038-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu22-2-2019
sai. Tuy nhiên, ông Vũ không đồng
ý. Chủ tọa nói với ông Vũ: “Nếu bà
Thảo rút đơn mà ông không đồng ý
thì ông trở thành nguyên đơn”. Ông
Vũ xác nhận và đề nghị ly hôn, đề
nghị được cấp dưỡng.
Sau đó tòa cho hai bên hội ý việc
hòa giải. Lúc này luật sư (LS) của
bà Thảo sang ngồi bên ông Vũ và
mong muốn ông Vũ qua ngồi bên
bà Thảo để hòa giải. Nhưng ông Vũ
nói: “Không qua được đâu người anh
em. Ởđây không ai giành của cổ hết.
Khi cổ thiện, “qua” giao hết cho cổ.
Còn bây giờ cổ không có đủ thiện”.
LS hỏi: “Vậy bây giờ làm thế nào
để hòa giải?”. ÔngVũ đáp: “Không,
không. Phải thành tâm chứ. Sau bao
nhiêu việc đó, vẫn chưa xin lỗi mẹ
mà còn nói vậy. Vẫn hỗn hào, vẫn
to tiếng như vậy”.
LS hỏi tiếp: “Thế thì khả năng
để quay lại sao?”. Ông Vũ trả lời:
“Không, không. Qua nói cho người
anh em biết, đã đi đến một cái mức
độ khủng khiếp cỡ này thì người anh
emphải nhìn ra tiến trình của nó. Nếu
như đó là vợ của người anh em thì
người anh em có sống nổi không?”.
LS im lặng, ôngVũ nói tiếp: “Qua
hỏi từ trong lòng, người anh em có
sống được không? Cái thứ hai, qua
nói luôn cho người anh em, bây giờ
an ninh của qua đi đâu, tâm tính đi
đâuđều thấy sợ. Qua là cái người luôn
muốnmọi thứđều thiện. Bản thânqua
sống vớimọi người, chưa bao giờ qua
có ý hại ai từ suy nghĩ đầu tiên chứ
đừng nói người vợ của mình”.
Việc hòa giải không thành, vì thế
tại phiên xử buổi chiều, bà Thảo đề
nghị tòa tiếp tục xét xử “để có con
đường đi bình an cho mỗi người và
không có nhiều thời gian tranh cãi,
rất mệt mỏi”.
Tranh cãi việc chia tài sản
Bà Thảo cho biết không đồng ý
với đề nghị giao tất cả cổ phần ởTập
đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ sở
hữu rồi ôngVũ thanh toán lại tiền. Đại
diện của bà Thảo đề nghị chia cho bà
Thảo 51% cổ phần trong Tập đoàn
Trung Nguyên, 15% trong Công ty
Cà phê hòa tan Trung Nguyên và sở
hữu căn nhà trên đường Tú Xương.
Khi VKS đặt câu hỏi với bà Thảo
về đóng góp cho Trung Nguyên khi
khởi nghiệp bằng một số tiền thì có
chứng cứ gì không, phía bà Thảo
nói lúc ấy không có bằng chứng gì.
VKS chuyển sang hỏi ông Vũ
về việc từ ngày bà Thảo nộp đơn
ly hôn, có bao giờ ông Vũ gặp các
con để tìm hiểu xem chúng thật sự
muốn sống với cha hay mẹ, ông
Vũ trả lời ông không dám làm tổn
thương mấy đứa nhỏ. “Sự thật đau
lòng là cô ấy giữ bọn trẻ làm con
tin, người giúp việc muốn lo cho các
cháu cũng khó khăn” - ông Vũ trình
bày. Ông Vũ nói rằng ông không
bao giờ nói với con là “về với ba”.
LS của bà Thảo cho rằng từ việc
ôngVũ không quan tâm gia đình, có
những biểu hiện không minh mẫn
dẫn tới mâu thuẫn hai bên kéo dài.
Trong khi bàThảo có đóng góp nhiều
choTrungNguyên nhưng hành trình,
tầm nhìn và bước đi của tập đoàn
hầu như không có bóng dáng của bà.
Về tỉ lệ chia tài sản 7-3 như đề
nghị của phía ông Vũ, LS của bà
Thảo cho rằng điều này không có
căn cứ, không bình đẳng, vô chừng.
Tỉ lệ phân chia phải hàm chứa tính
nhân văn. Theo LS, toàn bộ quá trình
tạo lập các công ty đều có sau thời
điểm hai vợ chồng ông Vũ kết hôn.
Năm 2007, bà Thảo và các con
sang Singapore để phát triển thương
P.LOAN-M.CHUNG-M.VƯƠNG
N
gày 21-2, TAND TP.HCM
tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm
vụ án ly hôn giữa vợ chồng
“vua cà phê” Trung Nguyên - bà
Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng
Lê Nguyên Vũ. Đến gần 19 giờ,
HĐXX tuyên bố tạm nghỉ, đến
14 giờ ngày 25-2 phiên tòa tiếp
tục với phần phát biểu quan điểm
giải quyết vụ án của đại diện VKS.
Bên muốn rút đơn,
bên từ chối hàn gắn
Tại tòa, sau khi được hòa giải, bà
Thảo xác nhận trước tòa muốn rút
đơn xin ly hôn, rút toàn bộ vai trò ở
công ty nhưng không thừa nhậnmình
Ông Vũ và bà Thảo đều thể hiện nhiều cảmxúc tại tòa. Ảnh: MC
Tạm ngưng
xử vụ
ly hôn của
vợ chồng
cà phê
TrungNguyên
Phần tranh luận khá căng thẳng kéo dài
nên đến gần 19 giờ phiên tòamới
tạmdừng.
hiệu Trung Nguyên ra quốc tế, đã
đóng góp chính trong quá trình tạo
lập, duy trì phát triển thương hiệu
vào khối tài sản hai vợ chồng. “Bà
Thảo mong muốn được chia tỉ lệ tối
thiểu 51% trong Công ty CPĐầu tư
Trung Nguyên để hai bên kiểm soát
lẫn nhau và còn để chứng minh vai
trò đóng góp ngang bằng…” - LS
của bà Thảo lập luận.
Đáp lại, ông Vũ đứng dậy nói,
giọng mệt mỏi. Ông Vũ cho rằng
bà Thảo không chỉ làm tổn thương
ông, gia đình ông mà còn cả gia
đình của bà Thảo. “Nhìn lại 20 năm,
tôi đâu có quản lý tài sản gì…Một
người phụ nữ dữ tợn” - ông hướng
về phía vợ gay gắt.
ÔngVũ nói: “Vợ chồng sống bằng
cái lòng, chứ không phải mình nêu ra
như cô. Cô đóng góp không ai phủ
nhận nhưng nói cô là linh hồn của
Trung Nguyên thì người ta cười cho.
Trung Nguyên đến nay không có bà
Thảo cũng đâu có sao. Không ai bắt
cô phải làmviệc 16 tiếng như cô nói”.
Nghe vậy, bà Thảo đứng dậy phản
đối, đề nghị ông Vũ không được
tiếp tục xúc phạm bà. “Quyết định
ly hôn với người này là điều sáng
suốt” - bà nhấn mạnh trước tòa. Bà
nói suốt 20 năm không nói vì muốn
giữ hình ảnh cho ông Vũ trước xã
hội và với các con. “Bất kỳ một điều
gì tôi sai thì phải nói tôi sai cái gì,
tại sao sỉ nhục liên tục tôi như vậy
trong hai ngày qua? Tôi không chấp
nhận” - bà Thảo lớn tiếng.
Trong suốt phiên tòa, hai bên nhiều
lần tranh cãi lớn tiếng.•
Hai phương án chia cổ phần
LS đại diện cho ông Vũ đề xuất phương án là với bất động sản không
có sự thay đổi về quản lý so với hiện tại. Với tiền mặt, vàng và ngoại tệ tại
ngân hàng cũng như cổ phần tại các doanh nghiệp, ôngVũmuốn hưởng
70% và chia bà Thảo 30%.
Phản đối tỉ lệ chia 7-3, bà Thảo cho rằng việc phân chia tài sản hiện vật
theo tỉ lệ này là không có căn cứ pháp luật. Đại diện của bà Thảo đề nghị
chia chobàThảo51%cổphần trongCông tyCPĐầu tưTrungNguyên, 15%
trong Tập đoàn Trung Nguyên và sở hữu căn nhà trên đường Tú Xương.
LS của bà Thảo sang
ngồi bên ông Vũ và
mong muốn ông qua
ngồi bên bà Thảo để
hòa giải nhưng ông Vũ
không chịu.
Chủ tọa: Saokhông chọn cuộc sốngnhưbàhoàng?
Trong phần xét xử buổi sáng, nhiều người đã rất chú ý
đến nội dung hướng tới sự hòa giải của thẩm phán chủ tọa
tại phiên tòa đối với hai bên, nhất là những lời đối đáp với
bà Thảo.
Theo đó, sau khi hai bên luật sư hỏi xong, chủ tọa phiên
tòa đánh giá rằng cả ông Vũ và bà Thảo là những người giỏi
trong kinh doanh, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển
của đất nước. Từ đó chủ tọa khuyên bà Thảo nên suy nghĩ
lại, rút đơn ly hôn để quay về lo cho các con, tài sản vẫn là
của chung của hai người. Bà Thảo lui về chăm sóc gia đình,
giao toàn bộ việc điều hành Trung Nguyên cho ông Vũ.
Theo chủ tọa thì ông Vũ có thể đưa Trung Nguyên lên
tầm cao mới. Tài sản sau này sẽ thuộc về các con chung của
ông bà. “Chị sẽ có được cuộc sống như một bà hoàng, sống
tốt, lui về hậu trường chăm lo cho gia đình” - chủ tọa nói.
Sau thời gian tòa cho tạm nghỉ để hai bên hội ý, bà Thảo
hỏi ngược lại: “Nếu đề nghị tôi trở về, ở nhà lo việc nhà
thì thẩm phán có đảm bảo rằng anh Vũ không tiếp tục
ngoại tình, anh Vũ không tiếp tục đưa những người phụ
nữ khác vào nhà hoặc anh Vũ sẽ không chuyển công ty
sang người khác hay không? Thẩm phán có thể đảm bảo
an nguy cho mẹ con tôi không, trong suốt 5-6 năm qua mẹ
con tôi vô cùng khổ sở… Hai mươi mấy năm qua tôi đều
nhường hết cho chồng, tất cả những điều tôi làm tôi đều
nghĩ rằng để anh ấy tỏa sáng thì gia đình mình cũng tỏa
sáng. Không bao giờ tôi nghĩ rằng mình phải lo lắng hay
đề phòng gì với chồng”.
Đáp lại lời bà Thảo, chủ tọa nói: “Ông ấy rất quan tâm
đến vợ và con, thể hiện qua việc toàn bộ tiền ở ngân hàng
mà tòa xác minh tất cả đều do bà đứng tên. Như vậy anh
ấy rất tin chị mới giao hết cho vợ nắm quyền hành. Thiền,
yoga để nâng cao sức khỏe, không có tội gì cả. Không có
dấu hiệu nào cho thấy ông Vũ ngoại tình. Mấy ngày phiên
tòa diễn ra, ông Vũ thể hiện là người rất thông minh, sáng
suốt. Một người đàn ông hùng hục đi lao động ở ngoài,
kiếm tiền về cho vợ con, như con đại bàng đực chỉ có tha
mồi về cho đại bàng cái nuôi con. Sướng quá đi chứ! Tại
sao chị lại tự nhiên ôm khổ vào thân? Tôi nghĩ như thế là
hợp tình hợp lý, hợp với đạo lý và hợp với phong tục tập
quán của dân tộc Việt Nam mình”.
Nói xong, chủ tọa quay sang hỏi ông Vũ: “Ý ông thế
nào?”.
Ông Vũ đáp: “Tôi đã nói ngay từ đầu, tôi xin hỏi thẩm
phán chủ tọa và những người đàn ông ngồi ở đây mà có
một người vợ như vậy thì có thể sống chung lại ngay lập
tức được hay không? Tôi chỉ khuyên cô ấy một điều thôi,
cô hãy chịu khó lui về đi, tu tập, tu tâm lại. Tại vì cái đó
nó phát sinh ra cái nghiệp rất là xấu. Nói ra tôi thấy rất
là khó chịu. Phải sám hối thì cô mới hết cái tội được...
Còn những gì đang diễn ra, xin thẩm phán hãy hỏi những
người anh em còn trong công ty, thậm chí hỏi người thân
của cô ấy. Có người vợ nào đưa chồng vô nhà thương điên
đâu. Không người vợ có lương tri nào lại làm như vậy…”.
Chủ tọa ngắt lời: “Chúng tôi đã hiểu ý ông rồi”...
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook