015-2019 - page 14

14
Saukhibáo
PhápLuậtTP.HCM
đăngbài
“Làm
gì với đàn heo thả rông trên đường Phạm Văn
Đồng?”
(ngày 16-1), nhiều bạn đọc đã quan
tâm bình luận bên dưới bài viết:
-
“Hằngngày tôi chạy xengangquađâyphải
bịtmũi vìmùi hôi thối bốc lên từđànheo. Người
dânởđómấynămnaysaochịuđựngnổi.Chính
quyền xử phạt mà chủ nuôi vẫn không chấp
hành là đành bó tay hay sao? Chính quyền
phải làm gì đi chứ!” -
Quân Lê
- “Chuyện có mấy con heo thả rông mà
không giải quyết được thì làm được việc
gì?” -
Nguyễn Thị Lan
-
“Hôm bữa, tôi đi trên đoạn đường này thì
gặpmột conheođứngngay giữađường. Đang
đi với vận tốc nhanh, tôi thấy xe trước thắng
gấp nên tôi thắng gấp theo. Chưa hiểu chuyện
gì thì tôi thấy con heo đang đứng ngay trước
mặt. Mấy người đằng sau cũng thắng gấp,
có người không kịp bị quẹt vào đuôi xe người
trước. Nguy hiểm quá! Theo tôi cơ quan chức
năng cần xử lý cưỡng chế, yêu cầu chủ gia
súc trên không được nuôi heo giữa phố nữa,
nếu cứ để tình trạng này sẽ gây nguy hiểm
cho người tham gia giao thông. Tôi nghĩ có
nhiều người cũng bị tình trạng giống như tôi
nhưng người ta không rảnh để đi phản ảnh
với cơ quan chức năng…”
-
Đoàn Tuấn Vũ
Bạn đọc -
ThứNăm17-1-2019
Chính quyền nói về
đàn heo thả rông
TRÚCPHƯƠNG-NGUYỄNHIỀN
T
rước tình trạng cả hàng
chục con heo được thả
rông hơn sáu nămqua trên
đường Phạm Văn Đồng mà
Pháp Luật TP.HCM
đã phản
ánh
(số báo ra ngày 16-1),
rất nhiều bạn đọc bức xúc tại
sao chính quyền địa phương
lại không xử lý dứt điểm.
Ám ảnh khi sống gần
đàn heo
Sống trong cảnh chịu đựng
mùi hôi thối hơn sáu nămnay,
anh Đ. (tổ 10, phường 13) bày
tỏ sự bức xúc về vụ việc trên
cứ kéo dài trầm kha mà chưa
có biện pháp xử lý triệt để
từ chính quyền địa phương.
Anh Đ. cho biết có nhiều
khi heo chạy vào sân của các
gia đình để ăn cây cảnh hoặc
rau củ của người dân. Các
hộ dân xung quanh phải xây
hàng rào quanh nhà, vườn
cây để tự bảo vệ tài sản của
mình nhưng vẫn thường phải
sửa chữa lại hàng rào do bị
heo ủi sập.
“Chó thả rông thì chính
quyền đến bắt, vậy sao heo
thả rông gây ô nhiễm môi
trường mà không ai xử lý?
Những ngày nắng nóng mùi
hôi thối bốc lên nồng nặc,
chúng tôi không nghỉ ngơi,
ăn uống gì được. Gia đình tôi
ở trong cảnh này muốn bán
nhà đi cũng không ai mua,
mà ở đây thì chẳng yên” - anh
Đ. bày tỏ.
Cũng theo anh Đ., vào
những lúc mưa lớn hoặc
trời tối, heo thường chạy
loạn ra đường, nhiều người
điều khiển xe máy tông phải
heo dẫn đến thương tích, hư
hỏng xe vẫn thường xảy ra.
Người đi đường phải hết sức
cẩn thận khi lưu thông trên
đoạn đường này.
Nhà nằm đối diện với gầm
cầu Rạch Lăng, nơi đàn heo
cư trú, sinh nở, chị Ê. (tổ 10,
phường 13) cho biết: “Đàn heo
này gần như được thả rông,
tự đi kiếm ăn. Heo phóng uế
khắp nơi, đặc biệt là xuống
kênh gây ô nhiễmnguồn nước,
mùi hôi rất khó chịu. Hầu hết
người dân phải đóng cửa từ
sáng tới tối. Có lần heo sinh
con rồi chết, chủ không đến
mang xác heo về, người dân
xung quanh đành cố chịu đựng
đợi đến khi nước chảy mạnh
thì đẩy xác heo ra rạch để trôi
đi. Chúng tôi rất mong chính
quyền địa phương sớm giải
quyết để không còn ngửi mùi
thối này từng ngày”.
Một trường hợp khác, chị
B., buôn bán gần chân cầu
chia sẻ: “Bán ở đây lâu ngày,
ngửi mùi hôi
thối của đàn
heo riết cũng
quen. Cũng
t hấy nh i ều
trường hợp
ngườiđiđường
vì né heo hay
tông phải heo
mà gây ra tai
nạn, cứ hai, ba
thánglạicómột
vụ. Dù chưa
có trường hợp
chết người nhưng rõ ràng việc
heo thả rông gây nhiều nguy
hiểm cho người đi đường”.
Tất cả người dân trên đều
một mực yêu cầu chúng tôi
giấu tên vì họ sợ bị chủ đàn
heo làm khó dễ.
Địa phương hứa
sẽ xử lý dứt điểm
Trao đổi với chúng tôi,
ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó
Chủ tịch UBND phường 13,
quận Bình Thạnh, cho biết:
Việc xử lý đàn heo thả rông
trên đường Phạm Văn Đồng
trước đâyUBNDphườngđã ra
quyết định xử lý vi phạmhành
chính.Hiệntại,
phường đã có
văn bản gửi
cho UBND
quận về việc
hỗ trợ chủ đàn
heo.Đồngthời,
phường sẽ tiếp
tụcmời đương
sự đến để giải
quyết.
“Quanđiểm
của phường là
nếu chủ đàn
heo tiếp tục nuôi heo làm
ảnh hưởng đến môi trường,
ảnh hưởng người dân xung
quanh thì phường sẽ tiếp tục
xử phạt theo quy định. Sắp tới,
phường sẽ giải quyết dứt điểm
tình trạng nêu trên, không để
tái diễn nữa” - ông Lĩnh nói.
ÔngLêVănQuang,PhóChủ
tịch UBND phường 11, quận
Bình Thạnh, thông tin: Trước
đây phường 11 và phường
13, quận Bình Thạnh là hai
phường chịu ảnh hưởng của
đàn heo nêu trên. Khi phường
11 phát hiện tình trạng ô nhiễm
của đàn heo làm ảnh hưởng
người dân thì phường đã mời
chủ hộ nuôi đến tiếp xúc và
có đề nghị hộ này làm rào
chắn để đàn heo không qua
địa bàn dân cư của phường
11. Sau đó, chủ nuôi đã thực
hiện rào chắn và hiện tại thì
đàn heo không qua địa bàn
của phường 11.
Trướcvụviệcnày,bàNguyễn
Thị Thanh Mỹ, Phó Giám
đốc Sở TN&MT TP.HCM,
cho biết: “Hiện chúng tôi
chưa nhận được thông tin
về tình trạng đàn heo. Với
thông tin báo phản ánh, Sở
sẽ tiếp nhận, kiểm tra. Sau
khi có thông tin chính xác,
Sở sẽ liên hệ với quận để nắm
thêm tình hình cụ thể về cách
xử lý trước đây của cơ quan
này. Đồng thời, Sở cũng sẽ
tìm hiểu từ Chi cục Bảo vệ
môi trường xem đơn vị này
có thụ lý hồ sơ vụ này chưa.
Sau khi có thông tin chính
xác, chúng tôi sẽ có hướng
xử lý tiếp theo”. •
“Có lần heo sinh con
rồi chết, chủ không
đến mang xác heo
về, người dân xung
quanh đành cố chịu
đựng đợi đến khi
nước chảy mạnh thì
đẩy xác heo ra rạch
để trôi đi” - chị Ê.
(tổ 10, phường 13)
Chính quyền phải làm gì đi chứ!
Nhiều nămphải chịu đựng cảnh sống chung với đàn heo, người dân
bức xúc tại sao chính quyền địa phương không xử lý dứt điểm.
Nhiềunămnay,đànheothảrôngtrênđườngPhạmVănĐồnggâyảnhhưởngđếncuộcsốngngườidân.
Ảnh: TRÚCPHƯƠNG
Sổ tay
Không lẽ chịu thua
đànheo!
Việc thả rông đàn heo hàng chục con mấy năm qua
ngay tại khu vực đô thị văn minh mà báo chí đã nhiều
lần lên tiếng (trong đó có báo
Pháp Luật TP.HCM
)
không thể là chuyện nhỏ. Bởi hơn sáu năm nay, những
người sống ở khu đường Phạm Văn Đồng, phường 13,
quận Bình Thạnh, TP.HCM ngày ngày phải gánh chịu
hậu quả của đàn heo ấy gây ra.
Cứ thử tưởng tượng cảnh mỗi sáng thức dậy mở cửa
ra lại hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc từ phân heo bốc
lên thì còn tâm trạng nào mà đón chào ngày mới. Chưa
kể hằng ngày họ phải nơm nớp lo sợ nhà cửa, cây cối
nhà mình bị phá phách, chịu đựng xác heo chết trôi;
người đi đường đang chạy xe phải thắng gấp vì bỗng
dưng heo xuất hiện trước mặt… Đây quả là một nỗi ám
ảnh kinh hoàng!
Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường quy định khu chăn
nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và
đáp ứng yêu cầu sau: Đảm bảo vệ sinh môi trường đối
với khu dân cư; thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn
theo quy định về quản lý chất thải; chuồng, trại phải
được vệ sinh định kỳ; đảm bảo phòng ngừa, ứng phó
dịch bệnh; xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được
quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và
vệ sinh phòng bệnh.
Trước đây, đàn heo thường qua lại giữa hai địa bàn
phường 11 và phường 13, quận Bình Thạnh. Cách xử lý
của phường 11 là yêu cầu chủ nuôi rào chắn lại để đàn
heo không qua địa bàn của mình.
Còn UBND phường 13 (quận Bình Thạnh), từ năm
2015 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với chủ đàn heo về hành vi nuôi gia súc gây
mất vệ sinh chung ở khu dân cư nhưng hộ này không
chấp hành. Hiện tại, khi báo chí phản ánh thì phường
đã có văn bản gửi cho UBND quận về việc hỗ trợ chủ
đàn heo, đồng thời phường sẽ tiếp tục mời đương sự
đến để giải quyết.
Chúng tôi cho rằng cách giải quyết của lãnh đạo các
phường như vậy là thiếu dứt khoát, thờ ơ với sức khỏe
của người dân. Lẽ ra cả hai phường phải ngồi lại bàn
phương án để giải quyết dứt điểm đàn heo. Lẽ ra sau
khi bị xử phạt hành chính mà chủ chăn nuôi không
chấp hành thì chính quyền phải cương quyết cưỡng chế
chủ hộ thi hành quyết định xử phạt hành chính theo
Nghị định 166/2013.
Đối tượng áp dụng của nghị định này là cá nhân, tổ
chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn
chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn
chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự
nguyện chấp hành.
Luật đã có và việc xử lý chỉ nằm trong tầm tay chính
quyền địa phương. Người dân có quyền được sống
trong một không gian an toàn, trong bầu không khí
trong lành. Họ đang chờ động thái tiếp theo của lãnh
đạo các cấp.
VÕ HÀ
Góc ảnh
Đốt rác thải, đốt luôn cây xanh
Trên đường
442 thuộc địa bàn
phường Tăng Nhơn
Phú A, quận 9,
TP.HCM, nhiều
người đi đường
không khỏi xót xa
cho vài cây xanh bên
lề sống dở chết dở do
bị ai đó châm lửa đốt
rác thải và đốt luôn
cả cây xanh
(ảnh).
Được biết trên
con đường này, tình
trạng đốt rác thải
hại cây xanh diễn ra
thường xuyên, vì thế
rất mong chính quyền phường phải kiên quyết chấn
chỉnh, xử lý nạn đổ rác trộm, cũng như tình trạng
đốt rác hại chết cây xanh ở đây...
ĐẶNG ĐỨC
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook