038-2019 - page 9

9
Nới lỏng quản taxi
truyền thống
Ngoài đề xuất phương án quản
lý taxi công nghệ, Bộ GTVTmuốn
nới lỏng nhiều quy định cho taxi
truyền thống. Theo đó, doanh
nghiệp taxi sẽ không cần đăng ký
màu sơn với cơ quan chức năng,
không quy định về đồng phục tài
xế, về quymô kinh doanh vận tải,
bỏ quy hoạch số lượng xe theo
địa phương mà để thị trường tự
quyết định, không bắt buộc các
doanh nghiệp phải có trung tâm
điều hành.
Đặc biệt từ năm 2015 trở lại đây,
Bộ GTVT thammưu trìnhThủ tướng
cho phép thực hiện đề án thí điểm
triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ
quản lý và kết nối hoạt động vận tải
hành khách theo hợp đồng trên địa
bàn năm địa phương gồm Hà Nội,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa,
TP.HCM.
Quá trình triển khai, Bộ GTVT
thấy một vấn đề mới phát sinh và
liên quan đến quy định của nhiều văn
bản luật như dân sự, thuế, thương
mại, giao thông đường bộ, giao dịch
điện tử... “Bên cạnh đó, đây là vấn đề
không chỉ khó với Việt Nam mà là
vấn đề khó với cả các nước trên thế
giới cũng gặp phải như Mỹ, Pháp,
Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái Lan. Do đó cần có
sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành và
địa phương. Trong việc xây dựng,
bổ sung quy định mới thì cần có
một quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện…” - Bộ GTVT nhận định.
Đối với việc tạo khung pháp lý cho
việc ứng dụng KHCN cho hoạt động
vận tải, BộGTVTchobiết đãxâydựng
dự thảo nghị định thay thế Nghị định
86/2014 của Chính phủ quy định về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh
vận tải bằng ô tô. Tại dự thảo lần thứ
bảy nghị định thay thế Nghị định 86
vừa trình Chính phủ, Bộ GTVT cho
biết có hai luồng quan điểm khác
nhau về việc quản lý ô tô dưới chín
chỗ bằng hợp đồng điện tử là xe hợp
đồng hay taxi. Trong đó, Bộ GTVT
đề xuất chọn phương án quản lý taxi
công nghệ như
taxi truyền thống
(có hộp đèn, phù
hiệu…). Nguyên
nhân, quá trình
thí điểm cho thấy
phương thức hoạt
động của xe hợp
đồng điện tử dưới
chín chỗ tương đối giống với taxi
truyền thống như phạm vi hoạt động
chủ yếu trong đô thị, đối tượng khách
hàng, phương thức gọi xe...
Trong báo cáo củamình, BộGTVT
cũng thừa nhận việc quy định xe công
Tại dự thảo lần
thứ bảy Nghị định
thay thế nghị định
86/2014 vừa trình
Chính phủ, Bộ
GTVT đề xuất chọn
phương án quản lý
xe công nghệ như
taxi truyền thống.
VIẾT LONG
BộGTVT luôn ủng hộ ứng dụng
khoa học công nghệ (KHCN)
nhằm hỗ trợ hoạt động kinh
doanh vận tải. Trong đó, khuyến
khích các đơn vị cung cấp phầnmềm,
doanh nghiệp vận tải chủ động ứng
dụng để nâng cao chất lượng dịch
vụ vận tải và tạo sự thuận lợi cho
người dân”. Đó là khẳng định của
Bộ GTVT trong văn bản gửi Thủ
tướng mới đây về tạo khung pháp
lý đối với việc ứng dụng KHCN
trong hoạt động vận tải.
Dẫn chứng lập luận trên, BộGTVT
cho biết từ năm 2009, đơn vị đã áp
dụng quy định lắp thiết bị giám sát
hành trình ô tô để quản lý hoạt động,
điều hành hoạt động taxi thông qua
bộ đàm, cải cách thủ tục hành chính,
bán vé online...
BộGTVT đề xuất bỏ quy hoạch số lượng xe taxi theo địa phươngmà để thị trường tự quyết định. Ảnh: HTD
Đề xuất quản xe công nghệ
như taxi truyền thống
nghệ là taxi truyền thống có hạn chế
nhất định. Tuy nhiên, Bộ lại cho rằng
quy định trên không triệt tiêu ứng
dụng KHCN trong
hoạt động vận tải
theo chủ trương của
Chính phủ, tạo điều
kiện cho quản lý và
không ảnh hưởng
đến nhu cầu đi lại
của người dân…
Việc lựa chọn
phương án trên theo Bộ GTVT là
hướng đến công bằng, bình đẳng
hơn trong điều kiện kinh doanh
vận tải và giải quyết vấn đề các
hiệp hội taxi kiến nghị suốt thời
gian qua.•
Chấn chỉnhbánvé du lịchCồnSơnbất hợppháp
Chi cụcThuế quận BìnhThủy, TP CầnThơ đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý sai phạm
của Công ty Đẳng CấpĐBSCL.
Việc lựa chọn phương
án trên theo Bộ GTVT
là hướng đến công bằng,
bình đẳng hơn trong
điều kiện kinh doanh
vận tải.
Ngày 21-2, Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ tổ chức cuộc họp
với các cơ quan, ban, ngành liên quan cùng UBND quận Bình
Thủy để chấn chỉnh hoạt động du lịch tại Cồn Sơn (quận Bình
Thủy, TP Cần Thơ).
Theo Thanh tra Sở VH-TT&DL, đối với phản ánh của báo
chí liên quan hoạt động của Công ty Đẳng Cấp ĐBSCL, trước
đó Thanh tra Sở đã kiểm tra, phát hiện công ty có một số sai
phạm như sai địa điểm kinh doanh, tên gọi quầy vé... và đã
yêu cầu công ty khắc phục.
Đại diện Chi cục Thuế quận Bình Thủy cho biết: Năm
2018, Công ty Đẳng Cấp ĐBSCL bắt đầu bán vé tour du lịch
Cồn Sơn nhưng chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
Vé, hóa đơn được xem như là chứng từ, phải đăng ký với cơ
quan thuế. “Công ty Đẳng Cấp ĐBSCL đã tự ý phát hành
vé mà không xin phép. Trên vé chỉ thể hiện tên công ty, số
lượng, đơn giá tự ý ghi. Việc này hoàn toàn sai, là hành vi sử
dụng chứng từ bất hợp pháp. Đề nghị các cơ quan kiểm tra,
xử lý, buộc ngưng hoạt động bán vé này” - đại diện Chi cục
Thuế nhấn mạnh.
Nói về công tác quản lý địa bàn, theo đại diện Phòng Văn
hóa-Thông tin quận Bình Thủy thì cơ quan chức năng (Sở
KH&ĐT) khi cấp phép hoạt động cho Công ty Đẳng Cấp
ĐBSCL đã không phối hợp với địa phương để kiểm tra. Phía
công ty cũng không trình bất cứ giấy tờ gì, chỉ khi nhân viên
phòng xuống kiểm tra thì công ty mới đưa ra.
Trước tình hình trên, ông Tiêu Quốc Doãn, Phó Chủ
tịch UBND quận Bình Thủy, yêu cầu Chi cục Thuế có kế
hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý
ngay những sai phạm của Công ty Đẳng Cấp ĐBSCL theo
thẩm quyền. “Sau khi báo chí phản ánh, tôi đã đi kiểm
tra và nhận thấy phản ánh là có cơ sở. Đặt quầy ở đó là
không được, thông tin tour thì không rõ ràng...” - ông
Doãn khẳng định.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Minh Tuấn,
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ, đề nghị Thanh tra
Sở tiếp tục kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch tại
Cồn Sơn theo báo chí phản ánh.
Ông Tuấn thống nhất với ý kiến của ông Doãn, yêu cầu Chi
cục Thuế phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý chấn
chỉnh việc bán vé của Công ty Đẳng Cấp ĐBSCL. Đồng thời
buộc công ty cam kết thực hiện đúng nội dung đăng ký, công
khai điểm bán vé, niêm yết vé. Đặc biệt, công ty lữ hành bán vé
phải có hợp đồng cụ thể với từng hộ dân.
Phó giám đốc Sở VH-TT&DL cũng đề nghị UBND quận
Bình Thủy chỉ đạo các đơn vị đảm bảo an ninh trật tự tại Cồn
Sơn, vận động các hộ kinh doanh liên kết làm du lịch, tránh
tình trạng manh mún. Rà soát lập danh sách các hộ làm du
lịch trên Cồn Sơn, đảm bảo quản lý về môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm…
H.DƯƠNG - N.GIAO
Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu:
Cần đánh giá hiệu quả kinh tế
(PL)- Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông
vừa có buổi họp nghe báo cáo cuối kỳ nghiên cứu
khả thi dự án tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Tại buổi họp, Thứ trưởng nhấn mạnh: “Tuyến
đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu rất cần thiết
cho vận chuyển hàng hóa trong khu vực. Tuy
nhiên, để dự án khả thi, tư vấn và các cơ quan
liên quan cần nghiên cứu kỹ về hướng tuyến,
vị trí các ga… vì liên quan chặt chẽ đến chi phí
đầu tư…”.
Ngoài đánh giá hiệu quả kinh tế, Thứ trưởng
nhấn mạnh hiệu quả xã hội, lưu ý vấn đề tác động
môi trường… Lựa chọn hình thức đầu tư PPP nào
cũng cần xem xét, đánh giá cụ thể. Đầu tư tuyến
này rất cần thiết và khả thi nhưng tư vấn cần
nghiên cứu đưa ra giải pháp để giảm được chi phí
đầu tư.
“Một trong các biện pháp là rà soát các công
trình cần đầu tư từ vị trí, công năng… để có thể
giảm chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng…” -
Thứ trưởng Đông đề nghị.
Theo nghiên cứu của tư vấn, dự án đi qua địa
bàn ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng
Tàu. Đoạn chính tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu dài
95,42 km, gồm 12 ga, vận tốc thiết kế 160 km/giờ,
khổ đường ray là 1.435 mm. Quá trình thực hiện
dự án chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ Dĩ An
- Tân Mai - Thị Vải dài 62,42 km; giai đoạn 2 từ
Thị Vải - Vũng Tàu dài 33 km.
VIẾT LONG
Trước đó
Pháp Luật TP.HCM
đã đăng bài
“Bát nháo bán tour du
lịch ở Cồn Sơn”
, phản ánh những bức xúc của một số hộ làm du
lịch và khách du lịch cho rằng Công ty Đẳng CấpĐBSCL có hành
vi chèo kéo khách, tự ý bán vé tour, tour du lịch kémchất lượng...
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook