084 - page 8

8
thứ sáu
4 - 4 - 2014
Phải xác địnhđúng loại án
Việcxácđịnhđúngquanhệphápluật
tranh chấp là loại án gì có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc áp dụng pháp
luật nội dung để giải quyết yêu cầu
của các đương sự. Tuy nhiên, thực tiễn
xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
về kinh doanh thương mại hay dân sự
không hề dễ dàng. Tòa phải dựa vào
yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để
xác định quan hệ pháp luật của tranh
chấp, đối chiếu với các quy định về
thẩm quyền của BLTTDS để xác định
yêu cầu khởi kiện của đương sự có
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa
mình hay không.
Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM
Tại hội thảo góp ý dự án Luật Tổ chức VKSND sửa đổi
do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức chiều 3-4,
một số vấn đề đã thu hút nhiều ý kiến như thẩm quyền
điều tra của VKS, bỏ phương án VKSND theo khu vực,
đề xuất danh xưng kiểm sát viên (KSV) phù hợp với kinh
nghiệm, trình độ…
Theo ông Nguyễn Triều Lưu (Trưởng phòng Kiểm tra
văn bản Sở Tư pháp TP.HCM), dự thảo luật bổ sung thêm
thẩm quyền điều tra của VKS nhưng lại chung chung là
“tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của
pháp luật khi cần thiết”. Ông Lưu nhận xét giao thêm
quyền điều tra cho VKS là phù hợp với cải cách tư pháp.
Tuy nhiên, cần xác định phạm vi cụ thể về thẩm quyền
điều tra của VKS và các cơ quan khác để đảm bảo nguyên
tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan thực
hiện quyền lực nhà nước.
“Quyền lực thì không thể tùy nghi được. Nếu tùy nghi
như trên thì VKS rất dễ lạm quyền. Bởi hiện nay quyết
định tố tụng của VKS không chịu sự điều chỉnh, kiểm sát
của bất cứ cơ quan nào hay bị khởi kiện hành chính, cùng
lắm thì chỉ bị khiếu nại đến VKS cấp trên. Do đó, mở rộng
thẩm quyền cho VKS thì cũng phải xem xét kiểm soát
thẩm quyền đó” - ông Lưu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ cách gọi KSV
sơ cấp, trung cấp, cao cấp (tương ứng với cơ quan công
tác là VKS cấp huyện, VKS cấp tỉnh, VKSND Tối cao) mà
chỉ cần gọi chung là KSV.
Theo luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM),
việc gọi “KSV sơ cấp” nghe rất phản cảm, khiến các
KSV cũng có phần ái ngại. Đồng tình, ông Nguyễn
Bé Tư (Phó Viện trưởng VKS quận Bình Thạnh) nói:
“Chẳng lẽ làm cấp quận, huyện cả đời thì mang tiếng
là sơ cấp cả đời, nghe rất vô lý”. Ông Lê Minh Trí (Phó
Viện trưởng VKS huyện Hóc Môn) cũng chia sẻ: “Hơn
20 năm đồng hành cùng nghề, bản thân tôi vẫn chỉ là
KSV sơ cấp”. Ông Trương Lâm Danh (Phó ban Pháp
chế HĐND TP.HCM) đồng cảm: “Nên có một quy chuẩn
hoặc điều kiện cụ thể để xác định như thế nào là KSV
sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Không nên mặc định cứ cấp
quận, huyện thì là sơ cấp. Như vậy là chưa phù hợp,
không công bằng”.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng không nên thành lập
VKSND khu vực. Theo các ý kiến này, trong quá trình
thực hiện chức năng của mình, phần lớn công việc của
VKS đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan
điều tra và cơ quan thi hành án. Trong khi các cơ quan
này giữ nguyên hệ thống tổ chức gắn liền với đơn vị hành
chính như hiện nay thì việc VKS thay đổi theo cấp khu
vực chẳng khác nào làm khó các cơ quan còn lại. Hơn
nữa, tổ chức VKS cấp quận, huyện về cơ bản sẽ tăng
cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thực
hiện cơ chế công tố gắn với điều tra hơn.
Ông Lê Văn Mến (Phó Viện trưởng VKSND quận 6)
nói: “Nếu thay đổi theo khu vực thì một thời gian công an,
cơ quan thi hành án cũng buộc phải thay đổi để phù hợp
với cơ cấu của VKS. Như vậy là không cần thiết”.
PHAN THƯƠNG
9-2012) đến nay, Công ty Mỹ Mỹ
không chuyển trả tiền thuê nhà nữa.
Vì vậy tháng 2-2013, vợ chồng ông
Hưng khởi kiện vụ án dân sự, yêu
cầu TAND quận 2 buộc Công ty Mỹ
Mỹ thanh toán phần tiền thuê nhà
còn thiếu, trả nhà và mất tiền cọc.
Tại tòa, phía Công ty Mỹ Mỹ
khai thuê nhà để mở phòng khám
đa khoa nhưng trong quá trình xin
giấy phép hoạt động thì bên cho
thuê không cung cấp được các tài
liệu pháp lý liên quan đến căn nhà
theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền. Công ty cho rằng hợp đồng
thuê nhà đã ký vô hiệu do căn nhà
chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, vi phạm Điều
91 Luật Nhà ở. Điều luật này quy
định nhà ở tham gia giao dịch về
mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế
chấp, cho mượn, cho ở nhờ... thì
phải có các điều kiện sau: Có giấy
chứng nhận quyền sở hữu đối với
nhà ở theo quy định của pháp luật;
không có tranh chấp
về quyền sở hữu... Từ
đó công ty phản tố
yêu cầu được hoàn
trả tiền cọc và tiền
thuê nhà.
Xử sơ thẩm hồi
tháng 9-2013, TAND quận 2 xác
định căn nhà trên có nguồn gốc do
một công ty kinh doanh nhà ký bán
cho vợ chồng ông Hưng, vốn là dạng
nhà ở hình thành trong tương lai.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà
được xác định là lúc công ty kinh
doanh giao nhà cho vợ chồng ông
Hưng. Như vậy, dù căn nhà chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhưng vẫn thỏa mãn các
điều kiện để tham gia giao dịch
nên yêu cầu phản tố của bị đơn là
không có căn cứ.
Từ đó TAND quận 2 đã chấp nhận
yêu cầu của vợ chồng ông Hưng,
chấm dứt hợp đồng thuê nhà, buộc
phía Công ty Mỹ Mỹ phải mất cọc,
phải trả nhà kèm tiền thuê nhà hơn
1,5 tỉ đồng.
Tòa nào xử?
Công ty Mỹ Mỹ kháng cáo. Tại
phiên phúc thẩm mới đây, phía
công ty vẫn cho rằng căn nhà trên
chưa có giấy tờ sở hữu thì hợp
đồng thuê nhà vô hiệu. Cạnh đó,
phía công ty còn nói trước đây
hai bên từng thỏa thuận nếu tranh
chấp sẽ nhờ trọng tài kinh tế giải
quyết. Trước khi khởi kiện, chính
vợ chồng ông Hưng từng có văn
bản nói sẽ ra trọng tài kinh tế như
thỏa thuận. Như vậy theo công ty,
đây là án kinh doanh thương mại
chứ không phải án dân sự như tòa
sơ thẩm đã xác định.
Đối đáp, phía vợ chồng ông Hưng
nói lúc đó họ không biết luật, nay
mới xác định đây là quan hệ dân
sự, không phải quan hệ kinh tế nên
không ra trọng tài kinh tế. Mặt khác,
họ cho thuê nhà để có tiền sinh
sống chứ không nhằm mục đích
kinh doanh kiếm lợi nhuận gì cả.
Tranh luận, luật sư của phía
Công ty Mỹ Mỹ nhấn mạnh về
thỏa thuận nhờ trọng tài kinh tế
giải quyết của hai bên trước đây.
Mặt khác, luật sư khẳng định hai
bên đều kinh doanh nhằm sinh
lợi nhuận. Vợ chồng ông Hưng
có nhiều nhà dùng cho thuê là có
mục đích lợi nhuận.
Đại diện VKS cũng nhận định
đây là giao dịch có mục đích lợi
nhuận nên phải xác định là án kinh
doanh thương mại chứ không phải
án dân sự. TAND quận 2 đã xử
không đúng thẩm quyền nên cần
hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án này.
Theo dự kiến, TAND TP sẽ tuyên
án vào thứ Hai (7-4) tới.
HOÀNGYẾN
TA
NDTP.HCMđangnghị
án kéo dài vụ tranh
chấp hợp đồng thuê
nhà giữa vợ chồng ông Nguyễn
Văn Hưng (ngụ huyện Củ Chi)
với Công ty Cổ phần Victoria
Healthcare Mỹ Mỹ (có trụ sở ở
quận 1) vì khá phức tạp, có tranh
cãi là án kinh doanh thương mại
hay án dân sự.
Thuê nhà giá “khủng”
Theo hồ sơ, tháng 5-2012, vợ
chồng ông Hưng ký hợp đồng cho
Công ty Mỹ Mỹ thuê một căn nhà
tại đường song hành xa lộ Hà Nội
(quận 2). Phía Công ty Mỹ Mỹ đặt
cọc trước hơn 750 triệu đồng. Giá
thỏa thuận cho thuê nhà hai năm
đầu khoảng 125 triệu đồng/tháng.
Từ năm thứ ba đến năm thứ 10 mỗi
năm trượt giá 5%. Hai bên thỏa thuận
tiền thuê nhà sẽ chuyển khoản ba
tháng một lần...
Sau khi ký hợp
đồng, hai bên giao
nhà, nhận cọc và tiền
thuê ba tháng đầu.
Từ khi thanh toán
tiền lần hai (tháng
Tranh chấp
hợpđồng
thuê nhà,
ángì?
Bị đơnnói nguyênđơnchothuênhànhằmmụcđích
kiếmlợi nhuậnnêntranhchấphợpđồngthuênhà
giữahai bên làánkinhdoanhthươngmại.
Nguyênđơn lại bảochỉ chothuê lấy tiềnsinhsống,
làándânsự...
Tiêu điểm
P
hap luat
Theođại diệnVKS, đây là
giaodịch cómục đích lợi
nhuậnnênphải xác định là
án kinhdoanh thươngmại
chứ khôngphải ándân sự.
PhảixácđịnhrõthẩmquyềnđiềutracủaVKS
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook