085 - page 13

13
thứBảy
5 - 4 - 2014
Doi song xa hoi
PHONGĐIỀN
“N
ếu như trước
đây, nỗi lo thiếu
nơi gửi trẻ diễn
ra ở các xã, bây giờ vấn đề
bức xúc, trăn trở về nhà
trẻ lại diễn ra ở các KCX-
KCN. Đã đến lúc chúng ta
phải có chương trình xây
nhà trẻ cho con công nhân
như xây ký túc xá cho sinh
viên. Nếu không sẽ để lại
một viễn cảnh về “hậu công
nghiệp” trong tương lai gần
cho công nhân như: đến tuổi
không dám lập gia đình, lập
gia đình không dám có con,
con sinh ra không được bú
mẹ đầy đủ… Chúng tôi sẽ
cố gắng giải quyết căn cơ
chứ không thể vận động,
vận động… mãi nữa”. Đây
là ý kiến của bà Nguyễn Thị
Thu Hồng, Phó Chủ tịch
LĐLĐ Việt Nam, tại hội
thảo “Vai trò của công đoàn
trong chăm lo cho con công
nhân lao động lứa tuổi nhà
trẻ, mẫu giáo”, tổ chức tại
TP.HCM, ngày 4-4.
Không có đất như
quy định để xây
nhà trẻ…
Ông Tôn Long Quốc Vinh,
đại diện Công ty TNHHViệt
Nam Samho (Củ Chi), cho
biết: Công ty hiện có 9.700
công nhân, thống kê sơ bộ
3.000 lao động có con dưới
sáu tuổi đều có nhu cầu gửi
con. Nắm bắt nhu cầu của
công nhân, năm 2010 công
ty dành 1.000 m
2
đất xây nhà
trẻ phục vụ công nhân. Tuy
nhiên, hiện công ty gặp khó
khăn do không hiểu rõ thủ tục
ban đầu (quy định 5.000 m
2
mới được thành lập trường)
nên chỉ được cấp phép thành
nhóm lớp, giới hạn nhận giữ
60-80 trẻ, trong khi năng lực
có thể nhận nhiều hơn nhưng
không được nhận thêm. “Số
còn lại công nhân phải gửi con
ở đâu? Công ty cũng không
thể lấy đâu ra 5.000m
2
để xây
trường. Hoạt động không hết
công suất không lẽ chúng tôi
phải đóng nhóm trẻ? Ngành
giáo dục cần có tính toán hỗ
trợ công ty nhận thêm con
em công nhân”.
Còn ông Huỳnh Lê Khanh,
Giám đốc nhân sự Công ty
Nissei (100%vốn Nhật Bản),
giãi bày: Công ty hiện có
4.000 công nhân làm ba ca,
trong đó 85% là nữ. Hiện có
2.300 nữ công nhân đang ở
trong nhà lưu trú do công ty
xây. Lúc đầu chúng tôi cũng
không chú ý lắm đến vấn đề
nhà trẻ nhưng qua khảo sát 300
người thì có 50% có nhu cầu
gửi con. Điều này đặt chúng
tôi vào thế không biết lấy đất
ở đâu ra? Không biết lương
giáo viên do ai trả? Hay cơ
chế 50/50 (công ty trả 50%,
Nhà nước trả 50%). “Tôi cho
rằng cơ chế phối hợp phải rõ
ràng, nếu doanh nghiệp đầu tư
hạ tầng thì Nhà nước lo phần
giáo viên và lương thì công
ty sẽ quyết tâm làm” - ông
Khanh kiến nghị.
Cần có cơ chế hỗ
trợ cho trường
ngoài công lập
Chia sẻ những băn khoăn,
bà Nguyễn Thị Minh, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh niên, Thiếu
niên và Nhi đồng của Quốc
hội, nói: Hiện nay hệ thống
trường lớpmầmnon đã khang
trang hơn nhưng không đáp
ứng được nhu cầu thực tế. Gửi
vào trường công lập chi phí
thấp vì được hỗ trợ 3-4 triệu
đồng cháu/năm, còn trường
nhóm trẻ gia đình ngoài công
lập thì chi phí cao hơn rất
nhiều. Vậy việc hỗ trợ như
vậy có đảm bảo công bằng
hay không? Số trẻ ngoài công
lập sẽ như thế nào?
Theo đó, bàMinh kiến nghị
cần tính toán để hỗ trợ cho
các doanh nghiệp tự đứng ra
xây nhà trẻ hoặc các trường
ngoài công lập, bằng cách dựa
trên số lượng trẻ đang gửi để
đảm bảo công bằng. Ngành
giáo dục cũng phải đổi mới,
sắp xếp thời gian giữ trẻ phù
hợp với thời gian làm việc
của công nhân.
s
Thiếunhà trẻ, công
nhânngại có con
Chínhquyềncầnhỗtrợđểdoanhnghiệpxâynhà trẻchoconcôngnhân.
Dịch sởi nămnay diễn biến
rất đặc biệt
“Gần 40 năm trong nghề, tôi chưa từng thấy dịch
sởi nặng nề như năm nay, diễn biến rất đặc biệt”, báo
điện tử
VNE
đã dẫn lời TS Phạm Nhật An, Phó Giám
đốc BV Nhi Trung ương, như thế trong buổi làm việc
với Bộ Y tế, Sở Y tế TP Hà Nội và một số bệnh viện
khác về vấn đề quá tải bệnh nhân nặng và khó. Theo
ông An, năm nay bệnh sởi xảy ra trùng với thời điểm
của các bệnh hô hấp do chuyển mùa đang có xu hướng
tăng nên tình trạng quá tải càng thêm trầm trọng. 
Theo thống kê của BVNhi Trung ương, trong tháng
3 có tới 345 bệnh nhi nhập viện vì bệnh sởi, nhiều nhất
là trẻ mắc viêm phế quản phổi. Theo TS An, năm nay
sởi có diễn biến rất đặc biệt, biến chứng viêm phổi rất
nặng nề. Dù đã điều trị tăng cường miễn dịch, dùng
kháng sinh ngay từ đầu nhưng tình trạng bệnh của trẻ
vẫn rất nặng. “Số trẻ bệnh nặng nhiều nên bệnh viện
rất đông. Chưa bao giờ bệnh viện lại dành riêng khoa
Lây chỉ để tiếp nhận các trẻ mắc sởi” - TS An nói.
Để giảm sự lây lan của dịch sởi, ông Mai Trọng
Khoa, Phó Cục trưởng quản lý khám, chữa bệnh Bộ
Y tế, đề nghị BV Nhi Trung ương làm tốt công tác
chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng lây truyền sởi
như phòng cúm.
CX
TP.HCM: Nhiều hoạt động
trong dịpGiỗ tổ HùngVương
Trong hai ngày 8 và 9-4 (mùng 9 và 10-3 âm lịch),
lễ Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được tổ chức tại Khu tưởng
niệm các vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn
hóa dân tộc, phường Long Bình, quận 9, TP.HCM.
Tại đây, ngoài phần nghi lễ chính diễn ra trong
sáng 9-4 còn có các chương trình biểu diễn nghệ
thuật, biểu diễn võ thuật, cờ người, hội sách, hội thi
đẩy gậy, triển lãm thư họa - trà Việt, các trò chơi dân
gian… và đặc biệt là hội trại “Tự hào nòi giống tiên
rồng lần thứ VI ”.
Khu du lịch Văn hóa Suôi Tiên cũng đồng thời tổ
chức ngày quốc giỗ này. Theo đó, sau lê dâng hương
là lễ dâng cúng 4.000 chiêc bánh chưng - bánh dày,
lê rước kiêu quôc tô Hùng Vương vi hành miên đât tứ
linh với hơn 30 đoàn dân tôc đại diên cho 54 dân tôc
anh em…Khu du lịch Văn hóa Đầm Sen cũng tổ chức
hội thi “Kết mâm hoa quả cung tiến vua Hùng”, hội
thi đua thuyền rồng và các trò chơi dân gian khác…
DẠ HƯƠNG
Tạmdừng đào tạo nghiệp vụ
sư phạm
(PL)- Ngày 4-4, Bộ GD&ĐT công bố quyết định
tạm dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp
vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp ĐH muốn trở
thành giáo viên THPT.
Theo đó, 14 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục thuộc các trường ĐH sư phạm và 66 cơ
sở thuộc các trường ĐH có khoa, ngành sư phạm sẽ tạm
dừng việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành
giáo viên THPT. Đối với các khóa bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm đã tuyển sinh trước ngày quyết định này
có hiệu lực (27-3) thì các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên tiếp tục thực hiện và cấp chứng chỉ theo quy định.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, một đại diện của
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ
GD&ĐT cho biết việc tạm dừng đào tạo nghiệp vụ sư
phạm là để thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 29, đổi
mới căn bản giáo dục và đào tạo, trong đó có cả đào tạo
nghiệp vụ sư phạm.
Vị đại diện này cho rằng trong thời gian qua có những
trường không tuân thủ quy trình đào tạo, không đảm
bảo thời gian giữa lý thuyết và thực hành, nội dung
chương trình mỗi trường một kiểu, mạnh ai nấy làm.
“Việc dừng lại là để các trường ngồi lại với nhau, cùng
thống nhất quan điểm, nội dung chương trình, cân đối
thời lượng để đưa ra một chương trình thống nhất.
Tạm dừng chứ không phải không đào tạo nữa” - vị
này nhấn mạnh.
Cũng theo vị này, chương trình hiện nay đào tạo sáu
tháng là không đảm bảo chất lượng. Phải đào tạo một
năm, trong đó sáu tháng học lý thuyết và sáu tháng
thực hành ở cơ sở.
NGỌC BẢO
Công ty chiếm 80% là nữ, đa phần chị em ai cũng có
nhu cầugửi con.Tuy nhiên, do thunhập thấp, phải gửi con
ở các nhóm trẻ gia đình nên lúc nào cũng lo lắng. Nhiều
chỗ gửi con quá nắng nóng, chiều đón con về mặt mày
nhợt nhạt nhìn mà xót lòng. Dịp này tôi mong các cấp,
ngành xem xét có cách nào hỗ trợ công nhân tăng thêm
thời gian giữ trẻ mà không tốn nhiều tiền.
Chị
TRẦN THỊ HOA
, công nhân Công ty May Minh Hoàng
Tổng thu nhập của vợ chồng tôi 8 triệu đồng/tháng,
trong đó 1,5 triệu đồng chi phí cho con đi gửi trẻ, 3 triệu
đồng dành cho các chi phí sinh hoạt trong tháng, còn lại
một ít để hỗ trợ thêmgia đình. Do không có hộ khẩu nên
phải gửi con vào trường ngoài công lập. Tôi kiến nghị các
cấp, ngành xem xét cho các gia đình công nhân gửi con
vào trường công lập để giảm chi phí, bớt lo lắng.
Chị
ĐẬU THỊ ĐỨC
, công nhân thêu thuộc Công ty LS Vina
Các gia đình
công nhân
thường gửi
con ở những
nhóm trẻ gia
đình để khi
tăng ca con họ
vẫn còn người
giữ. Ảnh:
P.ĐIỀN
Trẻ dính ngực ở Hà Nội:
Chưa thể phẫu thuật ngay
(PL)- Ngày 4-4, TS-BS Bùi Đức Hậu, Phó Trưởng khoa
Ngoại, BVNhi Trung ương (Hà Nội), cho biết cặp song sinh
Nguy Ôn QuangA. và Nguy Ôn Quang N. (ở Yên Bái) dính
nhau phần ngực chưa thể phẫu thuật ngay. Hai bé sẽ được
chăm sóc thêm một thời gian nữa để thể trạng tốt hơn, sau
đó tiến hành làm thêm các can thiệp cần thiết trước khi các
bác sĩ đưa ra quyết định tách rời.
BS Hậu cho biết hiện sức khỏe hai bé tốt, các bé ăn sữa
bình thường, không bị viêm phổi. Trước đó, kết quả chụp
CT cho thấy hai bé dính nhau lồng ngực và ức với diện tích
dính khá rộng. Tuy nhiên, hai bé có riêng gan, đường mật,
không bị dính màng timmà chỉ dính nhau phần da, cơ xương.
Đây là ca dính ngực thứ năm ở BVNhi Trung ương, trước
đó bốn ca đã được các bác sĩ phẫu thuật đã thành công, các
bé phát triển tốt.
HUY HÀ
Phát hiện loài lanmới ở
NinhThuận
(PL)- Ngày 4-4, theo thông tin từ website Sinh vật rừng
Việt Nam, tạp chí
Turczaninowia 2014
(một tạp chí uy
tín của Nga) vừa công bố thêm một loài hoa lan mới ở
Việt Nam.
Loài hoa lan mới được đặt tên lan giáng hương phong
Aerides phongii nhằm vinh danh ông Nguyễn Phong, người
đã phát hiện và thu mẫu loài hoa lan này ở Việt nam. Lan
giáng hương phong được các nhà khoa học Việt Nam và Nga
tìm thấy tại các khu rừng nguyên sinh (ở độ cao trên mực
nước biển 50-150 m) ở tỉnh Ninh Thuận.
Lan giáng hương phong có kích thước trung bình 20-30
cm, lá hình trụ tròn. Thân không phân nhánh. Rễ nhiều, màu
trắng mọc dày ở phần gốc. Hoa mọc từ lá nách (lá gần gốc
thân), hoa mọc thẳng, cứng, dài 2-5 cm. Hoa nở từ tháng 2
đến tháng 3 hằng năm.
H.VI
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook