084 - page 13

13
thứ sáu
4 - 4 - 2014
Doi song xa hoi
NGUYỄNHOÀNG
Ô
ng Bùi Văn Hụi (xã
Bàu Đồn) chỉ đứa
cháu hơn ba tuổi
đang chạy lon ton, gọi ông
Hụi bằng ông ngoại, nói: “Tui
không ngờmẹ nó có được nó.
Nhờ mổ tim thành công, mẹ
nó mới có hạnh phúc này”.
Hai anh em được
tiếp máu
Chị NguyễnThị Giàu (cháu
gọi ông Hụi bằng cậu) - mẹ
đứa trẻ không giấu được hạnh
phúc khi nói về may mắn của
mình. Cách đây bốn năm,
gia đình rất khó khăn, chị bị
bệnh tim hở van hai lá. Do
không đủ sức khỏe để sinh
con, người chồng đã ruồng
bỏ chị. Vượt qua khó khăn,
cha mẹ và bản thân chị tích
cóp mãi mới đủ tiền để chị
đi mổ tim. Bệnh viện thông
báo cần mua máu để tiếp cho
ca mổ. Không đủ tiền mua
máu, chị Giàu định chờ thêm
một thời gian nữa. Lúc này
ông Hụi biết ở xã Bàu Đồn
có ngân hàng máu sống do
anh Dương Quan Lớn làm
chủ nhiệm nên tìm đến nhờ
giúp đỡ.
Ngay ngày hôm sau, anh
Lớn cùng bốn bạn đoàn viên
(thuộc xã đoàn Bàu Đồn)
có cùng nhóm máu với chị
Giàu lên đường đến bệnh
viện. Các đoàn viên đã tiếp
bốn đơn vị máu cho chị Giàu
trong ca mổ.
Ca phẫu thuật thành công,
chị Giàu dần hồi phục mà vẫn
chưa một lần gặp mặt những
người đã túc trực tiếp máu
cho mình suốt ca mổ hôm ấy.
Sức khỏe phục hồi, chị
lập gia đình lần nữa và sinh
được một bé gái xinh xắn,
kháu khỉnh.
Anh trai chị Giàu là anh
Nguyễn Văn Sớt cũng có
tiền sử bệnh tim. Cuối năm
2013, bệnh viện chỉ định
mổ gấp. Ông Hụi lại chạy
đến ngân hàng máu sống
cầu cứu. Năm bạn đoàn viên
của ngân hàng tiếp tục lên
đường tiếp máu cho anh Sớt.
Khi ca mổ hoàn tất, các bạn
quay trở về địa phương làm
việc, có người vào nhà máy
làm công nhân, có người lại
ra ruộng làm nông. Khi ông
Hụi hỏi thăm những người
đã hiến máu trực tiếp giúp
hai người cháu của ông mổ
tim, các đoàn viên trả lời:
“Chuyện nhỏ thôi mà, có gì
đâu chú ơi”.
Hai anh em anh Sớt, chị
Giàu muốn báo đáp những
ân tình đó bằng chính cách
họ đã được nhận. Cả hai đều
có nguyện vọng thamgia hiến
máu cho ngân hàng máu sống
của xã Bàu Đồn khi có dịp.
Người lập ngân
hàng máu sống
Người thành lập ngân hàng
máu sống là anh Dương Quan
Lớn (sinh năm 1967), làm
phó bí thư xã đoàn từ năm
1995 đến cuối năm 2013
mới nghỉ.
Mặc dù không còn tham
gia công tác đoàn nữa nhưng
anh Lớn vẫn gắn bó với xã
đoàn, nhất là trong các hoạt
động khuyến học và hiến
máu nhân đạo.
Anh Lớn kể về lý do lập
ngân hàng máu sống của
mình: “Có một lần tôi đến
Viện Tim, chứng kiến nhiều
em bé nằm chờ mấy ngày
vẫn chưa có máu để tiếp
nên không được mổ. Hôm
đó tôi đã kêu gọi các bạn
đoàn viên trong xã đến chờ
tiếp máu cho một bệnh nhi.
Và sau đó ngân hàng máu
sống ra đời”.
Các bạn đoàn viên tham
gia ngân hàng máu ở xã là
công nhân, nông dân, dân
quân tự vệ hoặc cán bộ viên
chức. Các bạn đều có sức
khỏe tốt và nhiệt tình với
các hoạt động tình nguyện.
Bí quyết để anh Lớn kêu
gọi các bạn đoàn viên thật
đơn giản: Làm gương. Bản
thân anh Lớn đã 62 lần hiến
máu tình nguyện, trong đó
có năm lần đi tiếp máu trực
tiếp tại các ca mổ cho bệnh
nhân nghèo. Học tập anh
Lớn, nhiều bạn đoàn viên,
thanh niên trong xã cũng
đã hiến máu hàng chục lần,
cung cấp cho các bệnh viện
hàng trăm đơn vị máu. Đến
nay ngân hàng máu sống do
anh Lớn thành lập đã có 23
bạn đoàn viên, thanh niên
tham gia.
Với những cống hiến của
mình cho xã hội, anh Lớn
đã được tỉnh Tây Ninh và
Trung ương Đoàn tặng nhiều
bằng khen. Trong năm vừa
qua, anh Lớn đã hai lần ra
Hà Nội nhận bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ và của
Trung ương Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam.
s
Ngânhàngmáu
ởmột xãnghèo
Bệnhnhânnghèoởđịaphươngcầntiếpmáu, cácbạntrẻthuộcngânhàngmáu
sốngcủaxãBàuĐồn (GòDầu,TâyNinh) lậptức lênđường.
Ông Bùi Văn Hụi
(bìa trái)
và hai người cháu luôn xem anh Dương Quan Lớn
(bìa phải)
là người nhà. Ảnh: HỒNGMINH
ĐềnghịBHYTthanh
toándịchvụkhám,
tưvấndinhdưỡng
Hội thảo
Những quy định liên quan đến quyền lợi,
khám-chữa bệnh của trẻ em dưới sáu tuổi trong Dự
thảo Luật BHYT sửa đổi
do Viện Nghiên cứu lập pháp
phối hợp với Quỹ Nhi đồng LHQ tại Việt Nam tổ chức
vừa diễn ra vào ngày 3-4 tại TP.HCM.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt
Nam là nước có an ninh lương thực, kinh tế đang phát
triển, có nhiều thành tựu y tế nhưng việc tiếp cận dịch
vụ y tế của người dân còn nhiều hạn chế, trẻ em bị
suy dinh dưỡng trải đều trong cả nước. Việt Nam xếp
thứ 13/34 nước trên thế giới về gánh nặng suy dinh
dưỡng thể thấp còi.
Các chuyên gia đề xuất nhiều biện pháp phòng, chống
suy dinh dưỡng thấp còi và cấp tính. Theo đó, bà mẹ
phải được khám, tư vấn dinh dưỡng khi mang thai, trẻ
phải được bú mẹ và chăm sóc tốt trước 24 tháng. Một
trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi rất khó điều trị hay cải
thiện, do vậy phòng tránh là chính yếu. Nếu trẻ bị suy
dinh dưỡng cấp tính thì cần được điều trị theo phác
đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (huy động cộng đồng
và sàng lọc, điều trị nội trú, điều trị ngoại trú, tư vấn
nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới hai tuổi).
Ngoài ra, cần dùng sản phẩm dinh dưỡng đặc trị
trong điều trị suy dinh dưỡng cấp tính là sữa dinh
dưỡng đặc trị F-75, F-100, Rutf. Những sản phẩm này
đã giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới năm tuổi bị suy
dinh dưỡng cấp tính từ 25% xuống 5%.
Bà Tống Thị Song Hương - Vụ trưởng Vụ BHYT
Bộ Y tế và các chuyên gia đều khẳng định suy dinh
dưỡng là bệnh và lâu nay BHYT vẫn chi trả cho điều
trị suy dinh dưỡng như khám bệnh, thuốc, máu, dịch
truyền. Tuy vậy, BHYT vẫn chưa thanh toán cho dịch
vụ khám, tư vấn và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng vì bản
chất điều trị của các sản phẩm này chưa được hiểu rõ.
Theo bà Hương, chương trình mục tiêu quốc gia về
dinh dưỡng chưa triển khai các hoạt động khám, tư vấn
dinh dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính
cho trẻ dưới sáu tuổi. Do vậy bà Hương cho rằng cần
thiết bổ sung quy định quỹ BHYT thanh toán dịch vụ,
khám, tư vấn và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ.
Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc chương trìnhAlive
&Thrive (Nuôi dưỡng và Phát triển) tại Việt Nam, cho
biết thêm:
“Dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng đều có
thể được thực hiện tại trạm y tế phường/xã, bệnh viện
cấp quận/huyện và tỉnh. Đối với những trẻ suy dinh
dưỡng cấp tính có biến chứng có thể được điều trị ở
bệnh viện cấp quận/huyện và tỉnh. Sau khi xuất viện
về nhà, trẻ được điều trị tại trạm y tế”.
DUY TÍNH
Trước khi bấmhuyêt cần
biêt tình trang xương khớp
(PL)- Ngay 3-4, BS Trân Văn Năm, Pho Viên trương
Viên Y dươc hoc dân tôc TP.HCM, cho biêt nhưng
ngươi muôn đươc bâm huyêt, chỉnh nắn xương khớp
cân phai biết trươc sức khỏe chung cua minh, đặc biệt
la tình trạng xương khớp nhăm tranh nhưng hâu qua
xâu co thê xay ra. Muôn vây phai chup X-quang, đo
mât đô xương, đôi khi cả MRI đê phat hiên nhưng bât
thương vê côt sông, loang xương. “Nêu co nhưng bât
thương noi trên thi không nên bâm huyêt, chinh năn
xương khơp vi dê gây biên chưng” - BS Năm lưu y.
Theo BS Năm, ngươi bi thoai hoa đôt sông cô thương
co nguy cơ kem thêm bênh ly loang xương hoăc thoat
vi đia đêm côt sông cô năng. Nêu ngươi bâm huyêt
thưc hiên nhưng thao tac manh co thê lam bệnh nhân bị
thoat vi đĩa đêm năng hơn, gây chen ep tuy sông, dân
đên hiên tương liêt tư chi. Đôi khi con co nguy cơ gây
tổn thương vùng thần kinh phụ trách hô hâp, timmạch.
BS Năm cho biêt thêm ngươi co bênh ly tim mach
(cao huyêt ap, thiêu mau cơ tim...) nêu bi tac đông
manh trong qua trinh bâm huyêt se gây đau đôt ngôt,
thúc đẩy tinh trang nhôi mau cơ tim, có thể nguy hiểm
đến tính mạng. Vi vây muôn đươc bâm huyêt, chinh
năn xương khơp cần thiết phải được thưc hiên bởi một
thầy thuốc chuyên nghiệp.
Mơi đây, môt bênh nhân ơ Ha Nôi bi liêt tư chi, hôn
mê, ngưng thơ, ngưng tim sau khi bâm huyêt tai nha
môt thây lang.
TRẦN NGOC
Những bạn trẻ sống đẹp
Anh Trần Thiện Thanh (26 tuổi, trung đội trưởng dân
quân cơ động của xã) làmột đoàn viên rất nhiệt huyết, đã
thamgia hiếnmáu tình nguyện đến 23 lần. Kể về niềmvui
của mình, anh Thanh chia sẻ:“Bệnh nhân và mình không
quen biết nhau nhưng sau camổ tim, mình hỏi thămbiết
anh đó đãmạnh khỏe, mình vui như thấy người thân của
mình hết bệnh”.
Còn anh Nguyễn Văn Cường (23 tuổi, dân quân tự vệ
của xã), thành viên mới tham gia ngân hàng máu sống
hơn một năm nhưng cũng đã năm lần hiến máu, trong
đó cómột lần chomáu trực tiếp tại bệnh viện. Anh Cường
cho biết: “Mỗi năm cho vài đơn vị máu mình không thấy
mất mát gì nhưng lại cứu được người khác nên mình
cảm thấy rất vui”.
Nhậu cá nóc, ba người nhập viện
(PL)- 18 giờ ngày 3-4, BS Phan Ngọc Hùng, Giám đốc
BV Đa khoa An Phước (Phan Thiết), cho biết ba bệnh nhân
nhập viện cấp cứu do ngộ độc cá nóc đều đã qua cơn nguy
kịch. Tuy nhiên, hiện hai bệnh nhân bị ngộ độc nặng vẫn
cần phải theo dõi và điều trị tích cực.
Theo BS Hùng, các bệnh nhân Nguyễn Văn Ca (65 tuổi),
Nguyễn Ánh (32 tuổi) và Nguyễn Quốc Tùng (35 tuổi) đều
ngụ phường Đức Long (Phan Thiết) và là ngư dân.
Sau khi đánh bắt hải sản, trên đường vào đất liền, họ đã
chế biến khoảng năm con cá nóc dính lưới làm mồi nhậu.
Hai bệnh nhân Ánh và Tùng bị ngộ độc nặng, riêng ông Ca
đã hồi phục sức khỏe.
PHƯƠNG NAM
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook