035-2019 - page 12

12
Chiều 18-2, BS Võ Tuấn Khoa, khoa Nội tiết, BV
Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết BV vừa ghi nhận
trường hợp đái tháo đường loại 2 nhờ… đôi dép kẹp.
Trước đó, bà HTS (53 tuổi, ở Trà Vinh) vào BV Nhân
dân 115 trong tình trạng bàn chân trái sưng đỏ, kẽ ngón
một và hai bàn chân chảy dịch, sốt lạnh run. Bà S. cho
biết đang phụ rửa chén đĩa cho một quán cơm, không
có tiền sử đái tháo đường trước đó.
Qua thăm khám, các bác sĩ ghi nhận bàn chân trái bà
S. sưng đỏ toàn bộ, mặt lòng ngón một chảy nhiều dịch.
Đặc biệt trên cả hai bàn chân đều có in dấu của quai
dép. Kẽ ngón một và hai chân chảy dịch cũng là vị trí
quai xỏ dép.
Các bác sĩ kết luận bà S. bị nhiễm trùng bàn chân
trái mức độ nặng và đái tháo đường loại 2 mới phát
hiện. Sau gần ba tuần điều trị tích cực, tình trạng nhiễm
trùng đã cải thiện, vết thương bắt đầu lên mô hạt và có
dấu hiệu lành.
BS Khoa cho biết đây là trường hợp tình cờ phát hiện
đái tháo đường liên quan xuất hiện biến chứng trầm
trọng của bệnh (nhiễm trùng bàn chân).
“Các yếu tố thúc đẩy bà S. bị nhiễm trùng bàn
chân bao gồm: Đường huyết rất cao khi phát hiện; bà
S. mang dép không phù hợp, gây sang chấn bàn chân.
Bên cạnh đó, bà S. làm việc trong môi trường ẩm ướt
thường xuyên, có thể có chất ăn mòn da (rửa chén đĩa
tại quán ăn)” - BS Khoa cho biết thêm.
BS Khoa khuyến cáo bệnh đái tháo đường (chủ yếu
loại 2) thường không có triệu chứng gợi ý và có thể
được phát hiện trễ khi đã có biến chứng. “Do vậy,
người 45 tuổi trở lên nên tầm soát phát hiện sớm đái
tháo đường. Đặc biệt là khi có một trong các yếu tố
nguy cơ như gia đình trực hệ có người bị đái tháo
đường, bản thân đã từng bị đái tháo đường thai kỳ, sinh
con trên 4 kg hoặc thừa cân, béo phì, tăng huyết áp…”
- BS Khoa lưu ý.
BS Khoa cho biết thêm đối với bệnh nhân đái tháo
đường, mang dép xỏ quai (còn gọi là dép kẹp) có thể
làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân. Nguyên nhân
do dép không che phủ toàn bộ mu bàn chân nên ít khả
năng bảo vệ được vùng da chân khi sang chấn.
“Ngoài ra, chỗ tiếp xúc giữa quai xỏ và kẽ ngón chân
một và hai lâu ngày có thể bị trầy và đọng nước tạo điều
kiện cho nhiễm trùng xuất hiện” - BS Khoa nói.
PV
HẢI ÂU
P
GS-TS Đào Xuân Cơ,
Trưởng khoa Hồi sức
tích cực, BVBạch Mai,
cho biết trong bốn tuần gần
đây tại khoa Hồi sức tích cực
đã tiếp nhận 6-7 trường hợp
nhiễmcúmA/H1N1 nhậpBV.
Khoảng hai tuần qua, khoa
tiếp nhận bốn trường hợpmắc
cúm mùa biến chứng nguy
hiểm, cả bốn ca đều phải áp
dụng kỹ thuật hiện đại nhất
để giành giật sự sống nhưng
một ca đã tử vong.
Khó lườngvới cúmmùa
Ngoài ra, tại BV đa khoa
tỉnh Ninh Bình, êkíp của
khoa Hồi sức tích cực, BV
Bạch Mai cũng hỗ trợ kỹ
thuật tim phổi nhân tạo cho
một trường hợp nhiễm cúm
mùa trầm trọng, sau đó mới
có thể chuyển bệnh nhân ra
Hà Nội; trong quá trình vận
chuyển, nhiều lần người bệnh
rơi vào tình trạng nguy kịch.
“Đáng lưu ý các trường
hợp mắc cúm nhập BV đều
có chung tình trạng tự điều trị
ở nhà, chủ quan với bệnh nên
dẫn đến trường hợp dương
tính với cúm A/H1N1 mà
không hay biết. Đơn cử như
một bệnh nhân nam (48 tuổi)
đang điều trị tại BV Bạch
Mai, khi gia đình bệnh nhân
có vài người mắc cúm, nên
khi mắc bệnh người này nghĩ
chỉ mắc cúm thông thường.
Do vậy, phải đến bốn ngày
Một trường hợp khác là
bệnh nhi NLC (hai tuổi), bị
sốt cao liên tục ba ngày đầu.
Bước sang ngày thứ tư, bệnh
nhi hạ sốt nên gia đình nghĩ
con đã đỡ bệnh. Tuy nhiên,
bé N. lại ngủ rất nhiều, ngủ
cả ngày không ăn uống. Ngay
sau đó, bệnh nhi được đưa
tới BV Nhi Trung ương và
được chẩn đoán viêm não sau
cúm. Nhờ được điều trị kịp
thời hiện bệnh nhi đã tỉnh và
ngồi dậy chơi được.
Khó phân biệt,
nên cẩn thận
Theo ThS-BS Đỗ Thiện
Hải, PhóTrưởng khoa Truyền
nhiễm, BV Nhi Trung ương,
thời tiết đông xuân như hiện
nay tạo điều kiện thuận lợi
để dịch cúm phát triển và lây
lan nhanh. Triệu chứng của
bệnh là sốt rất cao (39-40
độ C) kèm theo ho nhiều,
chảy nước mắt, nước mũi,
đau họng, buồn nôn, khám
họng có viêm đỏ, có thể
viêm phế quản.
Thông thường triệu chứng
viêm não là sau khi xuất hiện
các biểu hiện cúm 2-3 ngày.
Trẻ bắt đầu chậm chạp, ngủ
nhiều, có trẻ buồn nôn, nôn
khan, co giật, có trẻ lại có
một số biểu hiện của tình
trạng nhiễm trùng thần kinh
trung ương như li bì, hôn
mê, co giật.
Biến chứng viêm não sau
cúm nếu không được phát
hiện và điều trị kịp thời có
thể để lại di chứng về thần
kinh, nặng có thể gây tử
vong. Qua đây các bác sĩ
khuyến cáo hầu hết các bệnh
nhân mắc cúm nên điều trị
tại nhà, tuy nhiên phải theo
dõi một số dấu hiệu nặng
như sốt cao liên tục không
hạ, dùng thuốc hạ sốt không
đáp ứng, khó thở, không chịu
chơi… phải đưa trẻ đến BV
để tránh biến chứng.•
Hiện các chủng cúm thông
thường ở Việt Nam như H1N1,
H3N2 đều có vaccine phòng
ngừa nhưng tỉ lệ tiêm phòng
cúmở nước ta còn rất thấp, do
vậyngười dânnên tiêmvaccine
để phòng tránh cúm.
PGS-TS
ĐÀO XUÂN CƠ
Tiêu điểm
Bệnh nhi điều trị cúmtại BVNhi Trung ương. Ảnh: HẢI ÂU
sau anh mới nhập BV điều
trị. Lúc này anh đã có biến
chứng suy đa phủ tạng, rơi
vào nguy kịch. Hiện tại anh
phải sử dụng rất nhiều máy
móc hiện đại như hệ thống
tim phổi nhân tạo ECMO,
máy lọc máu liên tục, thở
máy mong giữ được tính
mạng” - BS Cơ cho hay.
Cúm mùa không chỉ diễn
biến phức tạp ở người lớn
mà còn đe dọa cả sức khỏe
của trẻ em. Theo thông tin từ
BV Trẻ em Hải Phòng, nơi
đây vừa tiếp nhận ba trường
hợp nhiễm cúmA trong cùng
một gia đình gồm một bé 16
tháng tuổi, một bé 29 tháng
tuổi và một bé 13 tuổi, ở xã
Minh Tân (huyện Kiến Thụy,
Hải Phòng). Bước đầu ba
Biến chứng viêm
não sau cúm nếu
không được phát
hiện và điều trị
kịp thời có thể
để lại di chứng về
thần kinh, nặng có
thể gây tử vong.
80% ca mắc sởi ở Đắk Lắk là người di cư
tự phát
BS Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết bệnh sởi đang diễn biến
phức tạp trên địa bàn tỉnh khi số ca mắc bệnh có dấu
hiệu tăng nhanh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của
tỉnh này.
Từ ngày 14-1 vừa qua, khi ca sởi đầu tiên được
phát hiện, đến nay toàn tỉnh ghi nhận 53 trường hợp
mắc bệnh sởi; trong đó tại TP Buôn Ma Thuột có 18
ca, huyện Ea H’leo là 12 ca, Krông Bông chín ca, Cư
M’gar tám ca, M’Đrắk ba ca và các huyện Krông Ana,
Krông Pắc, Lắk mỗi huyện một ca. Trong năm 2018
trên địa bàn tỉnh có 50 ca mắc sởi.
TX
bệnh nhi đều được xác định
là dương tính với cúmA, khả
năng là do chủng cúm mùa.
CònghinhậntạikhoaTruyền
nhiễm, BV Nhi Trung ương,
trung bình mỗi ngày có 3-15
trẻ nhiễmcúmvàoBVđiều trị.
Từ đầu năm 2019 đến nay đã
ghi nhận có ba ca biến chứng
viêm não sau mắc cúm. Nếu
không được phát hiện và
điều trị kịp thời có thể để lại
di chứng về thần kinh, nặng
có thể gây tử vong.
Tại phòng bệnh nhi mắc
cúm nặng, chị Nguyễn Thu
Hậu (huyện Thanh Oai, Hà
Nội) đang chăm sóc cho
con trai mới bảy tháng tuổi
bị cúm mùa chia sẻ con trai
chị nằm BV điều trị đến nay
đã là ngày thứ năm.
Đời sống xã hội -
ThứBa19-2-2019
Bất thường cúmmùa sau Tết
Ghi nhận tại
một số bệnh
viện lớn cả
khu vực phía
Bắc lẫn phía
Nam, tình
hình dịch
cúmđang
diễn biến khá
phức tạp.
Quảng cáo
THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
NgânhàngDeutscheBankAG–HoChiMinhCity Branch
trântrọngthôngbáoNgânhàngđãnhậnđượcQuyếtđịnh
số223/QĐ-NHNNngày 01/02/2019 củaNgânhàngNhà nướcViệt Nam
về việc sửa đổi Giấy phép hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài
của Ngân hàng Deutsche Bank AG – HoChiMinh City Branch (
“Quyết
Định Số 223”
)
Theo Quyết Định Số 223, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung Điều III –
Giấy phép hoạt động của Ngân hàng Deutsche Bank AG – HoChiMinh
CityBranchvớihoạtđộng
“Thamgiađấuthầu,mua,bántínphiếuKho
bạc, công cụ chuyểnnhượng, trái phiếu chínhphủ, tínphiếuNgân
hàng nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ”.
Quyết Định Số 223 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Ngân hàng Deutsche Bank AG – HoChiMinh City Branch
Phòng 1001, Tầng 10, Tòa nhà Deutsches Haus Ho Chi Minh City
33 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84 28 6299 9000 - Fax: +84 28 3822 2760
Phát hiệnbị đái tháođườngnhờ…dépkẹp
Hai chân bà S. in dấu quai dép. (Ảnh do BV cung cấp)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook