036-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư20-2-2019
Vựa lúa gạo của cả nước
chờ được “giải cứu”
MIỀNTÂY -MAI HIỀN
C
hiều 19-2, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chủ
trì cuộc họp xử lý tình
hình lúa gạo ở ĐBSCL đang
tuột dốc, khó tiêu thụ.
“Tình hình căng quá!”
Mới đầu năm 2019, giá lúa
tạiĐBSCLliên tụcgiảmmạnh.
Tại nhiều địa phương, giá lúa
hiện giảm tới 1.000 đồng/kg
so với đầu tháng 1-2019 khiến
người dân thấp thỏm lo âu.
Cụ thể, lúa IR 50404 tươi
thu hoạch bằng máy gặt đập
liên hợp được thương lái
mua tại ruộng với giá chỉ còn
4.200-4.300 đồng/kg, giảm
1.100-1.200 đồng/kg so với
cùng kỳ; lúa Đài Thơm 8 tươi
thu hoạch bằng máy gặt đập
liên hợp cũng giảm xuống
mức giá chỉ còn 4.600-4.700
đồng/kg so với mức giá 5.600-
5.700 đồng/kg của cùng kỳ
năm ngoái.
ÔngNguyễnVănCông,Giám
đốc SởNN&PTNT tỉnhĐồng
Tháp, cho biết giá lúa vẫn chưa
có dấu hiệu nhích lên. Nguyên
nhân của tình trạng này là các
công ty chưa tìm được đầu
ra; một số công ty thiếu vốn
trong khi ngân hàng lại không
dám cho vay vì giá lúa thấp,
sợ doanh nghiệp (DN) thua lỗ
không có tiền trả.
“Ngoài ra, trước tình hình
giá lúa thấp, DN có tâm lý
chờ giá sụt giảm hơn nữa mới
thu mua. Thêm vào đó, ngoài
các hợp đồng thương mại của
DN, các hợp đồng tập trung
của Chính phủ cũng gặp khó
dẫn đến giá lúa sụt giảm” - ông
Công lý giải.
TạiSócTrăngcóhơn190.000
halúavụđôngxuânnhưngcũng
mới thu hoạch được khoảng
35%, hiện bắt đầu vào vụ thu
hoạch rộ. Giá lúa xuống thấp
khiến nhiều nông dân lo lắng,
đứng ngồi không yên. So với
cùng kỳ năm ngoái, giá lúa
giảm 800-1.000 đồng/kg.
Ông Lương Minh Quyết,
Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh, lo lắng: “Tình hình căng
quá! Năm 2018 giá lúa cao,
còn năm nay mới đầu năm
lúa đang chuẩn bị vào thu
hoạch rộ mà giảm liên tục.
Trong số 35%diện tích lúa đã
thu hoạch, một số được DN
bao tiêu sản phẩm đỡ lo hơn
nhưng cũng bị ép giá. Với
những sản phẩm không được
bao tiêu thì đang chậm lại”.
Tại An Giang, không chỉ
lúa thường mà cả lúa gạo
chất lượng cao giá cũng giảm
mạnh.Ví dụ, lúachất lượngcao
RVT năm 2018 có giá 8.000
đồng/kg nhưng năm nay chỉ
còn 5.500 đồng/kg. Các giống
lúa chất lượng cao khác như
ST, Đài Thơm… cũng giảm
khoảng 2.000 đồng/kg.
Một sốDNcho rằng nguyên
nhân giá lúa giảm là do các
ông lớn chưa ký kết hợp
đồng xuất khẩu gạo với đối
tác bên ngoài. Cộng thêm
vào đó, hiện nay thị trường
Trung Quốc cấm nhập khẩu
tiểu ngạch. Trong khi đó, điều
kiện nhập khẩu chính ngạch
tiếp tục khó khăn.
Thấp thỏm chờ
“giải cứu”
Tạm trữ tuy không phải
Tại cuộc họp chiều19-2,Thủ tướngNguyễn
Xuân Phúc khẳng định Nhà nước không can
thiệp vào thị trường để bảo đảm hoạt động
thị trường bình thường, theo quy luật giá trị.
Tuy nhiên, trách nhiệm của Nhà nước là làm
sao người dân có lợi ích tốt nhất trong phạm
vi chức năng, nhiệmvụ, quyềnhạnđượcpháp
luật cho phép.
Để giải quyết vấnđề giá lúa thấphơn so với
cùng kỳ mặc dù nông dân vẫn có lãi (nhưng
mức lãi rất thấp), Thủ tướng nhất trí với kiến
nghị của Bộ NN&PTNT tập trung triển khai
mua dự trữ quốc gia năm 2019 với số lượng
80.000 tấn lúa và 200.000 tấn gạo, sẵn sàng
mua 100.000 tấn tiếp theo...; các tổng công
ty lương thực thực hiện đúng Nghị định 157,
muadựtrữ5%theoquyđịnh.Cầntiếptụcthực
hiện sớmkế hoạch xuất khẩu cho Philippines
200.000 tấn gạo và Trung Quốc cũng đã xác
định mua của Việt Nam trong giai đoạn này
là 100.000 tấn gạo.
Cạnh đó, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng
Nhà nước có trách nhiệm xem xét tăng hạn
mức tín dụng cho các DN và coi đây là chủ
trương của Chính phủ nhằm đảm bảo vốn
cho việc mua trong thời kỳ đang rộmùa này.
Bộ Công Thương tiếp tục cùng Bộ NN&PTNT
tìm thị trườngmới để tiêu thụ lúa dài hơi hơn
cho người dân.
Thủ tướngnhấnmạnh tinh thầnChínhphủ
phục vụ người dân,“đượcmùa nhưng không
rớt giá”,“đồng tâmhiệp lực để đời sống nông
dân tốt hơn”.
Tuy vậy, người đứng đầu Chính phủ cũng
lưu ý: “Lúa gạo chỉ có con đường phát triển
duy nhất là nâng cao chất lượng, gia tăng giá
trị và cơ cấu lại sảnphẩmphùhợp với nhu cầu
của thị trường toàn cầu”.
ĐỨC MINH
Hầu hết nông dân
ở vào tình trạng đến
gần ngày thu hoạch
nhưng vẫn chưa
bán được lúa, trong
khi giá lúa có chiều
hướng tiếp tục giảm
khiến người dân như
ngồi trên đống lửa.
Tiêu điểm
Cho vay thu mua lúa,
gạo
Để hỗ trợ người dân và DN
trong việc sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo, Ngân hàng Nhà nước
ViệtNamvừabanhànhvănbản
yêu cầu các ngânhàng thương
mại khẩn trươngchỉ đạocác chi
nhánh cân đối nguồn vốn, tập
trung cho vay đápứngnhu cầu
vốn của DN thu mua lúa, gạo;
làm việc trực tiếp với các DN
thu mua lúa, gạo có nhu cầu
vay vốn để xem xét tăng hạn
mức vay vốn, đẩy nhanh tiến
độ giải ngân nhằm tạo điều
kiện để DN thu mua lúa, gạo
cho người dân.
là giải pháp mang tính bền
vững cho ngành lúa gạo Việt
Nam. Thế nhưng trong giai
đoạn trước mắt hiện nay, đây
được xem là giải pháp tình
thế để cứu ngành hàng này
giảm bớt khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Thành,
Giám đốc Công ty TNHH
Sản xuất Thương mại Phước
Thành IV, cho biết trong bối
cảnh thị trường xuất khẩu gạo
ảm đạm thì khu vực ĐBSCL
lại đang vào vụ thu hoạch
lúa lớn nhất trong năm, tức
vụ đông xuân. Trong khi
đó, thương nhân kinh doanh
lúa gạo Việt Nam lại không
có đủ tiềm lực về tài chính
cho nên không thể mua lúa
tạm trữ cho nông dân được.
Điều này dẫn đến kết quả
lúa của nông dân chín rục
ngoài đồng nhưng tiêu thụ
khó khăn.
Chính vì vậy, theo đề xuất
của ông Thành, Chính phủ
nên nhanh chóng có động
thái giải quyết để giúp nông
dân vượt qua giai đoạn khó
khăn trước mắt thông qua
chương trình mua lúa tạm
trữ như đã từng thực hiện.
“Khi Chính phủ thực hiện
chính sách mua tạm trữ
thì bà con nông dân mới
bình tĩnh, hàng xáo cũng
tranh thủ đi mua cho bà
con nông dân và các nhà
kho cũng bỏ tiền ra mua
vào” - ông cho biết và nói
rằng điều này sẽ giúp phá
vỡ bế tắc trong ngành lúa
gạo hiện nay.
Trước thực trạng lúa gạo
khó tiêu thụ, Hiệp hội Lương
thực Việt Nam vừa có công
văn đề nghị các DN hội viên
chủ động thực hiện mua
dự trữ gạo lưu thông theo
Nghị định 107/2018. Đồng
thời đẩy nhanh tiến độ giao
hàng cho các hợp đồng xuất
khẩu đã ký kết, chủ động
liên kết và hỗ trợ các hợp
tác xã, các hộ nông dân sản
xuất lúa thực hiện gửi kho
tại các DN hội viên.
“Đề nghị các hội viên có
ký kết hợp đồng bao tiêu với
các hợp tác xã, các hộ nông
dân trồng lúa thực hiện cam
kết đã ký và tiến hành thu
mua nhanh chóng” - công
văn của Hiệp hội Lương
thực Việt Nam nhấn mạnh. •
Lúa ch n rục ngoài đồng nhưng tiêu thụ khó khăn. Trong ảnh: Nông dân thu hoạch lúa đông xuân.
Ảnh: MIỀNTÂY
Bãi bỏ cơ chế xin-cho, đừngngại thayđổi
(PL)- Đây là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc trong buổi làm việc với Bộ KH&ĐT ngày 19-2. Bộ
trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ đề xuất
bỏ những quy định ràng buộc dễ dẫn tới xin-cho, lợi ích
nhóm. Những gỡ bỏ này là nhằm để nền kinh tế hoạt động
phù hợp với nguyên tắc thị trường. Các đề xuất có thể kể
đến như bãi bỏ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT,
BT, bãi bỏ quy hoạch sân golf...
Ghi nhận việc Bộ đề xuất bỏ những quy định có thể tạo
ra xin-cho như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT,
BT…, Thủ tướng nói: “Bãi bỏ cơ chế xin-cho là hướng tiến
bộ, là hướng chính của chúng ta”.
Đặt hàng với Bộ KH&ĐT, Thủ tướng đề nghị Bộ phải
hiến kế bứt phá nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội
không chỉ trong năm 2019 mà còn trong dài hạn. “Làm sao
Bộ KH&ĐT tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ
xóa được tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Trong phường
anh có người chết mà anh mang giấy chứng tử tới tận nhà
để chia buồn, hay nhà có người mới sinh thì anh mang hoa
đến tặng. Anh có làm được việc đó không? Mình phải có
việc làm cụ thể vì dân” - Thủ tướng nêu cụ thể và sau đó
nhắc tới việc cần thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Thủ tướng dẫn ngạn ngữ “Đưng ngai thay đôi. Ban co
thê mât môt cai gi đo tôt nhưng ban co thê đat đươc môt
cai gi đo con tôt hơn” và nhận định thời gian qua chúng
ta đã thấy được hiệu quả của thay đổi thể chế và điều này
khích lệ chúng ta quyết tâm, đồng lòng tiếp bước trên con
đường này.
“Mọi tổ chức, cá nhân có toàn quyền tự do kinh doanh,
tự do sáng tạo; hệ thống thể chế phải đảm bảo được đầy đủ
quyền tự do kinh doanh, tự do sáng tạo và hiện thực hóa
được những ý tưởng, đề xuất đổi mới, sáng tạo. Những
nguyên tắc này cần được áp dụng đầy đủ và nhất quán
trong việc soạn thảo, tham vấn, thẩm định và thông qua
các văn bản, chính sách, đề án” - Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc nhấn mạnh.
CHÂN LUẬN
Lúa của nông dânmiền Tây đang chín rục ngoài đồng nhưng tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook