036-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư20-2-2019
TòaTối cao tiếpnhậnkiếnnghị xemlại vụ tử tùĐặngVănHiến
(PL)- TAND Tối cao vừa có công văn yêu cầu các luật
sư bổ sung bản án và các hồ sơ có liên quan để xem xét
theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án của tử tù Đặng
Văn Hiến. Trước đó, nhóm luật sư đã gửi đơn kiến nghị
tới các cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại vụ án và
Chủ tịch nước cũng đã có chỉ đạo xem xét lại vụ án.
Công văn của Tòa Tối cao nêu: Để có cơ sở xem xét
đơn đề nghị giám đốc thẩm, TAND Tối cao yêu cầu các
ông (bà) luật sư cung cấp bản sao bản án/quyết định đã
có hiệu lực pháp luật và các tài liệu, chứng cứ liên quan
đến việc đề nghị giám đốc thẩm vụ án…
Trước đó, ngày 12-7-2018, TAND Cấp cao tại
TP.HCM xử phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo, y án sơ
thẩm đối với bị cáo Hiến và các đồng phạm liên quan
đến vụ nổ súng làm ba người chết, 13 người bị thương
tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức vào tháng 10-2016.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 3-1-2018, TAND tỉnh Đắk
Nông đã tuyên phạt Hiến tử hình, Ninh Viết Bình 20
năm tù, Hà Văn Trường 12 năm tù cùng về tội giết
người… Sau đó các bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt.
Ngày 17-7-2018, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công
văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu chánh
án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao phối
hợp với Bộ Công an chỉ đạo, kiểm tra việc điều tra, truy
tố, xét xử vụ án và báo cáo Chủ tịch nước.
Theo cáo trạng, năm 2008, UBND tỉnh Đắk Nông đã
cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 ha đất rừng tại tiểu
khu 1535 để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.
Tuy nhiên, một số hộ dân đã đến xâm canh trồng điều,
cà phê và sang nhượng cho các hộ dân khác. Trong đó có
gia đình ông Hiến, Bình và Hoàng Văn Thắng.
Tháng 10-2016, hơn 30 nhân viên của Công ty Long
Sơn đã mang máy móc, hung khí vào san ủi, phá hủy cây
điều, cà phê của nhà ông Hiến và hai hộ dân khác. Bị cáo
Hiến dùng súng bắn chỉ thiên thì nhóm người của Công
ty Long Sơn dùng đá ném. Sau đó Hiến chạy vào nhà và
bắn nhiều phát vào nhóm người này...
LIÊN THANH
Cần Thơ còn 25 trẻ chưa có giấy khai sinh
Theo bà Phan Quỳnh Dao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ, địa
phương đang thực hiện tốt Công văn số 460 ngày 17-4-2018 của Cục Hộ
tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp (về việc kiểm tra, rà soát và đăng ký
hộ tịch cho trẻ em có yếu tố nước ngoài). Để đảm bảo việc giải quyết vấn
đề hộ tịch cho trẻ em thường xuyên, liên tục, Sở Tư pháp đã có văn bản đề
nghị UBND quận/huyện bổ sung, hoàn chỉnh việc kiểm tra, rà soát trẻ em
là con của công dânVN với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn. Trên
cơ sở danh sách rà soát, UBNDquận/huyện tăng cường giải quyết việc đăng
ký khai sinh cho các trẻ chưa được đăng ký khai sinh, đáp ứng về thủ tục
theo quy định pháp luật về hộ tịch.
Đồng thời, Sở Tư pháp cũng thammưu cho UBND TP Cần Thơ ban hành
công văn giao cho các đơn vị (công an, Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH,
UBND quận/huyện) tạo điều kiện thuận lợi để các cháu được đến trường,
đăng ký hộ tịch, chăm sóc sức khỏe…
Qua thống kê đến tháng 11-2018, toàn TP Cần Thơ có 958 trẻ em là con
của công dân VN với người nước ngoài. Hiện có 933 trẻ đã đăng ký khai
sinh; 25 trẻ chưa được đăng ký khai sinh, các địa phương đang xác minh,
tổng hợp hồ sơ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Cũng theo bà Dao, đối với nhóm trẻ em được sinh ra tại Trung Quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc, có hộ chiếu ghi quốc tịch nước ngoài khi về VN sinh
sống thì được cấp giấy khai sinh theo quy định. Theo đó, các nội dung về
họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch được ghi giống như hộ chiếu của
trẻ. Đây là cách sớm đảm bảo quyền lợi cho các em vì nhiều gia đình khó
khăn, không có điều kiện liên hệ với cơ quan có thẩmquyền của nước ngoài
tại VN để được cấp giấy tờ. Bởi khi trẻ sống ở VN quá lâu thì sẽ hết hạn hộ
chiếu do nước ngoài cấp, nếu để hết thời hạn này thì không còn loại giấy
tờ nào khác.
HẢI DƯƠNG
Gặp khó vì hộ chiếu hết hạn
Trong căn nhà xập xệ ở ấp Thuận Tiến A, xã Thuận An, thị xã Bình Minh,
Vĩnh Long, bà Nguyễn Thị Khâu tỏ ra vui mừng khi đứa cháu ngoại sáu
tuổi tên Wang Ruiying - Vương Thúy Ảnh (quốc tịch Trung Quốc) vừa
được vào lớp 1.
Bà Khâu kể,do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên con gái út là Nguyễn
Thị Kim Hoàng đã quyết định lấy chồng Trung Quốc với hy vọng có chút
tiền giúp đỡ cha mẹ. Sau thời gian chung sống với gia đình chồng, chị
Hoàng thấy không thể tiếp tục nên năm 2016 chị đã ôm bé Ảnh vừa tròn
bốn tuổi về VN. Khi dắt con về, người mẹ không mang bất cứ giấy tờ gì
của con ngoài cuốn hộ chiếu nhưng tính đến nay thì đã hết hạn. Vì thế,
gia đình nhờ vả khắp nơi nhưng không thể làm khai sinh cho bé.
Sau đó, gia đình bà Khâu được địa phương hướng dẫn dịch tên bé từ hộ
chiếu ra tiếng Việt để đăng ký và bé đã được đi học. Tuy nhiên, gia đình
vẫn lo lắng là không biết bé Ảnh được học tới lớp mấy và kết quả học tập
có được công nhận hay không bởi hiện bé Ảnh vẫn chưa có giấy khai sinh
và không có quốc tịch VN.
HẢI DƯƠNG
Không dễ cấp
quốc tịch Việt Nam
cho trẻ con lai
Theo Bộ Tư pháp,Thủ tướng đã có chỉ đạo tạo điều kiện
cho các trẻ hưởng các chính sách an sinh xã hội ngang bằng
như trẻ emViệt Nam.
NGHĨANHÂN
T
rên hai số báo qua,
Pháp Luật
TP.HCM
đã phản ánh những
khó khăn, vướng mắc của các
tỉnh miền Tây Nam bộ trong việc
làm giấy tờ tùy thân cho những đứa
trẻ con lai. Theo đó, hầu hết các trẻ
sinh ở nước ngoài theo mẹ về Việt
Nam (VN) sinh sống dù không có
giấy tờ cũng được cấp giấy khai sinh
để đi học. Tuy nhiên, phần quốc tịch
trong giấy khai sinh thì phải để trống,
các địa phương từng đề xuất, kiến
nghị nhưng chưa được Bộ Tư pháp
hướng dẫn cụ thể.
Khi nào được ghi
quốc tịch Việt Nam?
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
TSNguyễnCôngKhanh (Cục trưởng
BàNguyễn Thị Khâu buồn rầu khi nhắc đến việc làmgiấy tờ cho đứa cháu ngoại.
Ảnh: HẢI DƯƠNG
Luật Quốc tịch quy định
rõ phải thôi quốc tịch
nước ngoài thì mới được
nhập quốc tịch VN, trừ
trường hợp đặc biệt do
Chủ tịch nước quyết định.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,
BộTư pháp) cho biết vướngmắc trên
đã bộc lộ từmấy năm trước, tập trung
ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ. Vì
thế, năm 2016 Bộ Tư pháp đã yêu
cầu các tỉnh rà soát để nắm tình hình.
Đây chủ yếu là con của các trường
hợp phụ nữVN lấy chồng nước ngoài
và vùng lãnh thổ khác, nhất là Hàn
Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Sau
khi kết hôn và theo về nhà chồng, vì
có khúc mắc với gia đình chồng nên
nhữngngườimẹđãmangconvềnước.
Rà soát của các địa phương cho
thấy khi về khai báo, các bàmẹ và gia
đình bên ngoại thường nói là cháu bé
mất giấy tờ, thậmchí là chưa có quốc
tịch theo cha. Cán bộ hộ tịch một số
nơi trên cơ sở đó cấp giấy khai sinh
cho các cháu này, ghi quốc tịch VN.
Tuy nhiên, khi công an địa phương
kiểm tra, xác minh thì thực tế các
cháu ấy có quốc tịch nước ngoài, hộ
chiếu nước ngoài. Bởi các trường
hợp nhập cảnh, nhất là bằng đường
hàng không thì không thể không có
giấy tờ, hộ chiếu cá nhân.
Luật Quốc tịch VN quy định rõ
phải thôi quốc tịch nước ngoài thìmới
được nhập quốc tịch VN, trừ trường
hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết
định… Đây là lý do khiến những
ngườimẹvàgiađìnhnhàngoại không
xuất trình, khai báo quốc tịch gốc của
con cháumình vì muốn các cháu giữ
được quốc tịch của cha, tiện cho việc
xuất ngoại sau này, đồng thời có thêm
quốc tịch của mẹ.
Tạo điều kiện tốt nhất
cho con lai
“Qua nắm bắt thực tế, chúng tôi
thấy vấn đề trở nên ồn ào khi một số
địa phương không cho các cháu con
lai hưởng chế độ giáo dục, bảo hiểm
y tế miễn phí như trẻ emmang quốc
tịch VN” - TS Khanh nói.
Theo ông Khanh, để giải quyết
vấn đề trên, Bộ Tư pháp đã làm việc
với các bộ, ngành liên quan và báo
cáo Thủ tướng. Thủ tướng đã có chỉ
đạo tháo gỡ là tạo điều kiện cho các
cháu hưởng các chính sách an sinh
xã hội ngang bằng như trẻ em VN.
Cơ chế này cũng được áp dụng với
các trườnghợpngười Campuchia gốc
Việt di cư tự do vào VN.
Với trường hợp được làmgiấy khai
sinh thì các cháu vẫn được tạo điều
kiện theo luật định, cho dù chưa rõ
quốc tịch… Những lợi ích sát sườn
các cháu như thế, một số địa phương
làm rất tốt như TP.HCM, Long An.
Báo cáo cập nhật của các tỉnh cho
biết sau một thời gian rà soát thì cả
nước chỉ còn hơn 200 cháu chưa
được khai sinh và chưa xác định
được quốc tịch. Năm nay, Cục Hộ
tịch, quốc tịch, chứng thực sẽ tiếp
tục rà soát các trường hợp này cũng
như phát sinhmới để hướng dẫn khai
sinh cho các cháu.
Cũng theo ông Khanh, khi giải
quyết ổn thỏa vấn đề lợi ích trước
mắt của các cháu thì mọi việc sẽ ổn.
Còn với những trường hợp con lai
đã ở tuổi trưởng thành thì vấn đề lựa
chọn quốc tịch sẽ tùy thuộc ý chí của
họ theo quy định tại Luật Quốc tịch.
ÔngKhanhnhấnmạnh: “Tôimuốn
lưu ý thêm vấn đề quốc tịch rất hệ
trọng, nó không chỉ là quyền của con
người cụ thể mà còn là trách nhiệm,
là quyền bảo hộ công dân của quốc
gia mà người đó có quốc tịch. Cho
nên không thể chủ quan, thích ghi
vào giấy tờ tùy thân quốc tịch nào
thì ghi…”. •
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook