035-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa19-2-2019
Bạn đọc nói về
những chuyến tàu
cao điểm Tết
“Tôi đi tàu hômmùng 7Tết, lịch
trình tàu không đỗ ga Biên Hòa
nên gọi xe lên Sài Gòn đón. Sau
đó, nhân viênbáo lại sẽđỗga Biên
Hòa, tôi lại gọi xe chạy về BiênHòa
nhưng cuối cùng tàu lại không đỗ
ga Biên Hòa mà đỗ ở Sài Gòn. Tôi
thấy phương tiện này không có
gì thay đổi mà có chiều hướng đi
xuống.” -
bạn đọc tên Tựu.
“Kínhgửi đườngsắt! 23nămnay
tôimớiđitàu,tôimuavékhứhồiSài
Gòn - Ninh Bình, chuyến ra thì đỡ,
chuyến vào thì ngồi ghế phụ. Chị
trưởng toa toàn cho khách không
cóvéđượcđi lên tàu. Đaphầnphía
ngoài hành lang đi lại quá tải. Đã
thế lâu lâu lại có nhân viên đẩy xe
bán hàng qua lại. Tàu chạy thì ồn,
toilet thì hôi. Tóm lại chẳng chấm
được điểmgì”-
bạnđọc tênThanh.
“Nói chung làcầnphải thaymáu
ngành đường sắt ngay và luôn thì
mớimongpháttriểnđượcloạihình
phương tiện giao thông này. Quá
tệ, quá lạc hậu, từ cơ sở vật chất
đến tư duy con người” -
bạn đọc
Netlangthang.
+ Bên cạnh việc giám sát vé lên
tàu, chúng tôi thành lập 16 đoàn
kiểm tra và tổ chức kiểm tra thường
xuyên, đột xuất… Ngoài ra còn có
các đoàn kiểm tra của các đơn vị trực
tiếp quản lý tàu khách, các đoàn kiểm
tra thường xuyên các cung chặng,
như công an thanh tra Cục Đường
sắt Việt Nam…
Tuy nhiên, do khách đi tàu dịp Tết
rất đông, mặt khác các ga dọc đường,
thời gian tàu dừng đón, tiễn khách rất
ngắn nên việc thực hiện chặt chẽ khâu
soát vé có thể vẫn có hiện tượng nhân
viên trên tàu để khách đi tàu chưamua
vé nhưng nếu có chỉ là rất hạn hữu.
Qua báo, chúng tôi cũng rất mong
nhận được thông tin (ghi âm, hình ảnh,
clip) của tổ chức, cá nhân về nhân
viên trên tàu, dưới ga có biểu hiện
tiêu cực; cho người lên tàu không vé
nhằm kiếm thêm thu nhập để đưa ra
hình thức xử lý chính xác.
Công việc của nhân viên phục vụ
trên tàu khá vất vả, mệt nhọc nên
chúng tôi bố trí mỗi toa xe đều có
một buồng nghỉ dành cho nhân viên
và không để hành khách sử dụng.
Gặp nhiều khó khăn
trong dịp Tết
. Nhiều hành khách than phiền
thời gian dừng nhiều hơn thời gian
chạy… Thực tế thế nào, thưa bà?
+ Về biểu đồ chạy tàu và hành
trình các đoàn chạy tàu trên mạng
lưới đường sắt quốc gia được thực
hiện theo quy định và được điều hành
thống nhất của Trung tâmĐiều hành
vận tải đường sắt quốc gia. Trong
đó có quy định thứ tự ưu tiên đối
với các mác tàu, không kể số lượng
hành khách trên tàu để đảm bảo thực
hiện biểu đồ chạy tàu theo kế hoạch.
Tuy nhiên, vớimạng lưới chỉ cómột
đường đơn, nhiều cung đường khó
khăn hiểm trở, tốc độ thấp… Đồng
thời, dịp Tết 2019 riêng tuyến phía
Nam ngành tổ chức chạy 21 đôi tàu/
ngày đêm nên việc phải tránh vượt
theo kế hoạch nhiều hơn ngày thường.
Ngoài ra, nếu có một đoàn tàu đỗ
thêm thời gian để đón khách hoặc sự
cố hoặc tai nạn cũng phải giải quyết
tránh vượt ngoài biểu đồ khi hành
trình dẫn đến “xô lệch biểu đồ chạy
tàu”, ảnh hưởng hành trình của hàng
loạt đoàn tàu trên cả tuyến.
. Hành khách cũng phản ánh toilet
rất khủng khếp. Đây là lỗi của nhân
viên hay ngành?
+ Công ty đã ban hành quy trình vệ
sinh trên tàu, quy định chi tiết việc vệ
sinh từng khu vực trên toa, đặc biệt
là nhà vệ sinh tại ga xuất phát, dọc
đường, kết thúc hành trình. Như với
toilet, cứ sau tối đa 40 phút/lần nhân
viên phải dọn, làmvệ sinh và tích vào
phiếu kiểm tra làm cơ sở giám sát…
Tuy nhiên, dịpTết hành khách đông
nên mật độ sử dụng nhà vệ sinh rất
cao. Bên cạnh đó, nhiều hành khách
ý thức chưa tốt trong khi nhân viên
toa xe còn nhiều tác nghiệp khác
phải làm như đón, tiễn khách, thay
drap, gối... nên có lúc chưa thể liên
tục làm vệ sinh sạch sẽ được.
Nhưng tôi cho rằng đây chỉ là những
trường hợp cá biệt, vì theo đánh giá
của hành khách đi trên nhiều đoàn
tàu, chất lượng vệ sinh đã được cải
thiện rất nhiều.
. Về suất ăn hiện nay, khách đánh
giá vẫn quá nghèo nàn, chế biến
không hấp dẫn, chưa phù hợp với
VIẾT LONG
S
au khi
Pháp Luật TP.HCM
đăng
hai bài
“Ai kiểm tra việc nhồi
nhét khách trên tàu hỏa?”
“Rùng mình với chuyến tàu đầu
năm mới”
đã nhận được nhiều phản
hồi từ bạn đọc. Theo đó,
Pháp Luật
TP.HCM
có cuộc trao đổi với bà
Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường
sắt Hà Nội.
Tại đây, bà Hà cho hay: “Dịp Tết
vừa qua do lượng hành khách có nhu
cầu đi lại bằng tàu tăng cao, vượt quá
khả năng đáp ứng bình thường. Nên
ngành bán thêm ghế phụ để phục vụ
tốt nhất trong khả năng có thể của
ngành đường sắt hiện nay…”.
Bán ghế phụ theo
quy định
.
Phóng viên
:
Cơ sở pháp lý nào
ngành đường sắt bán ghế phụ và bà
giải thích như thế nào tình trạng hành
khách nằm la liệt trên các toa tàu,
có nhiều người phải ngồi cạnh nhà
vệ sinh, dọc hành lang…?
+ Bà
Phùng Thị Lý Hà
: Chúng
tôi bán ghế phụ theo
quy định tại khoản
3 Điều 32 Thông
tư 09/2018 của Bộ
GTVT hướng dẫn
thi hànhLuật Đường
sắt năm2017. Trong
đó quy định vào các dịp cao điểm
lễ, Tết, hè được phép sắp xếp thêm
ghế phụ và chuyển đổi giường nằm
thành ghế...
Tuy nhiên, trong quá trình đi tàu,
đặc biệt vào ban đêm, sau khi ngồi
cả hành trình dài, hành khách mua
vé ghế phụ đã ngả lưng dọc hành
lang, các vị trí trống. Hơn nữa, việc
nằm tại hành lang chỉ xảy ra vào ban
đêm, khi lượng hành khách đi lại ít.
Còn ban ngày, nhân viên vẫn nhắc
nhở khách ngồi đúng chỗ.
. Nhưng thưa bà, bạn đọc
Pháp
Luật TP.HCM
ghi nhận cảnh chật
chội một số toa tàu là do nhân viên
cố tình đưa hành khách lên tàu để
kiếm thêm thu nhập. Có tình trạng
này không?
Hành khách
vật vờ ngủ
ngoài hành
lang trong
một chuyến
tàu dịp cao
điểmTết.
Ảnh: P.ĐIỀN
“Khách chỉ nằm hành lang
vào buổi tối”
Đó là ý kiến của lãnh đạo ngành đường sắt khi nói về hiện tượng nhồi nhét, khách ngủ vật vờ hành lang…
trên tàu trong dịp cao điểmTết.
đồng tiền bỏ ra... Thực tế thế nào?
+ Tất cả thực phẩm dùng trên các
đoàn tàu đều có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng. Bếp trưởng đều được đào
tạo về nghiệp vụ chế biến, khám sức
khỏe theo quy định.
Ngày thường lượng khách đi tàu
không nhiều, việc phục vụ ăn uống
thuận tiện hơn, còn dịp Tết việc
phục vụ suất ăn gặp nhiều khó khăn
hơn. Cụ thể, không gian bếp trên toa
hạn chế, tủ bảo quản không thể lắp
đặt nhiều, việc chế biến phải thực
hiện sớm hơn và không thể chế biến
nhiều món... Nên không thể tránh
khỏi việc chưa phù hợp khẩu vị của
từng người.
Hiện trên tất cả toa xe khách chúng
tôi cũng lắp đặt bình đun nước sôi
tự động, khoang rửa mặt, tay riêng
biệt nên không phát khăn lạnh hay
nước uống đóng chai.
. Xin cám ơn bà.•
Theo bàHà, ngành đường
sắt cần có đường sắt đôi,
chạy tàu bằng hệ thống
tín hiệu đóng đường tự
độngmới phần nào giải
quyết được việc giao cắt
các tàu ngược chiều như
tình trạng hiện nay.
Đó là những lời giải thích của
bà Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần Vận
tải đường sắt Hà Nội, về những
phản ánh của hành khách khi đi tàu dịp cao điểm Tết trên các bài
báo mà
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh.
Tôi cho rằng những lời phân giải này không hề mới, thậm chí đã
quá quen tai. Nhiều năm trước, những người có trách nhiệm của
ngành hỏa xa cũng đã lý giải như vậy mỗi khi người đi tàu mở lời
phê phán.
Là người miền Trung, sống gần nhà ga nên mỗi dịp lễ, Tết, hè
hoặc đi công tác tôi đều có nhiều trải nghiệm trên các chuyến tàu
thiên lý Nam-Bắc và ngược lại. Công bằng mà nói ngành hỏa xa
những năm gần đây cũng có những thay đổi nhất định về thái
độ phục vụ, cải tiến cách bán vé thay vì xếp hàng rồng rắn, vật vờ
nằm sân ga chờ đến lượt để mua được tấm vé đoàn tụ gia đình
mỗi dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, để đem đến sự hài lòng cho hành khách
thì vẫn còn là câu chuyện dài.
Và việc lấy cớ là ngày lễ, Tết, do khách đông để bao biện cho
chất lượng dịch vụ thấp, thái độ phục vụ kém như nhiều người thì
nằm bít hành lang, toilet hôi thối,… là điều rất khó chấp nhận. Cái
hành khách đi tàu cần là sự khắc phục những thực trạng đó bằng
hành động cụ thể chứ không phải đôi ba câu giải thích và mong
được họ thông cảm.
Ở thời đại 4.0 nhưng ngành hỏa xa đã tụt lại đằng sau với thiết
bị cũ kỹ; đầu máy, toa tàu lạc hậu; nhà ga già cỗi, rêu phong
xuống cấp,…Điều đáng nói, chất lượng dịch vụ lại tỉ lệ nghịch với
giá cả. Nhiều hành khách cho rằng không đáng “đồng tiền bát
gạo” họ bỏ ra cho một chuyến đi dài.
Tôi ghi nhận kiến nghị của bà Hà rằng: “Ngành đường sắt cần
có đường sắt đôi, chạy tàu bằng hệ thống tín hiệu đóng đường tự
động mới phần nào giải quyết được việc giao cắt các tàu ngược
chiều như tình trạng hiện nay”. Tuy nhiên, đề xuất này đã được đặt
lên các nhà chức trách cũng khá lâu, thậm chí hàng chục năm nay
nhưng cuối cùng đề xuất cũng chỉ là đề xuất.
THÁI HOÀNG
Ngánvới điệpkhúc “thông cảmchongànhđường sắt”!
(tiếp theo trang1)
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook