085 - page 7

7
thứBảy
5 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Đình chỉ một công an viên
nhậu say đánh dân nhập
viện
(PL)- Sáng 4-4, nguồn tin từ UBND huyện Vĩnh
Hưng (Long An) cho biết công an huyện này đã đình
chỉ công tác một công an viên làm theo hợp đồng tại
Công an xã Thái Bình Trung (Vĩnh Hưng) vì nhậu say
hành hung ba người dân phải nhập viện. UBND huyện
cũng chỉ đạo UBND xã Thái Bình Trung và công an
huyện nhanh chóng xác minh làm rõ, xử lý trách nhiệm
của những người có liên quan.
Theo tố cáo của anh Nguyễn Đình Út, 40 tuổi (ngụ
TP Tân An), đêm 29-3, nhóm nhân công giữ vịt cho
anh Út có xảy ra cãi vã, sau đó có ba công an xã đến
bắt anh và nhóm nhân công về làm việc. Tại trụ sở công
an xã, anh Út và hai người làm thuê gồm Lê Văn Tân,
32 tuổi (Vĩnh Long), Thạch Nghiệu, 25 tuổi (Bạc Liêu)
lần lượt bị một công an viên không biết tên đang say
rượu đánh đập dã man bằng tay, dùi cui và còng số 8.
Sau đó, anh Út được vợ đến đưa đi cấp cứu tại BV
Đa khoa Vĩnh Hưng ngay trong đêm. Hai nhân công
còn lại bị nhốt đến trưa hôm sau mới được thả và cũng
phải nhập viện vì bị nhiều vết tím tái, khó thở. Đến
trưa 4-4, dù còn đau nhưng do đang phải đưa đàn vịt
lên ghe nên anh Út xuất viện, riêng em Nghiệu vẫn
còn nằm bệnh viện vì mệt mỏi, khó thở.
HOÀNG NAM
Còn tình trạng nhận nuôi
con nuôi để trục lợi
(PL)- Ngày 3-4, Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) tổ chức
hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và
hai năm thi hành Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và
hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông NguyễnVăn Bình, Cục trưởng
Cục Con nuôi, thừa nhận “vẫn có tình trạng nhận nuôi
con nuôi về lạm dụng, như bắt làm ôsin chẳng hạn”.
“Nhận thức về nuôi con nuôi của Việt Nam rất khác
so với thế giới. Ngay cả những người hiếm muộn, khi
cưu mang trẻ, họ luôn nghĩ sau này mình có người
nương tựa… Trong khi đó, người nước ngoài nhận
nuôi con nuôi hoàn toàn theo nghĩa “cho”, thấy đứa trẻ
này tội nghiệp, không có cha mẹ, sống lay lắt… thì họ
làm cha làm mẹ, cho trẻ một mái ấm gia đình” - ông
Bình nói. Cũng theo ông Bình, giải quyết vấn đề này
không nằm ở cơ chế pháp luật mà cần có thời gian để
làm thay đổi nhận thức của mọi người.
Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Con nuôi, hiện nay
Luật Nuôi con nuôi mới chỉ quy định việc chấm dứt việc
nuôi con nuôi mà chưa có quy định về việc thu hồi giấy
chứng nhận nuôi con nuôi trong trường hợp việc đăng
ký nuôi con nuôi vi phạm các quy định pháp luật. Hoặc
khi có các lý do khách quan phát sinh như cha mẹ nuôi
già yếu không thể tiếp tục nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi
không còn đủ điều kiện về kinh tế để nuôi con nuôi…
Bất cập này dẫn đến tình trạng có địa phương áp dụng
quy định chung về việc thu hồi và hủy quyết định hành
chính, có địa phương không áp dụng quy định này mà
yêu cầu tòa án giải quyết và tòa án lại bác đơn vì không
có căn cứ để chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi theo quy
định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi.
ĐỨC MINH
Rút giấy phép và giải thể
78 dự án vốn FDI
(PL)-Ngày 4-4, tin từBanQuản lýCác khu công nghiệp
tỉnh Đồng Nai cho biết từ năm 2010 đến nay, đơn vị này
đã rút giấy phép đầu tư và hoàn thành thủ tục giải thể đối
với 78 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn
đầu tư lên tới 332 triệu USD. Theo ban quản lý, điều này
nhằm làm sạch môi trường đầu tư, loại bỏ các chủ đầu tư
thiếu năng lực và dành cơ hội cho các nhà đầu tư mới.
Trong số các dự án bị rút giấy phép đầu tư thì đa phần
là của các nhà đầu tư châu Á như Hàn Quốc, Trung
Quốc…Nguyên nhân là do các nhà đầu tư này đăng ký
nhưng nhiều năm không chịu triển khai. Trong khi đó,
đối với các dự án giải thể nguyên nhân chủ yếu bởi do
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không hiệu quả.
Cũng theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai, hằng năm đơn vị này đều phối hợp với
các cơ quan chức năng địa phương tiến hành rà soát,
kiên quyết rút giấy phép các dự án của các nhà đầu tư
không đủ năng lực.
TIẾN DŨNG
Rừngbầnphònghộ
bị “xẻ thịt”
Quyđịnhchỉ chotỉa thưanhưngTràVinhchochặt trắngrừngbầnphònghộ
xungyếu.
Đốn trắng rừng
là sai
Theo ông Lê Hồng Sơn,
Phó Giám đốc Ban Quản lý
dự án rừng phòng hộTràVinh,
trong tổng số 300 ha rừng bần
tại cồn Nạng, có 70 ha rừng
được giao cho Phòng Hậu
cần-Kỹ thuật, Công an tỉnh
Trà Vinh quản lý, bảo vệ từ
năm 1993 đến nay.
“Năm 2013, Phòng Hậu
cần-Kỹ thuật, Công an tỉnh
Trà Vinh có đề xuất mô hình
HOÀNGNAM
H
iện khu vực rừng bần
phòng hộ thuộc địa
phận xã Mỹ Long
Nam, huyện Cầu Ngang
đang bị Phòng Hậu cần-Kỹ
thuật, Công an tỉnh Trà Vinh
chặt trắng dưới danh nghĩa
cải tạo rừng.
Rừng bần 20 năm
tuổi bị đốn hạ
Tại khu vực cồn Nạng (xã
Mỹ Long Nam), con rạch từ
khu vực bãi bồi ven biển đến
trạm gác đã được nạo vét, tỉa
cây để dọn đường cho ghe
vào rừng bần chở gỗ.
Đi sâu vào rừng khoảng 1
km, một lán trại tạm với gần
chục công nhân đang làm
việc. Chung quanh khu vực
này, hàng ngàn mét khối gỗ
bần nằm la liệt, có thân gỗ
đường kính gần 1 m. Đang
giữa trưa nhưng cách đó
không xa, nhóm thợ với cưa
máy đang cặm cụi hạ cây.
“Chuyện buôn bán chúng tôi
không rõ. Nghe nói rừng này
Nhà nước bán, dân sao dám
rớ tới rừng phòng hộ!” - một
thợ cưa nói.
Gần khu vực tập kết gỗ,
nhiều gốc bần to hơn vòng
tay người ôm trơ gốc. Ước
tính gần 10 ha rừng đã bị
đốn hạ.
“Hơn 20 năm nay, dân ở
ven biển sống nhờ vào rừng
bần. Ngoài việc chắn sóng,
gió bão, rừng bần còn là nơi
trú ngụ của tôm, cua, cá. Vì
vậy, dân ở đây luôn có ý thức
bảo vệ rừng, ai chặt một cây
bần tụi tôi đều báo kiểm lâm,
biên phòng. Không hiểu sao
giờ lại chặt rừng” - ông TVT,
một người dânđịaphương, nói.
thử nghiệm cải tạo rừng kém
hiệu quả để trồng lại rừngmới
và đã được Chi cục Kiểm lâm
thông qua và UBND tỉnh phê
duyệt” - ông Sơn cho biết.
Theo mô hình này, 10 ha
rừng bần sẽ bị khai thác trắng,
sau đó sẽ trồng mới 5 ha cây
đước, 5 ha còn lại làm đường
ranh lô và đê bao điều tiết
nước vì khu vực cồn Nạng đã
bị gò hóa, không phù hợp cho
cây bần phát triển. Khi bán
gỗ rừng, công an tỉnh được
chia 60%, 40% còn lại giao
cho Ban Quản lý dự án rừng
phòng hộ Trà Vinh.
Với lý do cồn bị gò hóa nên
bần bị đốn hạ, thực tế không
như vậy, bởi nhiều diện tích
bần ngập nước gần 1 m cũng
bị đốn hạ. Còn việc gò hóa
này, theo ông Sơn là “chỉ dựa
theo kinh nghiệm và quan sát
bằng mắt thường”.
Khi được hỏi việc đốn rừng
để trồng nêu trên, ông Dương
Văn Điện - Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà
Vinh ngắn gọn: “Khai thác
trắng rừng phòng hộ xung
yếu với diện tích lớn như
trên là sai”.
Theo chúng tôi, nếu không
có nghiên cứu khoa học cho
việc đốn rừng này, không bao
lâu nữa số diện tích rừng bần
ở Cầu Ngang sẽ bị xóa sổ.
s
Khi rừng trồngđạt tuổi khai thác, hằngnămđược phép
khai thác chọn nhưng không quá 20% hoặc chặt trắng
theo băng, theo đám nhỏ với diện tích dưới 1 ha đối với
rừng phòng hộ xung yếu và dưới 0,5 ha đối với rừng
phòng hộ rất xung yếu, tổng diện tích khai thác không
vượt quá 1/10 và phải trồng lại rừngngay sau vụ kế tiếp…
(Theo Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác năm 2005
của Bộ NN&PTNT)
Hàng ngàn mét khối gỗ bần đã bị đốn hạ. Ảnh: HN
Khôngkhởi tốvụhọcsinh lọt cốngtửvong
Ngày 4-4, ông Đỗ Ngọc Điệp, Chủ tịch UBND TP Phan
Thiết (Bình Thuận), đã có văn bản gửi Văn phòng UBND
tỉnh Bình Thuận và báo
Pháp Luật TP.HCM
liên quan đến
cái chết từ tháng 8-2011 của bé Nguyễn Gia Huy, học sinh
lớp 1 Trường Tiểu học Bắc Phan Thiết nhưng đến nay nhà
trường và đơn vị thi công vẫn đổ lỗi cho nhau mà báo đã
phản ánh.
Theo Công an TP Phan Thiết, lúc 15 giờ ngày 31-8-
2011, Công an TP Phan Thiết nhận được tin báo tại Trường
Tiểu học Bắc Phan Thiết xảy ra vụ chết người. Cơ quan
CSĐT đã tổ chức tiến hành điều tra tại hiện trường và
đến nhà bé Huy để khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, việc
khám nghiệm tử thi không được tiến hành vì gia đình bé
Huy không cho khám.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, trách nhiệm liên quan
trực tiếp đến vụ việc là cô Huỳnh Thị Cẩm Loan chưa làm
tròn nhiệm vụ quản lý học sinh, để học sinh rơi vào hồ nước
của trường dẫn đến chết đuối. Chịu trách nhiệm liên đới là
ban giám hiệu Trường Tiểu học Bắc Phan Thiết, hồ chứa
nước của trường là một trong những nguồn nguy hiểm đối
với trẻ em nhưng ban giám hiệu lại thiếu kiểm tra việc đảm
bảo an toàn, để xảy ra tai nạn chết người.
Tuy nhiên, do sự việc xảy ra trong điều kiện trường mới
bước vào đầu năm học, các hoạt động của trường chưa được
đồng bộ. Mặt khác, học sinh lớp 1 chưa làm quen với nề
nếp sinh hoạt của trường... nên nhà trường và giáo viên gặp
không ít khó khăn trong việc quản lý. Do đó, ngày 10-3-
2014, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết đã ra quyết
định không khởi tố vụ án hình sự đối với trách nhiệm của
cá nhân liên quan đến cái chết của bé Nguyễn Gia Huy. Cơ
quan này cũng đã chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp để kiểm
sát việc không khởi tố vụ án hình sự nhưng hiện vẫn chưa
nhận được thông báo ý kiến của VKSND TP Phan Thiết.
PHƯƠNG NAM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook