210-2016 - page 3

CHỦNHẬT 7-8-2016
3
TUẦN THỜI SỰ
Luật&Đời
Cuộcchiếngiữatrítuệvà
“hậuduệ”
Không lâu sau ngày Chính phủ mới ra mắt, dư luận
đã gay gắt phản ánh và yêu cầu làm rõ hàng loạt dấu
hiệu bất thường trong công tác cán bộ tồn tại từ nhiều
năm trước.Nổi cộmnhưvụ luân chuyển cánbộ của ông
Trịnh Xuân Thanh và con trai của nguyên Bộ trưởng
Bộ Công ThươngVũ Huy Hoàng.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ trong hai ngày
đầu tháng8, Thủ tướngNguyễnXuânPhúc yêu cầu các
bộ trưởng, thành viên Chính phủ phải nắm thật chắc
quy trình xử lý công việc của bộmình, chủ động xử lý
khi có tình huống phát sinh. Lắng nghe dư luận thì tốt
nhưng không phải chuyện gì cũng chờ dư luận nêu rồi
mới chạy theo xử lý.Muốn làm được điều đó, phải chú
trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và tuyển
dụng các vị trí trong từng cơ quan.
Thủ tướngnhấnmạnh: “Tổchứccáccuộc thi tuyển làđể
tìmngười tài chứkhông phải tìm người nhà”.
Thực trạngbố trí người nhà vào các vị trí quan trọng,
một người làm to thì con em cháu chắt cứ thế thăng tiến
vù vù không hiếm. Có những người chỉ trong vòng vài
năm đã chuyển qua nhiều vị trí công tác theo hướng
được đẩy lên, vị trí sau cao hơn vị trí trước, cơ quan
sau có bổng lộc, quyền hành hơn cơ quan trước. Điều
đó đang biến công vụ thành một thứ “tài nguyên” để
họ khai thác thủ lợi. Quyền lực có được bằng sự thăng
tiến khôngminh bạch chắc chắn sẽ góp phần tha hóa
những người đó, làmmất cơ hội phát triển và cống
hiến của người khác có lý tưởng, có thực tài. Không
chỉ thế, để bảo vệ vị trí mình có được không phải do
năng lực hay cống hiến, người ta sẽ kết bè kết nhóm
lợi ích và sinh ra thủ đoạn. Khi sự trong sáng không
còn, công vụ biến thành tư riêng, sự giám sát của bộ
máy bị vô hiệu hóa thì quan trường sẽ thànhmâm tiệc
của quan chức còn nhân dân là người lãnh đủ.
“Tìm người tài chứ không tìm người nhà”, phát
biểu của Thủ tướng mạnh mẽ, rõ ràng và khái quát
một thực trạng tồn tại từ rất lâu, ai cũng thấy. Thậm
chí người dân còn đặt thành ngữ: “Nhất hậu duệ, nhì
quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ, năm thì…mặc kệ”.
Trong cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch QH Nguyễn Thị
KimNgân và cử tri CầnThơ ngày 5-8, có ý kiến phát
biểu: “Cán bộ thế nào, dân nhìn vô biết hết”. Nhưng
biểu hiện xấu về phẩm chất, lối sống, sự thăng tiến
bất minh không thể qua mặt được người dân, nó làm
mất đi nguồn lực con người và xói lở niềm tin của
công chúng, nó thách thức sự năng động và hiệu quả
của bộ máy chính quyền.
Tuy nhiên, điều Thủ tướng nói sẽ khó có thể trở
thành hiện thực nếu thiếumột quyết tâm rà soát, làm
rõ và xử lý những trường hợp đang yên vị ở những
cái ghế quyền lực nhờ tuyển dụng, bổ nhiệm theo
“cơ chế người nhà. Nếu không thì không thể ngăn
ngừa sự tiếp diễn của nó trong tương lai. Nếu không
xử lý thì họ sẽ tạo thêm những mối quan hệ khác,
bổ nhiệm thêm những người không xứng đáng khác
theo cơ chế hậu duệ, quan hệ và tiền tệ”.
Và khi bị tấn công, những quan chức được bổ nhiệm
theo cơ chế “người nhà” sẽ phản vệ. Có sẵn quyền lực,
mối quan hệ và tiền bạc trong tay, họ sẽ mua chuộc
cấp trên và vô hiệu hóa, trù dập người đấu tranh bằng
nhiều cách. Xóa bỏ “cơ chế người nhà” không nên chỉ
được xem nhưmột phát ngôn thông thường, cần phải
nhìn thấy và xem nó làmột cuộc chiến làm lànhmạnh
bộ máy công quyền, một cuộc chiến giữa phẩm giá,
pháp quyền và những kẻ cơ hội, thủ lợi. Và, có thể có
những tổn thất nếu muốn làm đến nơi đến chốn. Tuy
nhiên, nếu không làm thì chúng ta đang quay lưng
lại với người tài. Nếu không làm thì quyết tâm của
Thủ tướng trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng:
“Người tài dù có ở bìa rừng góc núi cũng phải trân
trọng” chỉ dừng lại ở một phát ngôn.
ĐỨCHIỂN
Singapore luôn là quốc gia tiên phong trong thu
hút nhân tài phụcvụ trong lĩnhvựchànhchínhcông.
Ngay từnăm1974, đảoquốcsư tửđãápdụng thưởng
tháng lương thứ13đốivớicôngchứcnhằmcạnh tranh
vớikhuvựctư
nhân.Tiếpđó,
mứclươngcủa
đội ngũcông
chức,đặcbiệt
là lương của
cácquanchức
cấpcaođược
đánh giá và
điều chỉnh
theo cơ chế
thị trường.
Theo tờ
Strait
Times
của
Singapore,
trong năm 2015 lương của các bộ trưởng vàomức
1,1 triệu USD, gấp gần bốn lần lương của Tổng
thốngMỹ Barack Obama (hiện đang nằm ở mức
400.000 USD, theo CNN).
Những chính sách này cùng với cơ chế quan sát/
quản lý tài chínhchặt chẽđãgiúpSingaporehạnchế
được “bốn không” (không được, không thể, không
muốn và không dám tham nhũng) trong giới lãnh
đạo một cách tự giác như những gì cố Thủ tướng
LýQuangDiệumongmuốn: “Sự trảcông thỏađáng
là nhân tố quan trọng đối với chuẩnmực liêm khiết
của hàng ngũ những nhà lãnh đạo chính trị và viên
chức cao cấp”.
Đổi lại, để đạt được các vị trí cấp cao, các viên
chứcđã trải quamột khoảng thời gian tích lũykinh
nghiệm lâudài.Một viên chức trẻ sẽ phải làmviệc
mang tính kỹ thuật thuần túy trong khoảng thời
gian 10 năm trước khi có thể được đề bạt lên vị
trí thứ hai trong bộ (nhómA). NhómA có nhiệm
vụ hỗ trợ, đồng thời học tập từ các thành viên
cấp cao nhất trong bộ (nhómB) về quá trình làm
việc liên quan đến hoạch định chính sách vĩ mô.
Sau đó, những thành viên xuất sắc nhất nhómA,
sau khi được bồi dưỡng ở nước ngoài, sẽ quay về
và nắm giữ những vị trí chủ chốt trong bộ máy
chính quyền.
Trênđâychính lànhững lýdovì saoSingaporehiện
làquốcgiachâuÁduynhất lọtvàonhóm10nước thu
hút nhân tài tốt nhất thế giới, theo báo cáoTài năng
Thế giới IMD năm 2015.
Tương tự Singapore, Hàn Quốc, quốc gia hiện
đứng vị trí 31 trong báo cáo trên, cũng có những
chính sách thu hút người tài hấp dẫn và khoa học.
Biệnphápđầu tiênquyđịnh cácứngviên cóquyền
tự ứng cử hoặc được đề cử đến cả vị trí bộ trưởng
theo chính sách “Tìm người giỏi từ mọi nguồn”.
Tiếpđó, theoquy chế “Tuyển chọn côngkhai”,một
hệ thống dữ liệu về các ứng viên tiềm năng của bộ
máy nhà nước sẽ được xây dựng công khai, minh
bạch với người dân. Một biện pháp khác được áp
dụng là việc thành lậpmột hội đồng gồm hơn 100
giáo sư uy tín đánh giá kết quả hoạt động của các
bộ, ngànhnhằmđánhgiá định lượng. Bên cạnhđó,
nước này cũng thường xuyên khảo sát mức độ hài
lòng củadân chúngvề chất lượnghoạt động củabộ
máy nhà nước và từng bộ, ngành cụ thể.
HỒNGTHẠCH
Nhìnra thếgiới
Bàn tròn
GS
NGUYỄNMINHTHUYẾT
,
nguyênPhóChủ
nhiệmỦybanVănhóa,Giáodục,Thanhniên,
ThiếuniênvàNhiđồngcủaQuốchội:
Ràsoát
“ngư inhà”
để lấychỗcho
ngư itài
Khi người tài tham
gia bộ máy nhà nước
thì đất nước mới phát
triển. Nhưng thực tế
việc thi tuyển công
chức vẫn còn mang
nặng tính hình thức, dù việc này được công khai
trên báo chí. Khi một cơ quan tuyển dụng với
những tiêu chí về tuổi tác, bằng cấp, quá trình
công tác, thường họ đã nhắm sẵn những ứng
viên cụ thể rồi.
Để những người tài không còn đứng ở vòng
ngoài, tham gia thực sự vào tiến trình phát triển
đất nước, tôi cho rằng: Công tác thanh tra, kiểm
tra cần phải được tiến hành mạnh mẽ và quy
trách nhiệm cho người đứng đầu. Thủ trưởng
một cơ quan nếu không hoàn thành nhiệm vụ
thì phải bị cách chức. Khi đó người đứng đầu
mới “chịu” tuyển người tài. Nếu không có chế
tài như vậy thì người đứng đầu sẽ chỉ tuyển
“người nhà” mà thôi.
Và chắc chắn nếu công tác thanh tra, kiểm tra
không nghiêm túc, trách nhiệm người đứng đầu
không được đặt ra thì đơn vị nào cũng hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, thậm chí thua lỗ hàng ngàn tỉ
đồng mà vẫn được phong anh hùng lao động như
trường hợp của PVC.
PGS-TS
NGUYỄNNHƯPHÁT
,
nguyênViện trưởng
ViệnNhànướcvàPháp luật:
Pháp luậtvềcôngchứccần
phảiđược
thựcthitoàn
diệnhơn
Trong xã hội phong
kiến,việc“convua thì lại
làmvua”hay“mộtngười
làmquancảhọđượcnhờ”
là một thực trạng. Tuy
nhiên,việcbổnhiệm thời
kỳ phong kiến cũng ghi
nhậnLuậtHồi tị rằng:Một người khi đỗđạt cửnhân
thì được bổ nhiệm làm quan huyện và được điều đi
nơi khácđểnhậmchức.Mụcđíchcủaviệcnàynhằm
hạn chế lạm dụng và chia chác quyền lực, ngăn cản
tình trạng “người nhà” như chúng ta thấy hiện nay.
Quytrìnhvàthủtụctuyểndụngcủatahiệnnaykháchặt
chẽnhưngnhiềunghiêncứucủaViệnNhànướcvàPháp
luật chỉ ra rằngkhâuyếunhất trongđời sốngpháp luậtở
nước ta là thực thipháp luật.Quy trình, thủ tụchaypháp
luậtmuốn trở thànhhiện thựccuộc sốngnhưnódự liệu
đềuphải thôngquahànhviconngười.Vì thế,cái tâmcủa
conngườikhôngsáng thìnhững thứđúngđắnđóvẫnchỉ
làhình thức/trêngiấy.Công tác thiếtkếcácquy trìnhhay
thủ tục có chặt chẽ hoặc dân chủđếnđâu thì không thể
đođược lòngngườikhi làmcông táccánbộ.
Bởi vậy, theo tôi cái gốccủavấnđề làconđườngvà
cách thứcđi vào côngvụ của cánbộ, công chức cũng
nhưcuộcđời củaconngười trongcôngvụ.Điềuđócó
nghĩa làpháp luậtvềcôngchứccầnphảiđược thực thi
toàndiệnhơn, chặt chẽhơnvàchắcchắnkhôngchỉ vì
mục tiêungăncản tình trạng“ngườinhà” lấnátngười tài.
Trảcôngthỏađángmớicó
chuẩnmực liêmkhiếtcủaquanchức
ThủtướngSingapore LýHiểnLongkhông
dựavàothế“ngườinhà”màphảichờhộiđủ
điềukiệnrồitranhcử.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook