035-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa19-2-2019
MINHVƯƠNG-MINHCHUNG
N
gày 18-2, sau nhiều ngày nghị
án, TAND quận 1, TP.HCM
đã tuyên án vụ tranh chấp tác
quyền bộ truyện tranh
Thần đồng
đất Việt
giữa nguyên đơn là ông Lê
Phong Linh (họa sĩ Lê Linh) với bị
đơn là Công ty TNHH TMDV Kỹ
thuật và Phát triển tin học Phan Thị
(Công ty Phan Thị) và bà Phan Thị
Mỹ Hạnh (giám đốc công ty này).
Buộc bị đơn xin lỗi
nguyên đơn công khai
trên báo
Ông Linh khởi kiện cả Công ty
Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh
với yêu cầu tòa công nhận ông là tác
giả duy nhất của bộ truyện tranh
Thần
đồng đất Việt,
là “cha đẻ” sáng tạo ra
bốn hình tượng nhân vật Trạng Tý,
Sửu “ẹo”, Dần “béo”, Cả “mẹo” - là
các nhân vật trung tâm của bộ truyện
này. Đồng thời, ông yêu cầu Công
Ty PhanThị và bà Hạnh không được
tiếp tục sáng tác ra các biến thể từ
bốn hình tượng nhân vật này, yêu
cầu xin lỗi công khai trên một số cơ
quan báo chí.
Sau thời gian dài xét xử, HĐXX
cho rằng tác giả là người trực tiếp
sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ
tác phẩm. Bị đơn trình bày là đã
“cầm tay chỉ cho ông Linh vẽ” do
mình vẽ không đẹp các hình tượng
có sẵn trong đầu. Tuy nhiên, để
được pháp luật bảo hộ quyền tác
giả thì tác phẩm phải được sáng
tạo, thể hiện dưới một hình thức
nhất định và ngoài ông Linh ra thì
không có ai tham gia sáng tạo bốn
hình tượng nhân vật này. Từ đó,
tòa cho rằng có căn cứ công nhận
ông Linh là tác giả của
Thần đồng
đất Việt,
bà Hạnh không phải là
đồng tác giả.
Trong hồ sơ vụ án có văn bản ngày
29-3-2002 gửi Cục Bản quyền tác
giả xác nhận ông Linh và bà Hạnh
được Công ty Phan Thị giao nhiệm
vụ thực hiện tác phẩm với bản vẽ
bốn hình tượng nhân vật Trạng Tý,
Sửu “ẹo”, Dần “béo”, Cả “mẹo” để
in trên bộ truyện tranh
Thần đồng
đất Việt.
Về nội dung văn bản này, HĐXX
cho rằng đây là sự tự nguyện của các
bên nên được tôn trọng và không
làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của
các bên và nội dung cũng không
xác định ông Lê Linh và bà Hạnh là
đồng tác giả. Ngoài ra, quyền đứng
tên tác phẩm của tác giả là quyền
nhân thân vốn không thể chuyển
giao, vì vậy dù ông Linh có đồng
ý chuyển giao hay không thì việc
chuyển giao này cũng là vô hiệu.
Từ những lập luận, phân tích trên,
HĐXX đã tuyên bản quyền tác giả
của bộ truyện tranh này thuộc về ông
Lê Linh. Đồng thời, tòa chấp nhận
một phần yêu cầu của nguyên đơn
buộc bị đơn phải bồi thường chi phí
luật sư cho nguyên đơn với số tiền
là 15 triệu đồng và xin lỗi công khai
nguyên đơn trên các báo
Tuổi Trẻ,
Thanh Niên
trong ba kỳ liên tiếp.
Lý lẽ, lập luận
của hai bên
Trước đó, tại tòa, các bên lần lượt
đưa ra những bằng chứng để chứng
minh mình chính là người đã “dựng
nên” hình tượng nhân vật của
Thần
đồng đất Việt.
Họa sĩ Lê Linh đưa ra những bức
họa hình vẽ sơ phác hình ảnh nhân
vật trong những ngày đầu khi bộ
truyện tranh đang dần hoàn thiện
cả về hình ảnh lẫn nội dung. Ông
Linh cho rằng mình là người đã trực
tiếp sáng tạo ra bốn hình tượng nhân
vật, đồng thời xây dựng ý tưởng,
lên kịch bản cho truyện. Ông đã
phải nghiên cứu nhiều tư liệu để
tạo ra được sản phẩm ưng ý. Còn
bà Hạnh là người làm công tác tổ
chức, không tham gia bất cứ công
Họa sĩ Lê Linh thắng kiện
vụ
Thần đồng đất Việt
TAND quận 1, TP.HCMcông nhận họa sĩ Lê Linh là tác giả của bộ truyện tranh nổi tiếng
Thần đồng đất Việt.
Đại diện bị đơn - luật sưNguyễn VânNam
(trái)
và họa sĩ Lê Linh đang nghe tòa tuyên án ngày 18-2. Ảnh: VƯƠNGCHUNG
đoạn nào trong sáng tác nên không
phải là tác giả.
Đại diện phía bị đơn, luật sư
Nguyễn Vân Nam cho rằng chính
bà Hạnh mới là tác giả của bốn
hình tượng nhân vật này, ông Linh
chỉ là người vẽ lại ý tưởng của bà
Hạnh. Theo đó, bà Hạnh đã từ lâu
muốn tạo ra một bộ truyện dành
cho thiếu niên, nhi đồng trên cơ sở
xây dựng các điển cũ tích xưa của
những nhân vật lưu danh, dân gian
truyền tụng… thành một bộ truyện
tranh với những hình tượng nêu trên.
Theo ông Nam, bà Hạnh không
phải là họa sĩ nên để thực hiện ý
tưởng này bà cần một họa sĩ giỏi vẽ,
vẽ đẹp và ông Lê Linh chính là lựa
chọn của bà. Thỏa thuận đồng tình
của đôi bên đi đến hợp tác bằng một
bản hợp đồng làm việc, theo đó ông
Linh sẽ vẽ minh họa với mức lương
1,5 triệu đồng/tháng, thực hiện theo
chỉ đạocủabàHạnh.Chính làbàHạnh
đã “cầm tay chỉ cho ông Linh vẽ”;
ngoài ông Linh, bà Hạnh còn thuê
thêm một nhóm nữa để thực hiện...
Kết thúc phiên tòa, đại diện bị
đơn khẳng định sẽ kháng cáo bản
án sơ thẩm.•
Quyền đứng tên tác
phẩm của tác giả là
quyền nhân thân vốn
không thể chuyển giao,
vì vậy dù ông Linh có
đồng ý chuyển giao hay
không thì việc chuyển
giao này cũng là vô hiệu.
Quan điểm của VKS khá sát với
tuyên án của tòa
Trước đó, phát biểu quan điểm về vụ kiện, đại diện VKS đề nghị
công nhận họa sĩ Lê Linh là tác giả của bộ truyện tranh
Thần đồng
đất Việt.
Theo VKS, Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả phát sinh từ khi
tác phẩmđược hình thành, sáng tạo, không phân biệt nội dung đã được
công bố hay chưa công bố, đăng ký hay chưa đăng ký. VKS phân tích suốt
thời gian dài trên bìa sách thể hiện tên tác giả là Lê Linh và phía bị đơn
vẫn không có động thái nào nhằm khẳng định quyền tác giả của mình
và phản đối ông Lê Linh không phải là tác giả. Bị đơn nói là “bà Hạnh đã
cầm tay chỉ cho ông Linh vẽ” nhưng lại không có tài liệu, chứng cứ nào
chứng minh điều này…
Khi CSGT vừa mới xử phạt xong một gia đình đã trải chiếu
ngồi ăn trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hôm 6-2 (mùng 2 Tết
Kỷ Hợi) thì lại có thêm hai vụ ngồi ăn tương tự trên chính tuyến
cao tốc này được tung lên mạng xã hội.
Điều đáng lưu ý là hai trong số ba vụ vi phạm này có một vụ
được người trong nhóm tự quay và phát trực tiếp (live stream)
trên Facebook, một vụ cũng do một người trong nhóm tự chụp
rồi post lên Facebook.
Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) nghiêm cấm hành vi vi
phạm quy tắc GTĐB hay những hành vi khác gây nguy hiểm cho
người và xe tham gia giao thông. Đặc biệt là đối với đường cao
tốc, khi các xe luôn di chuyển với tốc độ cao, có thể dao động
100-120 km/giờ thì mức độ nguy hiểm cho chính những người
vi phạm và cho rất nhiều người khác càng tăng gấp nhiều lần.
Theo đó, các hành vi sai trái như thế lại càng là sự tối kỵ.
Ấy thế, thay vì thấy quá bậy để ngay từ đầu không đỗ xe, không
bày ra chuyện ăn nhậu trên đường cao tốc hoặc nếu lỡ dại thì nên
xấu hổ imđi và chấp nhận bị xử phạt thì những nhómngười nói
trên đã làmngược lại. Họ thấy thích vì nhiều lẽ và đã chủ động
khoe với cư dânmạng về hành vi như thể là đang chờ chết tập thể
hay muốn lấy mạng người khác rất bất bình thường này (!).
Theo thông tin từ Cục CSGT, cơ quan có thẩm quyền đã xử
phạt tài xế của vụ vi phạm hôm 6-2 lỗi vi phạm liên quan đến
việc dừng, đỗ xe trên đường cao tốc 5,5 triệu đồng, đồng thời
tước giấy phép lái xe trong hai tháng (theo điểm c khoản 7 và
điểm b khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016).
Không quá khó để mọi người không nhận ra ngay trong các
vụ việc vi phạm nêu trên có đến hai hành vi sai phạm không
được phép làm trên đường cao tốc theo quy định đã nêu của
Luật GTĐB. Đó là dừng, đỗ xe không đúng quy định và tổ chức
ăn nhậu. Vậy sao CSGT chỉ xử phạt tài xế về lỗi thứ nhất mà
không đả động gì đến những người tham gia ăn nhậu (trong đó
có tài xế) về lỗi thứ hai?
Thì ra Nghị định 46/2016 đã chưa quy định đủ việc chế tài
đối với nhiều hành vi bị Luật GTĐB nghiêm cấm thực hiện trên
đường cao tốc. Theo phương pháp liệt kê, nghị định này xác định
nhiều hành vi bị xem là vi phạm về việc sử dụng đường bộ kèm
theo mức xử phạt tương thích. Có điều là trong số các hành vi
được nêu cụ thể không có hành vi sử dụng đường cao tốc trái
quy định để thực hiện các hoạt động riêng của cá nhân tựa như
ở các vụ ăn nhậu đang lần lượt xảy ra.
Vì không có quy định nên dù dư luận “ngứa mắt”, “ném đá”
bằng nhiều lời lẽ nặng nề nhất mà người viết không tiện nhắc
lại thì CSGT cũng không thể xử phạt hành vi ăn nhậu trên đường
cao tốc của những nhóm người trên.
Được biết người lái xe vụ vi phạm hôm 6-2 đã tỏ ra ân hận và
nói vì hôm đó sướng quá nên lú lẫn, đãng trí…Riêng hai người
lái xe của hai vụ còn lại và cả những người cùng tham gia ăn
nhậu thì chưa lên tiếng về hành vi phản cảm, xin lỗi nói thẳng ra
là cực kỳ ngu ngốc.
Có thể trước đây vì các cơ quan chức năng không lường hết
được, không thể hình dung là có những người lại làm những trò
dại như thế trên đường cao tốc nên Nghị định 46/2016 đã không
ban hành đủ quy định điều chỉnh.
Nay cách khắc phục sẽ là Cục CSGT, Bộ Công an sớm tập hợp,
nghiên cứu để đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy
định chế tài mới cho phù hợp với đòi hỏi mới của thực tiễn. Có
như thế thì những tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc mới
được kịp thời ngăn chặn, giảm thiểu.
NGUYÊN THY
Khôngphạt nhómtụ tậpănnhậu trên cao tốc, vì sao?
Góc nhìn
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook