085 - page 6

6
thứbảy
5 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
VIỆT HOA
N
hiều vấn đề nóng liên
quan đến quy hoạch,
cấp giấy chứng nhận,
cấp phép xây dựng, chuyển
mục đích, tách thửa…tại quận
9 đã được đem ra phân tích tại
buổi làm việc giữa Phó Chủ
tịch UBNDTP.HCMNguyễn
Hữu Tín với UBND quận 9
về việc thực hiện Nghị quyết
16/2012 (lập, tổ chức thực hiện
và quản lý quy hoạch đô thị
trên địa bàn) của HĐND TP.
Theo báo cáo của UBND
quận 9, địa phương hiện còn
nhiều trường hợp đất nông
nghiệp do UBND xã đăng
ký theo Chỉ thị 299/1980 của
Thủ tướng và Chỉ thị 02/1992
của UBNDTPchưa được cấp
giấy.Các trườnghợpnàyngười
dân đã sử dụng ổn định, lâu
dài, không tranh chấp và phù
hợp quy hoạch nhưng do là
đất công nên không được cấp
giấy. Quận 9 đề nghị TP cho
phép cấp giấy chứng nhận cho
các trường hợp này.
Theo SởTN&MT, việc cấp
giấy chứng nhận đối với đất
có nguồn gốc trước đây do
xã, phường kê khai đăng ký
là vấn đề gây nhiều bức xúc
trong thời gian qua. Tuy nhiên,
năm 2013 TP đã có văn bản
chỉ đạo giải quyết cấp giấy
cho các trường hợp này (trong
đó huyện Củ Chi có tới 1.000
trường hợp). Theo tinh thần
chỉ đạo, đối với đất của các
tập đoàn, các doanh nghiệp
đăng ký theo Chỉ thị 299, Chỉ
thị 02 và các trường hợp lấn
chiếm, sử dụng ổn định trước
ngày 1-7-2004 thì quận, huyện
giải quyết ngay việc cấp giấy
và thu tiền sử dụng đất theo
quy định. Các trường hợp tự
ý chuyển mục đích sử dụng
đất từ đất nông nghiệp sang
đất ở trước ngày 1-7-2004
nhưng không có tranh chấp,
khiếu nại, phù hợp quy hoạch
và không thuộc các trường
hợp lấn chiếm theo quy định
tại Nghị định 84/2007 cũng
được giải quyết tương tự.
ÔngNguyễnHữuTínkhẳng
định TPđã có văn bản chỉ đạo
việc cấp giấy cho 1.000 trường
hợp ở Củ Chi như đã nêu trên,
đồng thời áp dụng cho toàn
TP, trong đó có quận 9. “Các
trường hợp này nguồn gốc
là đất công nhưng Nhà nước
không quản lý được, người
dân đã khai thác, sử dụng ổn
định trong thời gian dài, không
có tranh chấp, phù hợp quy
hoạch thì phải cấp giấy cho
dân” - ông Tín nhấnmạnh.
s
Năm2013, thiên tai gây
thiệt hại 28.000 tỉ đồng
(PL)- “Trong năm qua thiên tai đã làm 254 người
chết và 31 người mất tích. Hơn 12.000 ngôi nhà đổ sập
hoàn toàn, gần 900.000 ngôi nhà hư hỏng; 345.800 ha
lúa và hoa màu bị thiệt hại… Ước tính thiệt hại về vật
chất khoảng 28.000 tỉ đồng” - ngày 4-4, Ban Chỉ đạo
PCLBTrung ương báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác
năm 2013 và triển khai nhiệm vụ 2014 tại TPĐà Nẵng.
Trong năm 2013, Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương,
bộ, ngành bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên 2.300 tỉ đồng
và gần 25.500 tấn gạo. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng
Chính phủ Hoàng Trung Hải nêu rõ: Công tác phòng,
chống lụt bão năm 2013 vẫn còn nhiều hạn chế, như
một số xã miền núi khi mưa lũ xảy ra vẫn để người
dân đi vớt củi dẫn tới chết người; một bộ phận nhân
dân còn chủ quan; phương án phòng, chống lụt bão ở
một số nơi vẫn chưa sát thực tế…
“Trong năm 2014 các bộ, ngành, các địa phương phải
tập trung khắc phục những hạn chế được rút ra từ hội
nghị này để làm tốt hơn công tác phòng, chống thiên tai,
trên hết là phải đảm bảo tính mạng và tài sản của người
dân” - PhóThủ tướngHoàngTrungHải chỉ đạo.
LÊPHI
Quỹbảotrìđườngbộthuđược
gần 1.100 tỉ đồng
(PL)-
“Tính đến hết ngày 31-3, quỹ bảo trì đường
bộ đã thu được hơn 1.088 tỉ đồng (đạt 23,5% kế hoạch
thu cả năm 2014) do chủ các phương tiện tới nộp phí
qua 110 trạm đăng kiểm trên cả nước” - sáng 4-4, tin
từ Bộ GTVT cho biết. Nguồn thu này sẽ được chi cho
công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ
các công trình cầu, đường; khắc phục hậu quả bão lũ...
Theo Bộ GTVT, đến hết quý I-2014 tất cả địa phương
đã thành lập quỹ bảo trì đường bộ. Có 60 địa phương
đã ban hành mức thu phí xe máy; 46 địa phương đang
triển khai công tác thu phí sử dụng đường bộ theo đầu
phương tiện đối với mô tô, xe máy.
Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Hồng Trường
cho hay: Ngày 3-4, Hội đồng quản lý quỹ đã ký
văn bản gửi Thủ tướng về việc sửa đổi Nghị định
18/2012 theo hướng tập trung vào làm rõ hơn các
đối tượng được miễn thu phí bảo trì; cho phép thu
theo tháng…
L.ĐỨC - H.TUYÊN
CầnThơ: Quy hoạch hai bến
xe cũ thành công viên
(PL)- Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Hữu Lợi, Chủ
tịch HĐND TP Cần Thơ, tại cuộc giám sát trực tuyến
việc thực hiện các kiến nghị của cử tri của Thường
trực HĐND TP.
Việc di dời hai bến xe Hùng Vương và 91B (đường
Nguyễn Văn Linh) được cử tri rất quan tâm nhưng
qua nhiều kỳ họp các cơ quan nhà nước vẫn chưa làm
được. Lần này, Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ Lư
Thành Đồng khẳng định đến cuối năm nay hoặc đầu
năm 2015 sẽ di dời cả hai bến xe này về bến xe tại khu
đô thị Nam Cần Thơ. “TP đã có quy hoạch bến xe mới
với diện tích gần 4 ha, đã cắm mốc và đang trong giai
đoạn giải phóng mặt bằng. Đến cuối năm sẽ hoàn thành
để tiếp nhận hai bến xe hiện hữu” - Chủ tịch UBND
TP Lê Hùng Dũng thông tin thêm.
Ông Lợi yêu cầu Sở Xây dựng phải nhanh chóng
quy hoạch ngay hai bến xe cũ làm công viên và quảng
trường vì đây là vấn đề cử tri TP mong mỏi, tuyệt đối
không dùng đất này để xây dựng nhà cửa.
NHẪNNAM
Thả hơn 450.000 con cá
xuống kênhTàuHủ
Sáng 4-4, hơn 450.000 con cá (khoảng hai tấn) đã
được các đơn vị chức năng của TP.HCM thả xuống
kênh Tàu Hủ. Số cá được thả chủ yếu là cá chép, cá
rô đồng, cá rô phi…
TheoôngNguyễnPhướcTrung,GiámđốcSởNN&PTNT
TP, từ khi các dự án cải tạo môi trường được triển khai,
chất lượng nước ở nhiều kênh rạch ở TP biến chuyển
tốt, cá có thể sống được. Do đó, hằng năm TP có chủ
trương thả cá xuống dòng kênh. Năm 2014, hơn một
tấn cá đã được thả. “Tuy nhiên, người dân sống hai bên
các dòng kênh không nên đánh bắt, câu cá gây tổn hại
tới môi trường” - ông Trung khuyến cáo.
NB
Cấpgiấy chođất sử
dụng trước 1-7-2004
Các trườnghợp lấnchiếm, sửdụngổnđịnhtrướcngày1-7-2004 thì quận, huyện
giải quyếtngayviệccấpgiấyvà thutiềnsửdụngđất theoquyđịnh.
106.000 người sẽ phải di cư vì đập thủy điện ởMê Kông
(PL)- “Tình trạng xây đập thủy điện trên dòng chính sông
Mê Kông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến 40 triệu dân sống
trên lưu vực này. Theo tính toán, khoảng 106.000 người dân
hứng chịu tác động trực tiếp buộc phải di cư và có thể rơi
vào cảnh đói nghèo” - bàAme Trandem, Tổ chức Mạng lưới
sông ngòi quốc tế, bày tỏ lo ngại tại buổi tọa đàm “Từ Hủa
Hỉn (Thái Lan) đến TP.HCM và tương lai của dòng sông Mê
Kông” tổ chức ngày 4-4 tại TP.HCM.
Thông tin trên cũng đã được Liên minh Cứu sôngMê Kông
(đơn vị tổ chức hội thảo) gửi đến Thủ tướng bốn nước Thái
Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam nhân Hội nghị cấp cao
lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Kông tổ chức tại TP.HCM
từ ngày 2 đến 5-4.
Theo bà Ame, sông Mê Kông hiện không còn bình yên
như cách đây bốn năm, khi Hội nghị cấp cao Ủy hội sông
Mê Kông họp lần đầu tiên tại Hủa Hỉn (Thái Lan). Lý do là
đập thủy điện Xayaburi (Lào) đã được xây trên dòng chính
Mê Kông. “Chúng ta cũng không có nhiều thông tin về các
dự án thủy điện của Trung Quốc ở khu vực thượng nguồn
Mê Kông. Vậy ai sẽ giám sát các đập này vận hành như thế
nào để đảm bảo về mặt môi trường cho khu vực hạ lưu? Đã
đến lúc Ủy hội sông Mê Kông cần hành động mạnh mẽ hơn
để bảo vệ dòng sông này” - bà Ame đề cập.
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An
Giang, cho biết hồi nhỏ ông thường xuyên thấy những đàn
cá heo nước ngọt - loài cá đặc hữu của Mê Kông ở khu vực
ngã ba sông VàmNao (ngã ba sông Tiền - sông Hậu). Nhưng
tới nay thì loài cá này hoàn toàn biến mất. Là người gắn bó
lâu năm với dòng Mê Kông, ông Nhị mong muốn dòng sông
quốc tế này sớm được bảo vệ để đảm bảo hài hòa lợi ích cho
tất cả quốc gia trên lưu vực.
TRUNG THANH
Tới đây, nhiều trường hợp đất lấn chiếm, sử dụng ổn định trước ngày 1-7-2004,
phù hợp quy hoạch sẽ được xem xét cấp giấy. Ảnh: HTD
Sawaco xin tăng giá nước
(PL)- Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa gửi
văn bản kiến nghị UBNDTP.HCMchấp thuận lộ trình tăng giá
nước giai đoạn 2014-2018. Theo Sawaco, do tổng mức đầu tư
các dự án phát triển mạng lưới đường ống cấp nước khá lớn
nên cần tăng giá nước để bù đắp chi phí.
Sawaco đưa ra ba phương án như sau: Phương án 1, dùng
vốn ngân sách TPđầu tư các dự án phát triển mạng lưới đường
ống cấp 1 và cho vay không lấy lãi để đầu tư mạng lưới cấp
2. Với phương án này, giá nước bình quân là 10.663 đồng/
m
3
năm 2014 và tăng lên 13.163 đồng/m
3
vào năm 2018.
Phương án 2 là vay vốn ODA ưu đãi để đầu tư cho các dự
án phát triển mạng lưới đường ống cấp 1 và 2 với thời hạn
vay 25 năm. Với cách làm này, giá nước sẽ tăng 183 đồng/
m
3
so với phương án 1. Còn phương án 3 là vay vốn lãi suất
11,4%/năm từ các ngân hàng thương mại để thực hiện đầu tư,
khi đó giá nước sẽ tăng 1.178 đồng/m
3
so với phương án 1.
NGUYỄN NGOÃN
Lộ trình giá nước theo phương án 1 của Sawaco
2014 2015 2016 2017 2018
Giá nước
bình
quân
(đồng/
m
3
)
10.663 11.506 11.923 12.524 13.163
Sản
lượng
nước tiêu
thụ (ngàn
m
3
)
365.884 405.799 450.322 490.369 534.021
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook