015-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm17-1-2019
Xin xây tặng cây cầu 7,3 tỉ
nhưng… vướng 2 hộ dân
Doanh nghiệp xin xâymới cầu 5000 trên tỉnh lộ 921 (huyện CờĐỏ,
TP CầnThơ) nhưng không thể thực hiện được do vướng hai hộ dân.
NAMGIAO
Quan điểm của Sở về mặt
kỹ thuật là ủng hộ doanh
nghiệp (DN) thực hiện xây
cầu nhưng dự án này không nằm
trong kế hoạch đầu tư trung
hạn của TP. Đây là dự án xã
hội hóa, do đó phải đảm bảo
sự đồng thuận cao giữa Nhà
nước - DN - người dân”. Trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám
đốc phụ trách Sở GTVT TP
Cần Thơ, cho biết như trên.
Xin tự nguyện xây cầu
Cụ thể, tháng 6-2018, Công
ty Cổ phần Nông nghiệp công
nghệ cao Hiếu Nhân (Công
ty Hiếu Nhân - PV, ấp Phước
Trung, xã Thạnh Phú, huyện
Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) có công
văn gửi UBNDTPCầnThơ xin
chủ trương cho phép tự đầu tư
xây mới cây cầu 5000 (tỉnh lộ
921, ấp Phước Trung). Toàn bộ
kinh phí do công ty này đầu tư
và sẽ bàn giao cho Nhà nước
quản lý sau khi hoàn thành.
Theo đại diện Công ty Hiếu
Nhân, cầu 5000 xây dựng đã
lâu, chiều cao thông thuyền
trung bình là 2,25 m, không
đảm bảo độ thông thuyền và
an toàn cho ghe thuyền qua
lại. Trong khi đó, tại khu vực
này, không chỉ có Công ty
Hiếu Nhân mà còn có nhiều
DN khác mỗi ngày nhập hàng
ngàn tấn lúa về nhà máy để chế
biến và xuất gạo ra thị trường.
Theo đó, Công ty Hiếu Nhân
tự nguyện đóng góp kinh phí
hơn 7,3 tỉ đồng để nâng cấp,
xây mới cầu 5000.
Nhận đơn đề nghị của DN,
UBNDTPCần Thơ đã chuyển
đến Sở GTVT xem xét. Do dự
án không nằm trong kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020, không có kế hoạch
cải tạo, nâng cấp nên Sở GTVT
yêu cầu DN lập phương án
thiết kế để Sở xem xét. Hồ sơ
thiết kế hoàn chỉnh và trình Sở
GTVT vào đầu tháng 8-2018.
Ngày 19-10-2018, SởGTVT
chủ trì cuộc họp với các sở, ban,
ngành và địa phương để góp ý
cho dự án. Các thành viên đại
diện dự họp đã thống nhất với
phươngánmà
DN đưa ra.
Đồng thời, Sở
GTVTcócông
văn yêu cầu
DN cam kết
các điều kiện
đầu tư như đã
thống nhất và
phải phối hợp
vớiđịaphương
tổ chức họp
dân để tổng
hợp các yêu cầu, kiến nghị của
người dân gửi về Sở. Công ty
Hiếu Nhân cũng đã làm theo
cam kết này của Sở.
Gặp khó vì 2 hộ dân
phản đối
UBND xã Thạnh Phú cũng
đồng ý để DN xây cầu nhưng
lưu ý thiết kế phải phù hợp
để tránh làm ảnh hưởng đến
người dân sống hai bên mố
cầu. Tuy nhiên, nếu cầu 5000
xây mới sẽ có khoảng 15 hộ
dân bị ảnh hưởng.
Theo đó, xã Thạnh Phú đã tổ
chức một buổi họp dân nhưng
chỉ có sáu hộ tham gia. Do đó,
Sở GTVT yêu cầu họp dân một
lần nữa để có sự đồng thuận
cao nhất, tránh khiếu nại.
Về những hộ dân bị ảnh
hưởng, UBNDhuyệnCờĐỏ đề
nghị DN hỗ trợ chi phí hỗ trợ
bồi hoàn như chi phí dời điện,
ống cấp nước, điện chiếu sáng
và phải đảm bảo có mặt bằng
sạch để xây cầu tạmmới được
tháo dỡ cầu cũ.
Tháng11-2018,
xãThạnh Phú và
DN tổ chức họp
với21hộdân.Tại
buổi họp, đa số
người dân đồng
tình thống nhất
chủ trương nâng
cấp, tuy nhiên
còn hai hộ bị
ảnh hưởng trực
tiếp từ đường
dẫn tạm không đồng thuận cho
thực hiện.
Hai hộ dân này cho hay: “Cầu
sau khi xây xong thì lượng ghe
lớn ra vào nhiều gây tiếng ồn,
làm ảnh hưởng đến đời sống
của người dân xung quanh.
Bên cạnh đó, nguy cơ làm sạt
lở đất của gia đình là rất lớn”.
UBND huyện Cờ Đỏ sau
cuộc họp này đã có công văn
gửi Sở GTVT, trong đó quan
điểm huyện đồng ý cho nâng
cấp cầu với điều kiện 100% hộ
dân phải thống nhất.
Đại diện Công ty Hiếu Nhân
cho hay: “Cái khó của chúng tôi
là biết dựa vào đâu, căn cứ nào
để thỏa thuậnvì đây là công trình
xã hội hóa, chúng tôi tự nguyện
bỏ tiền ra làm rồi bàn giao cho
Nhà nước.Vì vậy, chúng tôimới
nhờ đến chính quyền nhưngmọi
việc cứ lòng vòng thế này”.
ÔngBùiAnhKiệt,PhóChủtịch
UBND huyện Cờ Đỏ, cho hay:
“Tuyến tỉnh lộ 921 doSởGTVT
quản lí, Sở có yêu cầu phải họp
dân, tạo sự thống nhất trước khi
thực hiện. Huyện/xã đã tổ chức
họp dân, đích thân tôi cũng có
tham dự. Tại cuộc họp, cơ bản
người dân thốngnhất chủ trương
nhưng có yêu cầu bồi hoàn thỏa
đáng khi di dời. Hiện có hai hộ
phản đối nên UBND huyện có
văn bản gửi Sở GTVT, Sở vẫn
yêu cầu phải có sự đồng thuận
thống nhất của người dân mới
được thực hiện”.
Theo ông Kiệt hiện chưa
có chủ trương phê duyệt của
UBND TP có thống nhất cho
dự án được thực hiện hay không
nên huyện chờ và cũng không
làm được gì khi chưa có chủ
trương phê duyệt. “DN phát
triển thì địa phương mừng
và tạo điều kiện, ủng hộ. Tuy
nhiên, đụng đến quyền lợi của
dân thì phải thực hiện đúng quy
trình” - ông Kiệt nói.
Ông Lê Tiến Dũng cho biết
thêm: “Nếu là vốn ngân sách
TP hoặc của huyện thì lập
danh sách, phương án cưỡng
chế này kia được, còn cái này
là vốn toàn bộ của DN, đâu có
làm vậy được. Sở vẫn tiếp tục
tạo điều kiện cho địa phương
và DN vận động, thỏa thuận
với người dân. Nếu đạt được
thì báo cáo UBND TP để chấp
thuận đầu tư xây dựng, ngược
lại thì UBNDTP sẽ có văn bản
trả lời yêu cầu của DN”.•
Cầu 5000 hiện hữu có chiều cao thông thuyền trung bình 2,25m. Ảnh: NAMGIAO
Nâng cao cầu thêm 2,5 m
Công ty Hiếu Nhân đưa ra thiết kế xây mới toàn bộ cây cầu
gồm trụ bê tông, dầm thép, mặt đường trải nhựa, diện tích vẫn
trên hiện trạng cầu cũ. Duy chỉ có nâng cao độ thông thuyền
từ 2,25 m lên 4,75 m (cầu cũ dầm thép có mặt cầu trung bình
6 m, chiều cao thông thuyền trung bình là 2,25 m), tổng chi
phí hơn 7,3 tỉ đồng.
“Doanh nghiệp phát
triển thì địa phương
mừng và tạo điều kiện,
ủng hộ. Tuy nhiên,
đụng đến quyền lợi
của dân thì phải thực
hiện đúng quy trình”
- Phó Chủ tịchUBND
huyệnCờĐỏ.
Thông tinmới về
vụ chônrác thải ở
BìnhChánh
Ngày 16-1, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an
TP.HCM có văn bản thông tin kết quả xác minh việc
vận chuyển rác thải chôn lấp tại ấp 2, xã Phong Phú,
huyện Bình Chánh.
Văn bản cho hay: Ngày 22-11-2018,
Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP.HCM
phối hợp với Sở TN&MT TP.HCM, UBND huyện
Bình Chánh tiến hành kiểm tra tại khu đất thuộc
thửa đất số 1510, 1511 và 832, tờ bản đồ số 2, tổ
8, ấp 2, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Kết
quả phát hiện tại khu đất nói trên có hiện tượng
đổ thải, chôn lấp bằng vật liệu rắn (nghi là chất
thải rắn công nghiệp) phát sinh từ ngành công
nghiệp giấy.
Thửa đất số 1510 và số 832 do ông Trần Hồng
Thái đứng tên sở hữu; thửa đất số 1511 do bà
Nguyễn Thị Cẩm Sa đứng tên sở hữu.
Theo đó, ông Trần Hồng Thái và bà Nguyễn Thị
Cẩm Sa có ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Cơ
để thực hiện việc san lấp các thửa đất trên. Tuy
nhiên, do ông Cơ không có đủ năng lực và phương
tiện để thực hiện nên ông Cơ đã chuyển hợp đồng
này cho ông Vũ Anh Vũ tiến hành việc san lấp khu
đất nói trên.
Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy diện tích
được chôn lấp khoảng 5,100 m
2
; độ sâu trung
bình được chôn lấp khoảng 1,75 m. Khối lượng
chất thải dùng để chôn lấp tại khu đất này là
khoảng 3.900 tấn.
Văn bản của Phòng Cảnh sát môi trường cho hay
qua làm việc với ông Vũ Anh Vũ, ông Vũ đã thừa
nhận: Ông Nguyễn Văn Cơ có ký hợp đồng với ông
Trần Hồng Thái và bà Nguyễn Thị Cẩm Sa để thực
hiện việc san lấp khu đất thuộc tổ 8, ấp 2, xã Phong
Phú, huyện Bình Chánh rồi chuyển cho ông Vũ thực
hiện san lấp. Ông Cơ được ông Vũ trả công với số
tiền 100 triệu đồng, gọi là tiền môi giới.
Ngoài ra, ông Vũ còn khai nhận số rác thải dùng
để chôn lấp tại khu vực này được lấy tại bãi tập
kết của Công ty TNHH Kỹ thuật môi trường Bắc
Nam (Công ty Bắc Nam - PV) thuộc xã Long Thới,
huyện Nhà Bè. Tổng số chất thải mà ông Vũ tiếp
nhận và vận chuyển đổ tại khu đất xã Phong Phú,
Bình Chánh là khoảng 100 xe, khối lượng mỗi
chuyến khoảng 5 tấn. Tổng số chất thải khoảng 500
tấn nói trên được ông Vũ vận chuyển, đổ, thải và
san lấp tại một điểm duy nhất là khu đất tại tổ 8, ấp
2, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Khoảng thời
gian thực hiện chôn rác thải này từ tháng 5-2018
đến tháng 10-2018.
Phòng Cảnh sát môi trường cho biết sẽ tiếp tục
xác minh, làm rõ việc tiếp nhận và chuyển giao
chất thải của Công ty Bắc Nam cũng như điểm
chôn lấp chất thải tại Nhà Bè nghi có liên quan
đến công ty này.
Ngoài ra, Phòng Cảnh sát môi trường đã chuyển
toàn bộ hồ sơ cho Phòng CSĐT tội phạm về quản lý
kinh tế và chức vụ (Công an TP.HCM) tiếp tục điều
tra đối với ông Vũ Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức
có liên quan theo thẩm quyền.
NGUYỄN CHÂU
Đoàn kiểmtra tiến hành đào khu đất ở ấp 2, xã Phong Phú,
huyện Bình Chánh ngày 22-11. Ảnh: K.CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook