038-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu22-2-2019
Phường đã đến gặp và
vận động ông bà chuyển
đi nơi khác hoặc để
phường làm thủ tục đưa
vào trung tâmbảo trợ xã
hội nhưng ông bà không
đồng ý vì quen với cuộc
sống ở đây.
Chàng thanh niên Nhật nhặt rác
ở kênh Nhiêu Lộc
Thời gian gần đây, cứ mỗi sáng thứ Ba hằng
tuần, trên đường Hoàng Sa (phường Tân Định,
quận 1, TP.HCM) người ta nhìn thấy hình ảnh đẹp
về hành động nhặt rác trên bờ kênh Nhiêu Lộc của
thanh niên người Nhật. Một tay anh cầm túi nylon
lớn, một tay cầm đồ gắp rác suốt dọc bên hành
lang kênh
(ảnh)
.
Anh tên là Masa, 28 tuổi, người Nhật Bản. Hiện
anh ở quận 1, công việc của anh là nghiên cứu thị
trường. Anh đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam
ba năm nay. Khi hỏi vì sao anh lại làm việc này,
Masa vui vẻ trả lời rằng anh rất thích làm những
việc tốt đẹp vì cộng đồng. Mỗi sáng thứ Ba, anh
dành ít thời gian để làm việc tốt này.
THÁI HOÀNG
Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhưng sau
đó khu vực này giải tỏa để cải tạo
kênh. Nhận được tiền bồi thường
cùng với tiền tiết kiệm, vợ chồng
tôi tính vay thêm mua nhà thì hai
thằng con trai bị bệnh ngốn hết số
tiền. Chạy chữa mãi nhưng cuối
cùng chúng cũng qua đời. Đường
cùng, tôi làm liều đến đây, may
nhờ bà con ở chung cư thương
tình chấp nhận cho ở. Bản thân
tôi bệnh hen suyễn và phổi tắc
nghẽn mạn tính, chỉ nằm một chỗ,
bả lo hết. Trước đây bả bán quán
ăn ở vỉa hè nhưng cũng bị bệnh
hoài, không bán nổi nên chuyển
sang nhặt ve chai, mỗi ngày kiếm
mấy chục ngàn. Rồi bả còn dọn
thùng rác ở chung cư kiếm thêm
400.000 đồng/tháng. Ăn Tết xong,
tự nhiên bả ngất xỉu nằm trong
bệnh viện, không biết sống chết
sao. Tôi lo quá!”.
Phường hỗ trợ
nhiều năm nay
Trao đổi với chúng tôi, bà Ngô
Hải Yến (Chủ tịch UBND phường
Đa Kao, quận 1, TP.HCM) cho biết
lúc trước ông Nhiều và bà Chuyến
có nhà ở chung cư Nguyễn Đình
Chiểu nhưng sau đó bán nhà đi nơi
khác, một thời gian quay lại chung
cư sinh sống. Lúc về lại nhà đã bán,
ông bà sống ở hành lang, ban quản
trị chung cư và người dân thương
tình cho ở.
Lúc mới về sinh sống, thấy ông
bà khó khăn nên phường đưa vào
diện hộ nghèo để được hưởng các
chế độ chăm lo theo quy định. Ngoài
ra, khu phố và Mặt trận Tổ quốc
Gần 20 năm sống ở hành lang
chung cư
Phường sẽ làmviệc lại với người con gái để đưa cha về chăm sóc; nếu không, phường thực hiện lập hồ sơ
chuyển người cha vào trung tâmbảo trợ xã hội.
Ởnơi trú ngụ là hành lang chung cư suốt gần 20 nămnay, ôngNhiều xếp đồ
đểmang vào bệnh viện cho vợ. Ảnh: HỮUĐĂNG
phường hằng tháng hỗ trợ gạo và
200.000 đồng.
Khoảng thời gian trước bà bán
bún bò, thu nhập cũng ổn định nên
năm vừa rồi phường đã đưa ra khỏi
danh sách hộ nghèo, chuyển lên cận
nghèo. Hai ông bà có con nhưng
những người con cũng khó khăn nên
không đưa ông bà về nuôi dưỡng.
Vừa qua, một số người phản ánh
với phường về tình trạng ông bà
nhặt ve chai mang về để, làm mất
vẻ mỹ quan, gây ảnh hưởng đến
cư dân. Phường đã đến gặp và vận
động ông bà chuyển đi nơi khác
hoặc để phường làm thủ tục đưa
vào trung tâm bảo trợ xã hội nhưng
ông bà không đồng ý vì quen với
cuộc sống ở đây.
“Mới đây bà bị đột quỵ và đang
nằm cấp cứu trong bệnh viện.
Được tin, phường đã hỗ trợ, đồng
thời đề xuất quận hỗ trợ thêm tất
cả được hơn 7 triệu đồng để chữa
bệnh cho bà. Tuy nhiên, theo các
bác sĩ tiên lượng thì tình trạng
sức khỏe của bà rất xấu, có thể
không qua khỏi. Vì thế phường sẽ
chờ một thời gian xem tình hình
sức khỏe của bà như thế nào rồi
sẽ tính phương án tiếp theo. Nếu
trường hợp bà không qua khỏi thì
sau khi lo hậu sự cho bà xong,
phường sẽ làm việc với người con
gái của hai ông bà và đề nghị họ
đón ông về nuôi vì hiện nay ông
không thể tự chăm sóc cho bản
thân. Nếu người con không có
điều kiện thì phường sẽ làm thủ
tục chuyển ông vào trung tâm bảo
trợ” - bà Yến chia sẻ.•
Muốn nuôi cha mẹ nhưng không có điều kiện
Nhìn hoàn cảnh của cha mẹ như vậy tôi cũng đau lòng lắm nhưng
không thể giúp được. Hiện tại tôi vẫn chưa có nhà riêng mà phải sống ở
nhà chồng. Phần vì nhà nhỏ lại ởđôngngười, phần vì gia đình chồng chưa
mở lời nên tôi cũng không dámđón cha về ở chung. Hiện tại tôi nghỉ việc,
ra vào bệnh viện chăm cho mẹ, còn sau này như thế nào từ từ rồi tính.
Chị
ĐINH THỊ HÀ VY
, con của ông Nhiều và bà Chuyến
Đànheo thả rônggiữaphốgiờ ra sao?
VÕHÀ-HỮUĐĂNG
H
ành lang giữa lô A và lô B
chung cư Nguyễn Đình Chiểu
(phường Đa Kao, quận 1,
TP.HCM) chỉ rộng chưa đầy 6 m
2
là chỗ ở của bà Đinh Thị Chuyến
(73 tuổi) và ông Lê Văn Nhiều (78
tuổi) gần 20 năm nay. Mọi sinh hoạt
từ ngủ nghỉ, tắm rửa, nấu ăn… của
họ đều diễn ra ở đó.
“Bả đi rồi, tôi không biết
tính sao”
Nhận được thông tin từ bạn đọc,
chúng tôi đã đến tìm hiểu sự việc.
Tại khu vực này, hai chiếc giường
có chiều rộng khoảng 1 m được đặt
dọc hành lang, trên tường có treo
tấm bảng mừng thọ của UBND TP
tặng cho cụ Lê Văn Nhiều. Xung
quanh để xoong nồi, bát đĩa, chậu
rửa, quạt máy và những vật dụng
hằng ngày.
Đến khu này, hầu như ai cũng
biết rõ hoàn cảnh ông Nhiều và bà
Chuyến. Ông Nhiều kể: “Trước
đây vợ chồng tôi có nhà bên kênh
Trước Tết nguyên đán, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin
về việc nhiều năm nay, đàn heo được thả rông trên cầu Rạch
Lăng gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông khiến dư
luận bức xúc.
Mới đây, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND
phường 13
(ảnh)
, quận Bình Thạnh, cho biết: “Ngày 18-
1-2019, UBND phường 13 có mời bà HKL (chủ đàn heo)
cùng với đại diện Phòng Kinh tế,
Phòng Tài nguyên môi trường, Công
an phường 13… để giải quyết việc nuôi
heo thả rông gây ô nhiễm môi trường
và mất trật tự an toàn giao thông. Qua
buổi làm việc, bà L. cam kết trong hai
tuần sẽ không cho heo ăn trên đường
và có rào chắn, không thả rông heo trên
đường. Đến nay, qua kiểm tra, hiện đàn heo không còn xuất
hiện tại khu vực đường Phạm Văn Đồng”.
Trước đó, UBND quận Bình Thạnh đã ban hành quyết
định xử phạt bà L. đối với hành vi thả rông động vật với
mức phạt cảnh cáo. Trao đổi với chúng tôi, những người
dân sinh sống quanh cầu Rạch Lăng cho biết đàn heo đã
có dấu hiệu giảm. “Từ trong Tết đến nay tôi thấy số lượng
đàn heo đã giảm đi khoảng 50%, đặc biệt ít thấy heo mẹ,
heo cái đến phá. Nhờ vậy không khí cũng trong lành hơn.
Chúng tôi hy vọng chính quyền có thể giải quyết triệt để
trong lần này để không còn phải chịu cảnh sống trong hôi
thối nữa” - anh Đ. (tổ 10, phường 13) nói.
Còn đối với chị H. (tổ 10, phường 13) và các con chị
những ngày gần đây đã được ngủ ngon giấc hơn vì không
còn nghe tiếng heo kêu. Đặc biệt, chị cũng an tâm hơn
khi lái xe xuống dốc cầu vào nhà vì không còn cảnh heo
chạy loạn xạ dễ gây tai nạn như trước. Cũng giống anh
Đ., chị H. mong đàn heo sẽ không còn cơ hội tái đàn để
người dân được ăn ngon, ngủ yên. Theo chị, hiện đàn heo
đã giảm nhưng vì chưa dẹp hẳn nên người dân vẫn còn
phập phồng lo sợ.
Trước nguyện vọng này của người dân, ông Nguyễn Hồng
Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND phường 13, trả lời cương quyết:
“Phía phường
13 đã cho
lực lượng
dân phòng
thường xuyên
kiểm ra xung
quanh khu
vực cầu Rạch
Lăng để kịp
thời ghi nhận
các thông
tin mới nhất
về việc thực
hiện cam
kết của bà L. UBND phường cũng đang phối hợp cùng lực
lượng công an khu vực để có các biện pháp xử lý triệt để
hơn nếu trường hợp đàn heo tái lập trở lại”.
TRÚC PHƯƠNG
Góc ảnh
Đànheo thả rôngbị người dânphảnứng trên
đườngPhạmVănĐồng, quậnBìnhThạnhnayđã
giảmsố lượng. Ảnh: T.PHƯƠNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook