tra.
Cũng tại buổi họp này, vấn
đề nước sạch cho người dân
TP cũng được nhiều ĐB có
ý kiến. Đại diện tổ ĐB huyện
Cần Giờ cho biết hiện chỉ có
khoảng 40%người dân huyện
này được sử dụng nước sạch,
còn lại sử dụng nước hợp vệ
sinh. “Bên Sawaco đã dẫn
đường ống cấp nước sạch tới
huyệnCầnGiờ nhưngmới chỉ
là đường ống cấp 1, chưa có
đường ống dẫn nước cấp 2,
cấp 3 tới các khu dân cư, các
hộ gia đình. Bởi vậy rất nhiều
hộ dân vẫn đang phải dùng
nước giếng khoan để tự lắng
hoặc nước được chở bằng xà
lan” - vị này cho hay.
Tương tự, ĐB Trần Hữu
Trí (tổ ĐB quận 6) cũng cho
rằng vấn đề cung cấp nước
sạch cho người dân TP cần
phải làm khẩn trương hơn
mới đáp ứng đủ nhu cầu của
người dân. “Năm 2013, trên
địa bàn quận lắp đặt được
5.000 đồng hồ nước mới.
Nhưng xét cho cùng thì chỉ
có hơn 20% người dân được
xài nước sạch vì cùng nămđó,
số hộ dân nhập cư vào quận
lên tới trên 25.000 người. Vậy
là tình hình vẫn không cải
thiện được bao nhiêu” - ông
Trí đề nghị.
Khẳng định tình trạng người
dân TP nhiều nơi còn chưa
được xài nước sạch, Chủ
tịch HĐND TP Nguyễn Thị
Quyết Tâm yêu cầu cần phải
có hướng giải quyết sớm tình
trạng này. “Không lý gì mà
người dân ở một TP lớn như
TP.HCM lại không có nước
sạch để dùng” - bà Tâm nói.
Theo bà Tâm, báo cáo của
sở, ngành có trách nhiệm về
vấn đề này lênTP là một đằng
nhưng khi đi cơ sở để giám
sát thì nó lại không hoàn toàn
là như thế, nhất là ở các quận,
huyện vùng ven. “Mang tiếng
là dùng nước hợp vệ sinh
nhưng khi tôi nếm thì nước
đó vẫn có vị phèn, màu nước
vẫn vàng, dưới đáy thùng
nước có cặn dù đã lọc qua
nhiều lần” - bà Tâm nói. Bà
Tâm cũng thông tin Chương
trình “Lắng nghe và trao đổi”
vào sáng Chủ nhật tuần này,
mùng 6-4, HĐND TP sẽ trao
đổi về vấn đề nước sạch cho
người dân TP.
Ngay trong sáng 3-4, đoàn kiểm tra của Sở VH-TT&DL
cùng hai quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đã tiến hành kiểm tra,
rà soát các biển hiệu trên các tuyến đường ven biển (Hoàng
Sa, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp…) mà người dân ở đây gọi
là “phố Trung Quốc”.
Tại đây, đoàn đã nhắc nhở và yêu cầu các chủ nhà hàng,
quán ăn phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam.
Cấm hành vi sử dụng duy nhất tiếng Trung Quốc để ghi trên
các biển hiệu vì như vậy là trái quy định.
Ông Lê Tấn Hùng, Phó Chánh Thanh tra Sở VH-TT&DL
TP Đà Nẵng, cho biết theo sự chỉ đạo của bí thư Thành
ủy, đoàn sẽ thống kê, lập biên bản các cơ sở kinh doanh vi
phạm. “Chúng tôi đã kiểm tra và lập biên bản một số nhà
hàng vi phạm trong việc ghi biên hiệu trái với Luật Quảng
cáo. Đồng thời, buộc họ phải hạ ngay các biển hiệu này. Đây
là các biển hiệu chỉ ghi tiếng Trung Quốc, không có tiếng
Việt. Các nhà hàng vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định là
từ 3 đến 5 triệu đồng” - ông Hùng cho hay.
Trước đó, tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng ngày 2-4, nhiều
ý kiến đã phản ánh tình trạng tràn lan các biển hiệu chỉ ghi
toàn chữ Trung Quốc và nguy cơ biến những phố ven biển
Đà Nẵng thành “phố Trung Quốc”. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Trần Thọ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phải tập trung
chấn chỉnh ngay tình trạng này.
LÊ PHI
Một nhà hàng bị buộc phải hạ các biển hiệu chỉ ghi
bằng tiếng Trung Quốc. Ảnh: LÊ PHI
Nước sạch là một trong những vấn đề trong nghị quyết mà các đại biểu quan tâm.
Trong ảnh: Một hộ dân xả nước phèn để lọc nước sử dụng tại một khu dân cư trên
đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Ảnh: HTD
ĐàNẵngxửnặng
cánbộsai phạm
trongbốtrí chungcư
Nhữngtrườnghợpđãsaiphạmmàcònchâyỳkhông
trảlạichungcưchoTPthìĐàNẵngsẽkhởikiện.
Sáng 3-4, HĐND TP Đà Nẵng (khóa VIII) lần đầu
tiên tiến hành phiên giám sát giữa hai kỳ họp. Phiên
giám sát diễn ra rất sôi nổi với các chất vấn “nảy lửa”
giữa các đại biểu HĐND với các sở, ngành và lãnh đạo
UBND TP, nhất là việc xử lý cán bộ liên quan đến sai
phạm trong bố trí chung cư.
Ông Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng TP
Đà Nẵng, tại buổi họp này cho biết: “Đến nay UBND
TP đã thu hồi, xử lý xong 141 căn hộ sai phạm trong
đợt 1. Hiện còn 118 trường hợp sai phạm trong bố trí
chung cư cho cán bộ, công chức, viên chức nhưng
mới chỉ có hai trường hợp trả lại và 152 trường hợp
sai phạm khi bố trí cho hộ khó khăn về nhà ở trong
đợt 2 vẫn chưa bị xử lý”.
Kết luận tại phiên họp, ông Trần Thọ, bí thư Thành
ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, chỉ đạo các
cơ quan đảng và chính quyền liên quan cần đối chiếu
với các quy định cụ thể để tham mưu cho Thành ủy
xử lý, kỷ luật thích đáng những trường hợp sai phạm
trong việc bố trí chung cư, nếu không TP vừa mất
cán bộ mà vừa mất lòng tin ở người dân. “TP đã có
bài học về việc này rồi. Vì tình trạng bố trí chung cư
chưa chặt chẽ, không đúng đối tượng, thiên về tình
cảm nên dẫn đến sai phạm. Trong đợt 1, TP đã xử lý
thu hồi được các căn hộ bố trí sai như vậy là phần
nào lấy lại được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Thời gian tới phải tiếp tục rà soát và làm
mạnh hơn, kiên quyết thu hồi các căn hộ chung cư bố
trí sai mục đích này” - ông Thọ nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thọ, nếu cán bộ nào sai phạm mà
chấp hành trả lại thì sẽ được xử nhẹ hơn, chỉ yêu cầu
kiểm điểm rút kinh nghiệm. Còn nếu cứ giữ không
trả lại thì ra quyết định xử lý kỷ luật ngay. Riêng đối
với các trường hợp khác cần thiết thì khởi kiện ra
tòa, buộc họ trả lại chung cư cho TP. “Lần này phải
làm rốt ráo, phải xử lý cho xong chuyện này” - ông
Thọ yêu cầu.
LÊ PHI
Tái cơ cấu nông nghiệp để có
nông dân chuyên nghiệp
“Tôi trăn trở ghê lắm, mình lúa bán nhiều, có khi
đứng nhất thế giới nhưng dân mình chỉ thu được có 30
triệu đồng/ha, làm sao mà giàu được!” - Phó Thủ tướng
Vũ Văn Ninh đã phát biểu như thế khi nghe tỉnh Đồng
Tháp báo cáo về đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi
tắt là đề án) tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Ông Ninh đánh giá đây là đề án mang tính táo bạo,
quy mô lớn và có lẽ chưa có tỉnh nào làm và sẽ tạo
điều kiện hết sức để Đồng Tháp thực hiện thí điểm.
TheoTSĐặng KimSơn, Viện trưởngViện Chính sách
chiến lược nông nghiệp và nông thôn (Bộ NN&PTNT),
trưởng nhóm nghiên cứu đề án, mục tiêu cụ thể của đề
án là đến năm 2020 đưa mức tăng trưởng nông nghiệp
của Đồng Tháp tăng 4,5%-5%/năm, cao hơn cả nước
3%. Nông dân chuyển sang nông dân chuyên nghiệp,
có kỹ năng sản xuất và quản lý.
NHẪN NAM
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook