085 - page 8

8
thứ bảy
5 - 4 - 2014
Tiêu điểm
P
hap luat
Cục Thi hành án (THA) dân sự TP.HCM vừa có công văn đề
nghị Chi cục THAdân sự quận Bình Thạnh dừng việc chi tiền
cho những người được THA trong vụ việc của ông Lê Minh
Hành. Theo văn bản này, do có sự không thống nhất về nội
dung giữa văn bản của TAND quận Bình Thạnh và TAND Tối
cao tại TP.HCM nên phải dừng việc THA để chờ ý kiến của
chánh án TAND Tối cao. Việc dừng THA này cũng cần thiết
để đảm bảo sự khách quan cũng như quyền lợi hợp pháp của
ông Hành, người đã gửi nhiều đơn khiếu nại quá trình THA
đến các cơ quan chức năng.
Cũng theo Cục THA TP, trước đó cơ quan này đã có văn
bản gửi chánh án TAND Tối cao nhưng chưa nhận được văn
bản trả lời.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, theo một quyết định
công nhận hòa giải thành của TAND quận Bình Thạnh thì ông
Lê Ngọc Bình phải trả cho ông Hành hơn 10 tỉ đồng (trước
đó, ông Bình thế chấp giấy hồng nhà 94 PhạmViết Chánh cho
ông Hành để vay tiền). Sau đó, Chi cục THAquận Bình Thạnh
kê biên nhà 94, thông báo cho ông Hành biết là ngoài vụ của
ông, vợ chồng ông Bình còn phải thi hành 17 bản án khác.
Để xác định nhà 94 có phải là tài sản bảo đảm cho giao dịch
vay tài sản giữa ông Bình và ông Hành hay không, Chi cục
gửi công văn hỏi TAND quận Bình Thạnh. Tòa quận phản
hồi rằng việc ông Bình giao giấy hồng cho ông Hành không
được xem là biện pháp bảo đảm thực hiện giao dịch vay tài
sản vì hai bên không tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp tài
sản bảo đảm. Từ đó THA quận đã bán đấu giá nhà được hơn
8,1 tỉ đồng để thi hành cho 18 bản án (trong đó có ông Hành)
trong khi giấy tờ nhà ông Hành vẫn giữ.
Khi giải quyết một vụ tranh chấp đất khác mà vợ chồng ông
Bình là bị đơn, ông Hành là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, TAND quận 2 đã kê biên nhà 94 để đảm bảo THA. Ông
Hành có yêu cầu độc lập là hủy quyết định kê biên nhà. TAND
TP.HCM đã chấp nhận yêu cầu của ông Hành, hủy quyết định
kê biên nhà của TAND quận 2. Sau đó, ông Hành vẫn đề nghị
TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng phải
buộc ông Bình trả nợ cho ông. TAND Tối cao đã trả lời ông
Hành bằng Công văn số 1680 ngày 23-8-2013, khẳng định
không có cơ sở kháng nghị. Tuy nhiên, công văn này cũng
xác định: “Nhà 94 là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của vợ
chồng ông Bình với ông Hành nên cơ quan THA không thể
phát mại để thực hiện nghĩa vụ khác không có đảm bảo của
vợ chồng ông Bình”. Từ đó, ông Hành cho rằng nhà 94 phải
được ưu tiên để THA cho riêng mình ông.
THANH TÙNG
Vụ“cáctòa giải thích khác nhau, thi hành án rối”
CụcTHATP.HCMđềnghị dừngchi tiền
Cựu quan chứcVinalines lại sắp
hầu tòa
(PL)- Dự kiến ngày 21-4, TAND tỉnh Khánh Hòa sẽ mở
phiên xử vụ tham ô khi sửa chữa ụ nổi 83M. Bốn bị cáo là
nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa Tàu biển
Vinalines Trần Hải Sơn (vừa bị TAND TP Hà Nội phạt tổng
cộng 22 năm tù về các tội tham ô tài sản và cố ý làm trái);
nguyên phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường của Công ty
TNHH Sửa chữa Tàu biển Vinalines Trần Văn Quang; nguyên
phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Nhà máy sửa chữa tàu biển
Hyundai Vinashin Trần Bá Hùng; nguyên giám đốc Công ty
TNHH Nguyên Ân (Nha Trang) Phạm Bá Giáp.
Theo cáo trạng, Công ty TNHH Sửa chữa Tàu biển Vinalines
là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
(Vinalines), được Vinalines giao nhiệm vụ ủy quyền ký, thanh
toán các hợp đồng sửa chữa ụ nổi 83M. Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, Sơn đã thông đồng với Quang, Hùng gửi giá, nâng
khống khối lượng vật tư thi công rồi nhờ Giáp cho mượn tư
cách pháp nhân của Công ty TNHH Nguyên Ân ký và thanh
quyết toán hai hợp đồng để tham ô hơn 3,6 tỉ đồng. Trong đó,
Sơn chiếm hưởng 2,2 tỉ đồng, Quang 857 triệu đồng, Hùng
hơn 395 triệu đồng, Giáp hơn 178 triệu đồng.
Sơn, Quang, Hùng, Giáp đã bị khởi tố, truy tố về tội tham ô
tài sản theo khoản 4 Điều 278 BLHS (khung hình phạt từ 20
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).
HOÀNG VĂN
HOÀNGYẾN
N
gày 4-4, TAND TP.HCM
đã xử phúc thẩm vụ tranh
chấp hợp đồng tư vấn pháp
luật giữa Văn phòng luật sư ĐVT
(quận 11, gọi tắt là VPLS) với ông
Lai Vĩnh K. (ngụ huyện Hóc Môn).
Bên nói có giúp,
bên bảo không
Trình bày trước tòa, phía VPLS
(nguyên đơn) nói vào tháng 7-2011,
sau khi thỏa thuận, hai bên có ký hợp
đồng tư vấn pháp luật với các nội
dung chính: VPLS sẽ bảo vệ quyền
lợi cho ông K. tại các cấp tòa trong
các phiên sơ, phúc thẩm một vụ
tranh chấp nhà tại đường Trần Bình
Trọng (quận 5) và đất tại xã Thới
Tam Thôn (Hóc Môn). Thù lao là
5% giá trị ông K. hưởng trong hai
bất động sản trên theo quyết định
của tòa. Ông K. tạm ứng trước cho
VPLS 20 triệu đồng, còn lại sẽ thanh
toán đủ khi quyết định, bản án của
tòa có hiệu lực pháp luật.
Sau đó, VPLS đã cử một luật sư
tham gia bảo vệ ông K. tại TAND
TP.HCM. VPLS có gọi điện thoại,
nhắn tin cho ông K. biết ngày đo
đạc hai bất động sản tranh chấp và
ngày hòa giải. Trong quá trình hòa
Theođại diệnVKS, hồ
sơ không có căn cứnào
chứngminh các công việc
VPLS đã làmcho ôngK.
Trái luật và đạo đức
nghề luật sư
Việc một VPLS tư vấn, bảo vệ cho cả
hai bênnguyên - bị cóquyền lợi đối lập
nhau trong cùng một vụ án là không
đúng với quy định của pháp luật và
đạo đức của nghề luật sư.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 9 Luật
Luật sư quy định nghiêm cấm luật sư
cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách
hàng có quyền lợi đối lập nhau trong
cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án
hành chính, việc dân sự, các việc khác
theo quy định của pháp luật.
Cạnh đó, Quy tắc đạo đức và ứng xử
của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
trong trường hợp có xung đột về lợi
ích cũng nhấn mạnh:“Luật sư, tổ chức
hành nghề luật sư không nhận vụ việc
của khách hàng mới có sự đối lập về
quyền lợi với khách hàng mà luật sư
đảmnhận theohợpđồngdịchvụpháp
lý đang còn hiệu lực thực hiện trong
cùngmột vụ án hoặc vụ việc khác theo
quy định của pháp luật”...
Luật sư
PHẠMMINH TÂM
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
VPLSbị tố
“bắt cá
hai tay”
giải, luật sư đều tham gia và tư vấn
pháp luật sao cho có lợi nhất cho
thân chủ...
Đếnđầunăm2012,TANDTP.HCM
đã ra quyết định công nhận hòa giải
thành giữa các đương sự. Sau đó, ông
K. né tránh việc thanh toán tiền công
cho phíaVPLS dùVPLS đã nhiều lần
nhắc. Khi thi hành án, ông K. đã nhận
được khoảng 534 lượng vàng SJC.
Theo hợp đồng, ông K. phải thanh
toán choVPLS 26 lượng vàng nhưng
VPLS khởi kiện yêu cầu ông K. chỉ
thanh toán 800 triệu đồng mà thôi.
Luật sư trực tiếp làm việc với ông
K. cũng khẳng định có tư vấn cũng
như tham gia hòa giải cùng thân chủ,
phôtô tài liệu. Do vụ án kéo dài trong
khi ôngK.muốnnhanh
kết thúcnên luật sưmới
soạn đơn cho ông đi
nộp cho tòa án... Chỉ
có buổi hòa giải cuối
cùng,bàthấykhôngcần
tham dự nên đã báo ông K. và được
ông đồng ý. Còn quyết định sau đó
của tòa thì cũng chính luật sư đi lấy...
Ngược lại, ông K. khẳng định bên
nguyên đơn nói không đúng. Sau khi
ký hợp đồng và nhận cọc, phía VPLS
đã không hề tư vấn bảo vệ quyền lợi
cho ông tại tòa cũng như trong giai
đoạn thi hành án. Trong quá trình
tòa giải quyết vụ tranh chấp, ông K.
nhiều lần yêu cầu VPLS tham gia
khi tòa triệu tập lấy lời khai, hòa giải
nhưng họ đã không tham gia. Vì vậy,
ông K. không đồng ý trả phí dịch vụ
như thỏa thuận và yêu cầu tòa cho
hủy hợp đồng tư vấn pháp luật cũng
như lấy lại tiền cọc. Ông K. còn nói
đơn xin tòa xét xử sớm do chính ông
tự đánh máy, tự ký, tự đi nộp. Bên
VPLS đã không có bất kỳ hoạt động
nào giúp ông cả.
Từng bảo vệ “đối thủ”
của thân chủ
Xử sơ thẩm hồi tháng 10-2013,
TAND huyện Hóc Môn nhận định
hợp đồng tư vấn pháp luật giữa hai
bên được ký trên tinh
thần tự nguyện, không
trái luật nêncóhiệu lực.
VPLScócử luật sưbảo
vệ quyền lợi cho ông
K. cũng như có tham
gia tố tụng giúp thân chủ trong điều
kiện tốt nhất. Cạnh đó, ông K. chưa
từng có yêu cầu chấm dứt hợp đồng
tư vấn pháp luật trong thời gian tòa
giải quyết vụ tranh chấp của mình.
Hiện vụ án của ông đã được giải quyết
xong. Vì thế, tòa cho rằng yêu cầu
của VPLS có căn cứ nên chấp nhận.
ÔngK. kháng cáo.VKScũngkháng
nghị, cho rằng tòa sơ thẩm nói VPLS
có làmviệc cho thân chủ nhưng không
đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể
nên đề nghị cấp phúc thẩm bác yêu
cầu khởi kiện của VPLS.
Tại phiên phúc thẩmhômqua, phía
VPLS nói chỉ tư vấn cho bên ông K.
bằng miệng thông qua điện thoại hay
trao đổi trực tiếp và có soạn đơn. Tuy
nhiên, phía VPLS cũng thừa nhận
không có giấy chứng nhận thamgia vụ
kiện bảo vệ cho thân chủmà tòa cấp...
Đáng chú ý, phía VPLS thừa nhận
trước khi ký hợp đồng tư vấn pháp
luật với ông K., VPLS có nhận...
bảo vệ quyền lợi cho anh ông K.
(nguyên đơn trong vụ tranh chấp
hai bất động sản với ông K.)
. Dù
vậy, VPLS vẫn cho rằng chuyện này
không có gì sai bởi sau khi anh ông
K. chết thì VPLS mới ký hợp đồng
tư vấn pháp luật với ông K.
Không đồng tình, ông K. cho rằng
luật quy định trong cùng một vụ án
thì luật sư không thể tham gia tư vấn
bảo vệ quyền lợi cho hai bên đối lập
như vậy được.
Theo đại diện VKS, hồ sơ không
có căn cứ nào chứng minh các công
việc VPLS đã làm cho ông K. nên
đề nghị tòa sửa án sơ thẩm. Dự kiến
TAND TP.HCM sẽ tuyên án vào
tuần sau.
Trướckhi kýhợpđồngtưvấnpháp luật với thân
chủ, vănphòng luật sư từngnhận... bảovệquyền
lợi chongười tranhchấpnhà, đất với thânchủ.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook