038-2019 - page 15

15
Nếu như HLV Park Hang-seo đang muốn xây dựng cột
mốc mới cho bóng đá Việt Nam, tức săn vé đi Olympic
2020 thì đồng nghiệp Mai Đức Chung gay go hơn rất nhiều.
Với bóng đá nam ở Olympic châu Á có “ba suất + một”
của chủ nhà Nhật thì bóng đá nữ không được hưởng đặc
ân này, tức chỉ là đội tuyển nữ Nhật và hai suất còn lại.
Như vậy, ngoài đội tuyển nữ Nhật ra, vô số bà chị châu
Á chen chúc nhau kiếm hai suất còn lại của khu vực gồm
Úc, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… Những tên tuổi
mà nhìn vào thực lực và giá trị truyền thống thì khó có
cửa cho những đội muốn chen lên như Việt Nam, Thái
Lan gây đột biến.
Bóng đá nữ Việt Nam được miễn vòng loại thứ nhất. Và từ
vòng loại thứ hai sẽ nằm bảng B cùng với Jordan, Uzbekistan
và Hong Kong, thi đấu từ ngày 1 đến 9-4. Thể thức thi đấu
và tìm hai suất còn lại của châu Á từ vòng loại thứ hai là 12
đội chia làm ba bảng. Mỗi bảng đá
vòng tròn chọn ra ba đội đứng đầu ba
bảng vào giai đoạn 3 cùng với năm đội
giỏi nhất châu Á (tính theo Asian Cup
2018) gồm Úc, Triều Tiên, Hàn Quốc,
Trung Quốc và Thái Lan. Tám đội này
chia làm hai bảng đá vòng tròn một
lượt, lấy hai đội nhất, nhì mỗi bảng
đá chéo với nhau xác định hai suất dự
Olympic 2020.
Xét theo độ khó đó, thầy trò HLV Mai Đức Chung ở
bảng B của giai đoạn thứ hai có cửa vô địch bảng nhưng
vào giai đoạn 3 đấu với các “bà chị” có số má thì có sự lệch
pha rất lớn. Điều mà giới chuyên môn
cho là không thể có một trong hai suất
đầu bảng chứ chưa nói đến thắng trong
trận đấu chéo.
Chưa thể chen chân vào tốp 5 bóng
đá nữ châu Á nhưng cứ xem đây là giải
đấu để cọ xát và hướng đến tương lai.
DUY ÂN
U-22 Việt Nam lẫn Thái Lan
đều có toan tính riêng
Mục tiêu của cả hai đội U-22 Việt Nam (VN) và
Thái Lan đều là ngôi vô địch nên cả hai đều có tính
toán để đi xa hơn là căng nhau như nhận định của
nhiều giới.
Thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn muốn giữ quân
khi đã có vé vào bán kết nên có đến chín sự điều
chỉnh trong đội hình xuất phát. Phía Thái Lan cũng
không vào cuộc với ý đồ phải lấy ngôi đầu bảng, có
lẽ vì họ thích gặp chủ nhà Campuchia ở bán kết hơn.
Trận đấu ở cấp độ trẻ của hai nền bóng đá hay nhìn
nhau và hay so kè với nhau vì thế ít sự hấp dẫn và
tính chuyên môn thay cho những toan tính để đi xa.
Tỉ số 0-0 sau 90 phút là một minh chứng rõ nét
nhất giữa hai đội đều sớm giành vé bán kết và cũng
không muốn có thay đổi trật tự ở bảng A.
U-22 VN nhập cuộc với đội hình hoàn toàn mới
nhưng vẫn chơi trên chân và sớm có những cơ hội
ăn bàn.
Phía Thái Lan phải đến hiệp 2 mới có cơ hội
nhưng cũng không tận dụng được.
Cả hai hài lòng với kết quả 0-0 và thầy trò HLV
Nguyễn Quốc Tuấn với ngôi đầu bảng sẽ chờ
gặp đội nhì bảng B là Indonesia, Malaysia hoặc
Myanmar sau lượt đấu cuối bảng này. Thái Lan nhì
bảng A đã xác định đối thủ ở bán kết là chủ nhà
Campuchia, đội bóng đang thi đấu lên chân và lên
tinh thần trên mặt sân cỏ nhân tạo cùng sự cổ vũ của
khán giả nhà và sớm giành vị trí nhất bảng B.
Sau trận đấu, HLV Nguyễn Quốc Tuấn đã có những
chia sẻ: “Ban huấn luyện U-22 VN đã có những tính
toán để đảm bảo nhân sự cho toàn giải, đặc biệt là
trận bán kết sắp tới. Chúng tôi không có quyền quyết
định chọn ai trong ba đội Indonesia, Malaysia và
Myanmar ở bán kết nhưng vị trí nhất bảng A của VN
có lợi thế là được nghỉ thêm một ngày trước trận bán
kết so với đội nhì bảng B. Chúng tôi có chút lo lắng
khi một số cầu thủ bị chấn thương và hy vọng các
em sẽ hồi phục để có mặt ở bán kết với một đội hình
mạnh nhất có thể”.
NG.HUY
ĐỨC TRƯỜNG
H
ôm qua, rất nhiều bản
tin và báo chí Việt Nam
(VN) dẫn lại lời nhận
xét của truyền thông Thái
Lan mà bỏ qua khâu kiểm
chứng để xác định truyền
thông Thái Lan hiểu thế nào
về hệ thống đào tạo trẻ của
Đức và VN.
Các chuyên gia VN trong
đó không ít người hiểu lẫn
được đào tạo từ Đức thì chỉ
nói đơn giản rằng bóng đá trẻ
của Đức là cả một hệ thống
quymô liên quan đến gia đình
và giáo dục. Thậm chí ngay
từ bây giờ Đức đã lập xong
hệ thống đào tạo trẻ 8-10 tuổi
để chuẩn bị cho chức vô địch
World Cup 2030.
Đề cập thẳng vào chi tiết
trên để thấy rằng truyền thông
Thái Lan hoặc không hiểu gì
về hệ thống đào tạo giữa Đức
và VN, hoặc nếu hiểu thì rất
sơ sài nhưng vẫn cố ví von
để “chọc ngoáy” và chỉ trích
những nhà làm bóng đá Thái
Lan trước những thành tích
vượt bậc của bóng đá VN.
Thực tế thì có một số vấn
đề bóng đá Thái Lan cần phải
học bóng đá VN. Ngược lại,
bóng đá VN cũng cần phải
học bóng đáThái Lan để hoàn
thiện và cũng là để cạnh tranh.
Thái Lan sau thời gian
dài làm trùm khu vực Đông
Nam Á đã tính xa hơn cho
việc bước ra khỏi “ao làng”
và hòa nhập, cạnh tranh với
những cường quốc của bóng
đá châu Á. Bằng chứng có lần
Thái Lan rút gần hết cầu thủ
giỏi đủ tuổi chơi SEAGames
để đá giải châu Á hoặc vòng
loạiWorld Cup. Hoặc một lần
tính xa dồn lực cho sân chơi
kiếm suất World Cup rồi thất
bại và kéo theo hàng loạt thất
bại khác ở “ao làng”.
Ngược lại thì VN làm theo
cách khác, tức có lúc đưa cầu
thủ vào diện “3 trong 1” - giải
nào cũng đámiễn là nằm trong
độ tuổi cho phép.
Mỗi quốc gia có một cách
tính, một chiến lược riêng
nên không thể nói cách tính
của bóng đá VN là sai vì vắt
kiệt sức cầu thủ. Cũng không
thể lấy những thành tích vừa
qua của bóng đá Thái Lan là
do họ thụt lùi. Hoặc ở cấp
độ CLB, Thái Lan cho cầu
thủ nhà đi đá châu Âu, đá
các giải vô địch châu Á rồi
“nhập” cầu thủ Đông Nam
Á ào ạt về chơi Thai-League
là cầu thủ Thái giỏi hơn cầu
thủ VN. Đó là chiến lược, là
bước đi của bóng đá Thái Lan
gắn liền với thương hiệu của
Thai-League và cách dùng
bóng đá nuôi bóng đá lẫn sinh
lời với bài toán kinh tế học từ
Premier League. Nó khác hẳn
với cách làmhiện nay ở nhiều
CLB VN phần lớn nuôi đội
bóng bằng khoản thu từ phần
làm kinh tế ở lĩnh vực khác
mà những ông bầu được ưu
ái từ đất vàng hay từ dự án.
Nói bóng đáThái Lanmuốn
học bóng đá VN chỉ là một
cách nói của truyền thông
Thái trước sự thăng tiến vượt
bậc của bóng đá VN ở cấp
độ các đội tuyển. Vấn đề là
những nhà làm bóng đá nhìn
nhận và hoạch định như thế
nào ứng với hoàn cảnh và sự
phù hợp lẫn đặc thù của mỗi
quốc gia.
Hy vọng từ nhận định của
truyền thông Thái, những nhà
làm bóng đá VN và hơn hết
là những ông bầu đang hết
mình với những lò đào tạo
sẽ không tự mãn hay buông
lỏng việc đầu tư mà bóng đá
VN có những thu hoạch tích
cực trong thời gian qua.•
Khi Thái Lanmuốn “học”
bóng đá Việt Nam
Báo chíThái Lan đang ca ngợi bóng đá Việt Namkhi cho rằng
sự phát triển vượt bậc nhờ sở hữu hệ thống đào tạo trẻ bài bản
không thua gì bóng đá Đức.
Thể thao -
ThứSáu22-2-2019
TổngBiêntập:
MAINGỌCPHƯỚC
PhóTổngBiêntập:
HOÀNGCHƯƠNG -
CÁTTHỊKIMXUÂN-
NGUYỄNTHỊTHUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨCHIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 094.6360.966 - 090 606 3847
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quậnNinhKiều,TPCầnThơ;Email:vanphongct@phapluattp.vn;
VănphòngđạidiệntạiHàNội:
Tầng hai, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang, phường CốngVị,
quận Ba Đình, Hà Nội.ĐT:(024)37623009;Fax:(024)37623010;
Email:vanphonghn@phapluattp.vn;
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
240LêDuẩn,quậnThanhKhê.ĐT:(0236)3751378
Giêëy pheáp hoaåt àöång baáo chñ
söë
36/GP-BTTTT ngaây 5-1-
2012 cuãa Böå
TTTT.
Chïë
baãn, in taåi Cöng ty cöí
phêìn in töíng húåp Cêìn Thú
Mỗi quốc gia có
một cách tính, một
chiến lược riêng nên
không thể nói cách
tính của bóng đá
VN là sai vì vắt kiệt
sức cầu thủ.
Truyền thông Thái sốt ruột với sự trưởng thành của bóng đá Việt Namở cấp độ các đội tuyển.
Ảnh: TRÂMANH
GiấcmơOlympic rất xavới tuyểnnữViệtNam
Đội tuyểnnữViệtNamđang trẻhóa
hướngđến tương lai. Ảnh: VFF
U-22 Việt NamhòaU-22 Thái Lan 0-0 trong trận đấu
nhiều toan tính. Ảnh: CHANGSUEKA
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook