13
Xã hội hóa hay
kinh doanh giáo dục?
Trường chuẩn quốc gia lo phá chuẩn
vì sĩ số
(PL)- Ngày 16-1, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức
PHẠMANH
Đ
ó làquanđiểmthẳng thắn
từthamluậncủaTSPhạm
Thị Ly, GiámđốcTrung
tâm Nghiên cứu và Đánh giá
giáo dục ĐH của Trường ĐH
NguyễnTấtThành, tại hội thảo
khoa học
Góp ý các quy định
về tự chủ và quản lý nhà nước
trong dự thảo Luật Giáo dục
(sửa đổi)
sáng 16-1.
Hội thảo diễn ra tại Trường
ĐH Luật TP.HCM, thu hút
hơn 100 đại biểu là chuyên
gia giáo dục, luật sư và lãnh
đạo các trường ĐH, THPT…
Xem lại vấn đề
tự chủ tài chính
TheoTS Ly, người dân hiện
nay đang gánh chi phí giáo dục
cao. Như ở trường công thì
đang cóhai biến tướng:Những
dự tính tạo ra đặc quyền, đặc
lợi cho một nhóm nhỏ, như
trường công chất lượng cao
và các khoản lạm thu. Hai là
dạy thêm học thêm vừa tạo
gánh nặng cho phụ huynh, vừa
tạo áp lực học tập cho con trẻ
và đẩy các giáo viên vào tình
trạng bị vắt kiệt sức.
Do đó, TS Ly đánh giá cao
khi Luật Giáo dục sửa đổi lần
này đã có những điều chỉnh cơ
chế tài chính chogiáodục. Nhà
nước cần bổ sung kinh phí cho
các cơ sở dân lập, tư thục thay
vì tổ chức thêm trường công
lập nhằmgiảmgánh nặng cho
người học ở cả công và tư.
Nói về cơ chế tài chính
này, PGS-TS Nguyễn Văn
Vân, khoa Luật thương mại
(Trường ĐH Luật TP.HCM),
cho rằng cần xem xét lại vấn
đề tự chủ tài chính trong giáo
dục phổ thông. Theo TSVân,
Luật Giáo dục sửa đổi lần này
chỉ nêu tự chủ cho cơ sở giáo
dục nhưng không nêu rõ bậc
học nào (ĐH, giáo dục nghề
nghiệp, phổ thông), loại hình
trường nào, công hay tư. Nếu
chúng ta duy trì cơ chế cào
bằng trong luật sẽ rất khó áp
dụng thực tế. “Chưa kể ởViệt
Nam, lấy tự chủ tài chính làm
trọng tâmđể phát triển lên các
quyền khác về nhân sự, học
thuật… thì chúng ta đang đi
theo trục “có tiền - có quyền”
là rất thực dụng”.
Tranh cãi bỏ hay giữ
ban đại diện cha mẹ
học sinh
Tại hội thảo, các đại biểu
cũng đề cập đến vấn đề nên
haykhôngnêngiữbanđại diện
chamẹ học sinh (BĐDCMHS)
như hiện nay trong dự thảo
Luật Giáo dục.
TS Thái Thị Tuyết Dung
(Trưởng bộ môn Luật hành
chính, ĐHLuật TP.HCM) cho
rằngkhôngnênđưaquyđịnhvề
ban hành điều lệ BĐDCMHS
vào Luật Giáo dục và ban này
cũng không nên có nữa.
Theo TS Dung, để lo việc
học tập cho con cái làmối liên
hệ trực tiếp giữa nhà trường
và phụ huynh chứ không
nhất thiết phải cần bên thứ
ba là BĐDCMHS. Nếu có,
ban này phải là tự nguyện,
không nên thuộc quản lý của
Bộ GD&ĐT.
Trao đổi về vấn đề này,
đại biểu Trịnh Anh Nguyên
(Trường ĐH Luật TP.HCM)
cho rằng các trường công cần
có BĐDCMHS vì HS đông
và cần nhiều hỗ trợ từ phụ
huynh. Còn trường tư, HS
ít, nhà trường có kinh tế hơn
nên có thể bao quát hết được.
“Ngoài làm về pháp lý, tôi
cũng là phụ huynh. Tôi cũng
có mặt ở nhiều BĐDCMHS
nhưng ở đâu không chuyên
nghiệp tôi sẽ không tham gia.
Tôi thấy ban này cần được tập
huấn kỹ năng. Việc có hay
không có ban này không quan
trọng bằng nó hoạt động như
thế nào. Do đó, luật cần quy
định rõ ràng” - bàNguyên nói.
CùngvấnđềnàynhưngPGS-
TS PhanNhật Thanh (Trường
ĐH Luật TP.HCM) cho rằng
không nên bỏ BĐDCMHS
này vì giáo dục hiện nay đang
thực hiện xã hội hóa. Vai trò
của ban sẽ cùng hỗ trợ, góp
ý về chương trình, về cách
để các cháu học tốt hơn chứ
không phải lợi dụng quyền
hạn để lạm thu.
Dưới góc độ quản lý trực
tiếp, ông Nguyễn Hùng
Khương, Phó Hiệu trưởng
Trường THPTBùi Thị Xuân,
TP.HCM, lại đánh giá cao vai
trò của BĐDCMHS ở trường
và không nên bỏ điều lệ về
BĐDCMHS trong luật. Vì
nhiềuhoạt độnggiáodục thành
công là nhờ có sự phối hợp tốt
giữa phụ huynh và nhà trường
thông qua BĐDCMHS. •
Nhầm lẫn về tự chủ
Nhiều người đang nhầm lẫn tự chủ tài chính với vấn đề
tự tìm nguồn thu ở giáo dục phổ thông.
Ở bậc học từ tiểu học đến THPT bắt buộc phải từ ngân
sách nhà nước, các trường chỉ nên dừng lại phân phối, kiểm
soát nguồn thu. Không nên yêu cầu hiệu trưởng phải tự đi
kiếm nguồn thu cho trường mới là tự chủ tài chính. Như
thế Nhà nước vừa chối bỏ trách nhiệm của mình và cũng
gây hiểu lệch lạc khái niệm tự chủ và xã hội hóa giáo dục.
Vì vậy, trong luật phải quy định rõ việc này mới có thể triển
khai thực tế được.
PGS-TS
NGUYỄNVĂNVÂN
Để lo việc học tập cho
con cái làmối liên
hệ trực tiếp giữa nhà
trường và phụ huynh
chứ không nhất thiết
phải cần bên thứ ba
là ban đại diện cha
mẹ học sinh.
Hội nghị tổng kết 20 năm công tác xây dựng trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1997-2017.
Phát biểu tại hội nghị, bà Huỳnh Thị Kim Trang,
Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho biết 20 năm qua, công tác xây dựng
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của TP đã đạt
được những thành tựu quan trọng, đảm bảo chất
lượng giáo dục tốt, hiệu suất đào tạo đạt 100%, tổ
chức được nhiều hoạt động đa dạng.
Cạnh đó, quy mô mạng lưới trường lớp tiểu học
được quy hoạch ngày càng hợp lý, ổn định. Cơ sở
vật chất trường lớp được quan tâm. Tỉ lệ giáo viên
trên chuẩn, giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng
tăng. Tính đến nay TP đã có 64 trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia, trong đó tám trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ 2.
Tuy nhiên, đại diện Sở GD&ĐT cũng nhìn
nhận việc xây dựng trường chuẩn quốc gia vẫn
còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Vấn đề khó
nhất là diện tích đất tại TP có giới hạn, trong khi
đó dân số ngày một tăng khiến các trường thiếu
diện tích bình quân/học sinh (HS). Hầu hết các
trường tiểu học, đặc biệt những trường đã đạt
danh hiệu chuẩn quốc gia không đảm bảo được
số lớp (vượt quá 30 lớp), sĩ số HS trên lớp (vượt
quá 35 HS/lớp) theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn
quốc gia. Nhiều trường quy mô nhỏ, diện tích
chật hẹp nhưng cũng không thể mở rộng được
diện tích.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở
GD&ĐT TP.HCM, cho biết mặc dù khó khăn nhưng
TP sẽ vẫn cố gắng đảm bảo đủ chỗ học cho HS.
Đồng thời tập trung các điều kiện, nguồn lực để xây
dựng, duy trì một số trường đạt chuẩn quốc gia tại
các quận, huyện để nâng cao chất lượng dạy và học,
hướng tới sự phát triển toàn diện cho HS.
NGUYỄN QUYÊN
Trẻ tử vong sau tiêm vaccine là do
sốc phản vệ
(PL)- Ngày 16-1, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám
đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, cho
biết cuộc họp hội đồng chuyên môn cùng ngày đã
kết luận nguyên nhân ban đầu khiến bé gái hai tháng
tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội tử vong ngày 10-1 sau
khi tiêm vaccine ComBE FIVE là do sốc phản vệ.
“Đây là kết luận ban đầu từ hội đồng chuyên môn.
Kết luận cuối cùng dự kiến sẽ có trong vòng một
tháng nữa” - ông Cảm nói.
Trước đó, ngày 9-1, tại Trạm Y tế xã Cần Kiệm,
huyện Thạch Thất (Hà Nội) xảy ra trường hợp bé
gái hai tháng tuổi tiêm vaccine ComBE FIVE mũi
1, sau khi về nhà bé bị sốt. Cho rằng sốt là biểu hiện
bình thường của trẻ sau chích ngừa, gia đình đã cho
bé uống hai gói thuốc được trạm y tế phát. Tối cùng
ngày, bé vẫn sốt cao nên gia đình tự mua thuốc hạ
sốt về cho con. Đến khoảng 7 giờ 30 sáng 10-1, bé
gái có biểu hiện bất thường, chảy máu mũi nên được
đưa đến BV đa khoa huyện Thạch Thất để cấp cứu
nhưng không qua khỏi.
Đây là trường hợp tử vong thứ ba sau khi Bộ
Y tế triển khai tiêm vaccine ComBE FIVE trên
diện rộng.
HÀ PHƯỢNG
Đời sống xã hội -
ThứNăm17-1-2019
TS Thái Thị
Tuyết Dung
(Trưởng bộ
môn Luật
hành chính,
ĐH Luật
TP.HCM) góp
ý tại hội thảo.
Dạy thêmhọc thêm, lạm thu là hệ quả tất yếu từ việc biến tướng của “xã
hội hóa giáo dục” thành tự do kinh doanh trong giáo dục và người chịu
thiệt là dân nghèo.
Học sinh Trường Tiểu học Tân SơnNhì, quận Tân Phú
(TP.HCM), một trong những trường đạt chuẩn quốc gia
mức độ 2. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN