038-2019 - page 13

13
Siết đầu vào nhóm ngành
sức khỏe: Vừa ủng hộ vừa lo
Có những trường có đến 10%-15% sinh viên theo học các nhómngành sức khỏe bị đuối giữa chừng
vì không đảmbảo năng lực học thực sự.
PHẠMANH
T
heo dự thảo Quy chế
tuyển sinh đại học (ĐH)
hệ chính quy vừa được
Bộ GD&ĐT công bố, các
nhóm ngành về sức khỏe có
cấp chứng chỉ hành nghề như
y khoa, y học cổ truyền, răng
hàm mặt sẽ được quy định
ngưỡng điểm đầu vào. Đồng
thời, những thí sinh tham gia
xét tuyển cũng phải có học
lực giỏi lớp 12.
Sẽ giảm tình trạng
sinh viên đuối sức
giữa chừng
Đó là một trong những chia
sẻ của GS Ngô Minh Xuân,
HiệutrưởngTrườngĐHYkhoa
Phạm Ngọc Thạch TP.HCM,
về điểmmới này trongdự thảo.
Theo GS Xuân, việc siết
đầu vào bằng điểm sàn và chỉ
những em giỏi mới tham gia
xét tuyển là cần thiết, đã được
nhiều nước trên thế giới thực
hiện từ lâu. Điều này nhằm
chọn lọc những em có năng
lực học tập và nguyện vọng
thực sự.
GS Xuân nêu thực tế: Học
các ngành thuộc nhóm sức
khỏe rất nặng nề, lâu dài và
tốn kém. Không chỉ ở ĐHmà
sau khi học xong, các em còn
phải tiếp tục học cả quá trình
dài nữa mới có thể làm việc
thực tế là cứu chữa người
được. Nên nếu các em không
có năng lực toàn diện thực
sự hay học lệch từ thời phổ
thông sẽ rất khó theo lâu dài.
“Bằng chứng ở trường là
hằng năm có 10%-15% sinh
viên phải dừng học giữa chừng
vì chương trình nặng nên các
emkhông theo nổi, dù chỉ mới
nămnhất hoặc nămhai. Nhiều
emxét tuyển theo tổ hợp điểm
rất cao nhưng học lực chung
lại chưa tốt, trong khi những
ngành này đòi hỏi phải học
tốt toàn diện chứ không chỉ
toán, hóa, sinh là đủ. Do đó
Bộ siết là hợp lý, dù nguồn
tuyển có thể giảm nhưng chất
lượng vẫn quan trọng hơn” -
ông Xuân thẳng thắn.
Đại diệnTrườngĐHYDược
TP.HCM cũng ủng hộ chủ
trương này của Bộ GD&ĐT
nhằm ngăn chặn các trường
tuyển thí sinh có điểm đầu
vào thấp và học lệch. Theo
vị này, sức khỏe là nhóm
ngành học đặc thù mà công
việc của các em sẽ liên quan
đến sức khỏe, tính mạng con
người nên cần phải sàng lọc
đầu vào chặt chẽ. Có như vậy,
đầu ra các trường mới tạo ra
nguồn nhân lực tốt.
Lo cạn nguồn tuyển
và gian lận học bạ
Mục đích của Bộ GD&ĐT
khi đưa ra thông tin này là do
những năm qua, việc tuyển
sinh và đào tạo nhóm ngành
về sức khỏe ở nhiều trường
đang thiếu kiểm soát. Nhu
cầu theo học các ngành này
lớn nên việc mở ngành cũng
tăng theo khiến điểmxét tuyển
đầu vào giảm nhiều, thậm chí
thấp chưa từng có. Điều này
làm ảnh hưởng lớn đến chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, phó hiệu trưởng
một trường ĐH có đào tạo
nhóm ngành này tại TP.HCM
cho rằng cần có lộ trình thực
hiện quy chế này để không làm
mất cơ hội trúng tuyển của thí
sinh. Bởi lẽ lâu nay học sinh
cũng như các trườngTHPTđã
định hướng dạy và học theo
phân ban ngay từ khi vào lớp
10. Các em chỉ tập trung học
những môn sẽ xét tuyển ĐH
nên học lệch là hiển nhiên,
khó để các em giỏi toàn diện.
“Bộ siết là đúng nhưng cần
có lộ trình và cũng cần có giải
pháp để làm sao không để xảy
ra tình trạng gian lận về đánh
giá học lực trong học bạ hay
quá trìnhhọc củahọc sinhởcác
trường phổ thông” - vị này nói.
Được biết ở nhóm trường
công lập, ngành sức khỏe
hầu như chỉ được đào tạo ở
những trường chuyên biệt và
số lượng không nhiều nên
Tiêu điểm
Theo GS Xuân, việc
siết đầu vào bằng
điểm sàn và chỉ
những em giỏi mới
tham gia xét tuyển
là cần thiết, đã được
nhiều nước trên thế
giới thực hiện từ lâu.
Siết đầu vào, chỉ tiêu
và lượng đăng ký vào
sư phạm giảm mạnh
Năm2019 là năm thứ hai Bộ
GD&ĐT dự kiến tiếp tục quy
định ngưỡng chất lượng đầu
vào bằng điểm sàn và tiêu chí
về học lực khá giỏi của thí sinh.
Điềunàyrấtđượcdưluậncũng
nhưcáctrườngđàotạosưphạm
ủnghộvìsẽnângchấtlượngđào
tạonguồngiáoviên, chọnđược
những người giỏi, có nguyện
vọng và yêu nghề thực sự.
Thựctếởnăm2018,khicóquy
chế này, lượng thí sinh cả nước
đăngkývàongànhsưphạmgiảm
tới gần 30% ở nguyện vọng 1
so với năm trước đó.
Đời sống xã hội -
ThứSáu22-2-2019
Các học sinh khối 12 đặt câu hỏi cho các trường đại học tại TP.HCMvề những điểmmới
trong tuyển sinh năm2019. Ảnh: PHẠMANH
điểm chuẩn đầu vào ở những
trường này luôn trong tốp
cao nhất, như Trường ĐH Y
Dược TP.HCM, Trường ĐH
Y khoa Phạm Ngọc Thạch
(TP.HCM), Trường ĐH Y
Hà Nội, Trường ĐHYDược
Huế... Tuy nhiên, số trường
ngoài công lập đào tạo nhóm
ngành sức khỏe hiện nay rất
nhiều và ngày một tăng lên
với tổng chỉ tiêu không nhỏ.
Do đó, khi Bộ đề ra nội dung
này trong dự thảo khiến một
số trường dù ủng hộ nhưng
không khỏi lo ngại khi nguồn
tuyển sinh sẽ bị hạn chế.
Đại diện một trường ĐH
ngoài công lập ởTP.HCMcho
hay để đạt loại giỏi, điểmtrung
bình của học sinh phải từ 8 trở
lên, các môn khác khôngmôn
nào dưới 6,5. Chưa kể chương
trình học của các em nặng,
nhất là lớp 12 nên số em giỏi
ở THPT không nhiều, chưa
kể đâu phải em nào giỏi cũng
chọn y dược hết nên nguồn
tuyển sẽ rất hạn chế.
“Thực tế, nếu rà soát lại
lượng sinh viên hiện tại đang
theo học các nhóm ngành sức
khỏe sẽ không nhiều em giỏi
toàn diện dù điểm trúng tuyển
có thể rất cao, thậm chí có khi
cả thủ hay á khoa. Vì vậy, quy
định điểm sàn là đúng nhưng
Bộ cần cân nhắc lại tiêu chí
về học sinh giỏi để không
ảnh hưởng đột ngột đầu vào
các trường” - vị này ý kiến.•
vọng đảng sẽ thuyết phục, thu hút được sự
ủng hộ của không chỉ cộng đồng LGBT mà
cả dân lao động ở Thái Lan.
Bà Pauline không phải là ứng viên chuyển
giới duy nhất tham gia tranh cử trong cuộc
bầu cử tới. Ngoài bà Pauline, đảngMahachon
còn có 19 ứng viên khác thuộc cộng đồng
LGBT ra tranh cử.
Trong cuộc bầu cử này, bà Pauline sẽ phải
cạnh tranh với người đứng đầu chính phủ
quân sự - Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-
o-cha. Và với sự khắt khe của dư luận Thái
Lan trong chấp nhận người chuyển giới, bà
Pauline biết rõ bà sẽ không được lựa chọn
để dẫn dắt đất nước này. Dù không lạc quan
về khả năng chiến thắng nhưng bà Pauline
cho rằng ý nghĩa quan trọng nằm ở quá trình
vận động.
“Ngày nay, mọi người thường nói với tôi:
“Ô, bạn là người chuyển giới à? Bạn muốn
trở thành thủ tướng của chúng tôi à? Điều
này sẽ vui đây, đây sẽ là một chuyện rất
lạ”” - bà Pauline kể lại phản ứng của những
người nghe về ý định tranh cử của bà.
Tuy nhiên, bà Pauline vẫn
có thái độ bình tĩnh với phản
ứng này: “Nhưng tôi không
nghĩ vậy. Dù bạn có thế
nào, bạn cũng có giá trị của
mình. Bạn yêu bản thân và
chia sẻ tình yêu đó với mọi
người”. Theo bà, việc bà là
“người đầu tiên dám tuyên
bố: Này, chúng tôi có thể làm được” cũng
rất quan trọng.
“Tôi có thể không trở thành thủ tướng
nhưng chẳng vấn đề gì. Thế giới sẽ chẳng
sụp đổ sau cuộc bầu cử tới. Không cần thiết
phải là tôi nhưng có thể sẽ là thế hệ sau tôi”
- bà Pauline tự tin về tương lai của những
người chuyển giới.
Một bước tiến lớn
Cộng đồng LGBT hoan nghênh các nỗ
lực vì cộng đồng của bà Pauline. Theo ông
Wattana Keiangpa, nhà sáng lập tổ chức
Apcam Thailand làm việc vì sức khỏe và
quyền lợi của các nhóm người chuyển giới:
“Quyết định tham gia chính trị của bà ấy là
một tin tuyệt vời với cộng đồng chúng tôi”.
ÔngWattana cho rằngnhững
người chuyểngiới nhưôngsống
và làm việc gần như bên lề hệ
thống chính sách xã hội, cho
nên “viễn cảnh có một người
trong chính phủ hay quốc hội
là một người phát ngôn cho
cộng đồng chúng tôi rõ ràng
là một bước tiến lớn”.
“Đến cuối cùng đã có người đối mặt với
các thách thức như chúng tôi và hiểu chúng
tôi, lên tiếng vì chúng tôi. Bà Pauline là một
trong số chúng tôi và làm việc trong cộng
đồng chúng tôi, vì thế bà ấy có sự thông hiểu
lớn với các thách thức và nhu cầu của chúng
tôi. Tôi ngưỡng mộ và ủng hộ bà ấy làm việc
này” - ông Wattana nói.•
Dù không lạc quan về
khả năng chiến thắng
nhưng bà Pauline
cho rằng ý nghĩa
quan trọng nằmở
quá trình vận động.
Bà Pauline Ngarmpring tại trụ sở đảngMahachon ở Bangkok, Thái Lan ngày 14-2. Ảnh: AP
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook