036-2019 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Tư 20-2-2019
PhóThủ tướng:Không có quy chuẩn thì khôngkiểmtra chuyênngành
Phó Thủ tướng VươngĐìnhHuệ phát biểu tại buổi họp.
Ảnh: VGP/THÀNHCHUNG
Sáng 19-2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy
ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa quốc gia (NSW),
cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và tạo thuận lợi thương
mại (Ủy ban 1899), đã chủ trì phiên họp lần thứ tư nhằm
kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và phương
hướng triển khai năm 2019.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai, trong
năm 2018, nhìn chung các bộ, ngành đã có chuyển biến tích
cực trong thực hiện, tạo ra đột phá khi trong năm tháng cuối
năm đã triển khai thêm 100 thủ tục mới, tiếp tục mang lại lợi
ích cho người dân và doanh nghiệp. “Bộ GTVT, Bộ Công
Thương, Bộ TN&MT, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ
lực trong việc triển khai các thủ tục hành chính trên NSW và
đạt kết quả rất tốt. Đặc biệt, Bộ GTVT và Ngân hàng Nhà
nước đã hoàn thành 100% theo kế hoạch” - bà Mai nói.
Về kiểm tra chuyên ngành, Thứ trưởng Nguyễn Thị Mai
cho biết số lượng hàng hóa kiểm tra chuyên ngành còn lớn
khi trong 10 tháng năm 2018, số tờ khai nhập khẩu thuộc
diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành chiếm 19,1% tổng
số lô nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
Phó Thủ tướng đánh giá các bộ, ngành đã đạt được
mục tiêu đặt ra trong năm 2018 là có chuyển biến căn bản
trong thực hiện NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại.
Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng vẫn còn nhiều tồn tại,
vướng mắc như số lượng thủ tục hành chính triển khai
mới chưa đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng, cần phải
tập trung khắc phục để góp phần đưa đất nước bứt phá,
phát triển toàn diện trong năm 2019.
Ông cho rằng số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên
ngành còn chiếm tỉ trọng lớn, việc cắt giảm danh mục
hàng hóa quản lý và kiểm tra chuyên ngành còn nhiều hạn
chế, chưa bảo đảm tốt hai mục tiêu tạo thuận lợi thương
mại đi kèm với chống gian lận thương mại. “Quan điểm
không phải cắt giảm lấy được để báo cáo thành tích mà
phải đạt được cả hai mục tiêu trên, tăng cường khả năng
quản lý, phối hợp các bộ, cơ quan với nhau và với Tổng
cục Hải quan. Có những điều kiện, thủ tục kinh doanh
không phải và không đáng phải cắt giảm hoặc buộc phải
giữ để bảo đảm quản lý nhà nước mà lại cắt giảm đi là
phải rà soát lại. Ngược lại, khi ban hành văn bản “cắt
giảm” nhưng lại “đẻ” ra thủ tục, điều kiện khác, đây là
điều phải lưu ý” - Phó Thủ tướng nêu quan điểm.
Đặc biệt, với kiểm tra chuyên ngành, Phó Thủ tướng nhấn
mạnh nguyên tắc: “Bộ nào không ban hành được trình tự,
thủ tục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm tra thì không được phép
kiểm tra chuyên ngành, phải chấm dứt và bãi bỏ chuyện này.
Nếu không sẽ dẫn tới bộ nào cũng có quyền kiểm tra”.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý không chuyển tất cả từ tiền
kiểm sang hậu kiểm, có những hàng hóa bắt buộc phải tiền
kiểm nhưng phải quy định rõ trình tự, thủ tục, thời hạn, nội
dung, tiêu chí, cách thức kiểm tra.
Năm 2019, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính và các
bộ, ngành phải tính đến bài toán nhân sự, quy trình, thủ tục,
công nghệ, hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, kết
nối một cửa quốc gia với ASEAN và quốc tế, đồng thời có
giải pháp để người dân và cộng đồng doanh nghiệp giám
sát chặt chẽ lĩnh vực này.
H.CHÂU
(Theo
chinhphu.vn
)
TP.HCM: 3 đột phá trong
cải cách hành chính
“Đột phá cải cách hành chính phải chạmđến trái tim của người dân” - Bí thưThành ủy TP.HCM
NguyễnThiệnNhân nói.
TÁ LÂM
C
hiều19-2,UBNDTP.HCM
tổ chức hội nghị trực
tuyến tổng kết công tác
cải cách hành chính (CCHC)
năm2018và triểnkhai phương
hướng, nhiệm vụ năm 2019.
Sự hài lòng của
người dân là thước
đo của cải cách
Tại hội nghị, ông Nguyễn
Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy
TP.HCM, cho biết có tám kết
quả nổi bật về CCHC trong
năm qua mà ông cho là rất có
ý nghĩa. Đặc biệt, ông Nhân
chobiếtmột trongnhững thành
tựu đáng chú ý năm qua là bắt
đầu có những sản phẩm của
đô thị thông minh được sử
dụng có lợi cho người dân.
Ví dụ như quận Bình Thạnh
với “Bình Thạnh trực tuyến”,
là nơi tiếp nhận phản ánh của
người dân qua phần mềm
trên điện thoại. Hay như Sở
Xây dựng đã cấp giấy phép
Tiêu điểm
Tại hội nghị, người đứngđầu
29 sở, ban, ngành và chủ tịch
UBND 24 quận/huyện đã ký
cam kết quyết tâm thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ CCHC
năm 2019.
Bí thư Thành ủy Nguyễn ThiệnNhân cùng các lãnh đạo TP đang trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: T.LÂM
Tiết kiệm 15 tỉ đồng nhờ dùng
thư mời điện tử
ÔngVõ Sĩ, Phó ChánhVăn phòng UBNDTP.HCM, cho biết
trong hai năm qua Văn phòng UBND TP đã áp dụng nhiều
giải pháp trong CCHC, trong đó áp dụng thư mời điện tử,
qua tin nhắn SMS. Việc làm này giúp thông tin về cuộc họp
được chuyển tải nhanh đến những người liên quan và tiết
kiệm được chi phí.
“Việc gửi thư mời điện tử, thư mời SMS giúp Văn phòng
UBND TP tiết kiệm chi phí rất lớn: Năm 2017 tiết kiệm gần
7 tỉ đồng, năm 2018 hơn 8 tỉ đồng” - ông Võ Sĩ nói.
xây dựng qua mạng; Sở Quy
hoạch-Kiến trúc hình thành
phần mềm để người dân tra
cứu quy hoạch...
Tuy nhiên, ông cũng thẳng
thắnnhìnnhậncông tácCCHC
vẫn còn một số hạn chế. Cụ
thể như trong khi các quận/
huyện và sở/ngành có tỉ lệ giải
quyết hồ sơ đúng thời hạn là
99,6% nhưng tại Văn phòng
UBND TP không công bố
thời hạn giải quyết các hồ sơ;
vấn đề chuẩn hóa phần mềm
đánh giá sự hài lòng trên toàn
TP... và những điều này cần
sớm khắc phục.
Nhiều lần nhắc tới đột phá
trongCCHC, Bí thưNhân cho
rằngđộtpháđầutiênlàphảilàm
triệt để, đồng bộ và tăng tốc.
Để làm được điều này, ông
đề nghị Văn phòng UBND
TP phải vào cuộc. Cùng với
đó, 100% quận/huyện triển
khai hệ thống tiếp nhận ý
kiến người dân trực tuyến
qua điện thoại và có đánh
giá sự hài lòng của người
dân. Ngoài ra, cần nâng tỉ lệ
dịch vụ công trực tiếp mức
3-4 (từ 20% lên 30%-40%).
Đột phá thứhai trongCCHC
là phải sâu sắc, xuất phát từ trái
timngười cán bộ và chạmđến
trái timngười dân. “Chúng tôi
rất xúc động và bất ngờ khi ở
phường 4, quận Tân Bình có
để sẵn những cái kính (kính
cận thị, viễn thị - PV) để lỡ
người dân quên kính, không
thấy đường ký văn bản thì lấy
đeo vô mà ký. Cái đó chỉ làm
được khi cái tâm của người
công chức hướng đến người
dân” - ông Nhân nói và cho
rằngkhi thấydânđợi lâu, người
cán bộ phải biết bức xúc, tìm
các giải pháp giảm các thủ tục
hành chính để dân bớt khổ.
Đột phá kế tiếp, theo Bí thư
Thành ủy TP.HCM, là phải
coi sự hài lòng của người dân
và doanh nghiệp là thước đo
của mình.
Cuối bài phát biểu, ông
NguyễnThiệnNhân nêu nhiều
giải phápđột pháCCHC, trong
đó ông nhấn mạnh đến giải
pháp mở rộng dịch vụ giải
quyết thủ tục hành chính cho
người dân qua mạng.
Đấu tranh với
vô cảm, nhũng nhiễu
Tại hội nghị, ôngTrầnVĩnh
Tuyến, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM, cho rằng đánh giá
hiệu quả CCHC trước hết
là đánh giá sự hài lòng của
người dân và doanh nghiệp,
đánh giá trách nhiệm người
đứng đầu của từng đơn vị,
đánh giá hiệu quả hoạt động
của từng cán bộ, công chức.
Từ đó xem xét tăng thu nhập
cho cán bộ, công chức một
cách chính xác, hiệu quả, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết 54 của Quốc hội.
“Không bao giờ có chuyện
cán bộ, công chức bị người
dân đánh giá không hài lòng
hoặc hài lòng không cao mà
được chi thu nhập tăng thêm.
Cũngkhôngbaogiờcó chuyện
tỉ lệ hài lòng của đơn vị ngày
càng thấp hơn mà được đánh
giá để tăng thu nhập. Chuyện
này UBNDTP sẽ có giám sát
cụ thể” - ông Tuyến nói.
Ông Tuyến cam kết chính
quyền TP.HCM kiên quyết
đấu tranh với những biểu
hiện vô cảm, những biểu hiện
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho
người dân và doanh nghiệp,
đồng thời thực hiện nghiêm
việc xin lỗi khi hồ sơ trễ hạn.
Và nếu trễ hạn sẽ xác định rõ
nguyên nhân, số lần trễ hạn và
đánh giá cụ thể trách nhiệm
cán bộ, công chức, đặc biệt
là trách nhiệm người đứng
đầu đơn vị.
Trước đó, báo cáo tổng kết
CCHC năm 2018, Phó Giám
đốc Sở Nội vụ Huỳnh Công
Hùng cho biết tỉ lệ hồ sơ trễ
hạn được kéo giảm còn dưới
1% nhưng vẫn gây bức xúc
cho người dân.
Để giảm lượng hồ sơ trễ
hạn, ông Hùng cho biết TP
sẽ xử lý nghiêm (kiểm điểm,
luân chuyển công tác) đối với
cán bộ, công chức giải quyết
hồ sơ trễ hạn nhiều lần mà
không có lý do chính đáng.•
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook