040-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 25-2-2019
Kỳ vọng về thượng đỉnh
ở Hà Nội
Thượng đỉnhMỹ-Triều lần thứ hai
là sự kiện quan trọng trong lịch sử
quan hệMỹ-Triều, cũng như đối
với lịch sử “sóng gió” của bán đảo
Triều Tiên.
ĐỖTHIỆN
-
VĨ CƯỜNG
S
au khi Thế chiến thứ II
kết thúc vào năm 1945
cùng với sự thất bại của
phe phát xít, bán đảo Triều
Tiên được giải phóng khỏi sự
chiếm đóng của Nhật và bị
chia làm hai, lấy vĩ tuyến 38
làm ranh giới, theo hiệp định
giữa các cường quốc đồng
minh thắng trận. Mỹ quản
lý phần lãnh thổ phía Nam
bán đảo và Liên Xô quản lý
phần phía Bắc còn lại.
Sự phân chia này ban đầu
chỉ được dự tính như là một
tình thế tạm thời cho đến khi
một chính quyền thống nhất
được thành lập. Tuy nhiên,
sự đối đầu về ý thức hệ giữa
hai cường quốc đang chiếm
đóng đã dẫn tới sự hình thành
hai chính quyền tách biệt ở
hai miền. Đó chính là Đại
Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)
và Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Triều Tiên.
Căng thẳng ở bán đảo
Triều Tiên trong giai đoạn
này không ngừng dâng cao
với liên tiếp các vụ xung đột
quân sự xảy ra ở vĩ tuyến
38. Đỉnh điểm là cuộc chiến
tranh Triều Tiên nổ ra vào
năm 1950 và tạm dừng bằng
hiệp định đình chiến giữa hai
miền Triều Tiên ở Bàn Môn
Điếm vào năm 1953, từ đó
khu phi quân sự dọc vĩ tuyến
38 được hình thành.
Gần bảy thập niên
thăng trầm
Vào cuối thập niên 1960,
nhằm thu thập tin tức tình
báo về tàu ngầm của Triều
Tiên, cũng như các tàu ngầm
tối tân của Liên Xô được cho
là đang hoạt động trong khu
vực, hải quân Mỹ gửi đi tàu
USS Pueblo đến gần vùng
biển Triều Tiên để do thám.
Không may, con tàu bị Triều
Tiên phát hiện vào đầu năm
1968, toàn bộ thủy thủ đoàn
bị bắt giữ.
Năm1988, sự kiệnmáy bay
số hiệu 858 của Hàn Quốc bị
Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho
thượng đỉnh Mỹ-Triều
l
Sáng 24-2
: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
đến thăm và chủ trì cuộc họp báo cáo, đánh giá tình hình
chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại trung tâm
báo chí quốc tế (được đặt tại Cung văn hóa Lao động, 91Trần
HưngĐạo, quậnHoànKiếm, HàNội).Thủ tướnghoannghênh
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TP Hà Nội và các
cơ quan, đơn vị liên quan đã tích cực chuẩn bị các điều kiện
tốt nhất cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
l
Chiều 23-2
: PhóThủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh đã cắt băng khánh thành trung tâmbáo chí quốc
tế. Đã có gần 3.000 phóng viên nước ngoài vàViệt Namđăng
ký tác nghiệp, đưa tin về sự kiện thượng đỉnh Mỹ-Triều.
l
Chiều21-2
:Thượng táNguyễnThànhLong,Trưởngphòng
Tham mưu Công an TP Hà Nội, cho biết cơ quan này đã sẵn
sàng cả về lực lượng và phương tiện nhằmđảmbảo an ninh
tuyệt đối cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
l
Chiều19-2
:Tại trụ sởChínhphủ,Thủ tướngNguyễnXuân
Phúc đã chủ trì cuộc họp với các ban, ngành liên quan nhằm
rà soát công tác chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Ông Trump
(phải)
sẽ có cuộc gặp quan trọng với ông KimJong-un vào tuần này tại HàNội. Ảnh: AFP
đánh bom khiến 115 người
thiệt mạng càng “châm dầu
vào lửa” mối quan hệ giữa
Washington và BìnhNhưỡng.
Mỹ xếp Triều Tiên vào danh
sách đen những nước tài trợ
cho khủng bố.
Một trong những vấn đề
được nhắc đến thường xuyên
và dai dẳng nhất trong mối
quan hệ Mỹ-Triều là chương
trình hạt nhân của Triều Tiên.
Năm 1985, Triều Tiên tham
gia Hiệp ước không phổ biến
hạt nhân (NPT), liền sau đó
là tuyên bố phi hạt nhân hóa
năm1992 giữa hai miền được
thông qua. Tuy nhiên, đầu năm
1993 Mỹ cho công bố những
hình ảnh nghi là cơ sở hạt
nhân ở Triều Tiên và khi Cơ
quan Năng lượng nguyên tử
quốc tế (IAEA) yêu cầu thanh
tra Triều Tiên, nước này đã từ
chối và dọa rút khỏi hiệp ước.
Tháng 6-1993, Mỹ và Triều
Tiên bắt đầu những đàm phán
về vấn đề hạt nhân nhưng đều
không đạt được kết quả. Lầu
NămGóc thời điểm đó đã bắt
đầu lên kế hoạch tấn công phủ
đầuTriềuTiênvà tiếnhànhdiễn
tập quymô lớn với HànQuốc.
Phía Triều Tiên cũng cho biết
họ đã sẵn sàng chiến tranh.
Giữa tình trạng căng thẳng
đó, cựu tổng thốngMỹ Jimmy
Carter bất ngờ đề nghị tổng
thốngđươngnhiệmBillClinton
cho mình đến Triều Tiên để
tìm cách phá vỡ bế tắc vào
tháng 6-1994. Chuyến đi của
ông đã thành công, ngăn được
một cuộc chiến nguy hiểm.
Cũng trong năm 1994, Mỹ,
Triều đạt được thỏa thuận
khung. TriềuTiên nhất trí đóng
băng và cuối cùng sẽ tháo bỏ
các cơ sở hạt nhân để đổi lại
bình thường hóa quan hệ với
Mỹ. Triều Tiên cũng sẽ nhận
dầu và được hỗ trợ xây dựng
các nhà máy điện sử dụng lò
phản ứng nước nhẹ với mục
đích tránh để hạt nhân bị vũ
trang hóa. Quan hệ Mỹ-Triều
được cải thiện với các chuyến
thămqua lại, điểnhìnhnhưPhó
Nguyên soái Jo Myong-rok
tới Mỹ và ngay sau đó Ngoại
trưởngMỹMadeleineAlbright
tới Triều Tiên vào năm 2000.
Tuynhiên, quanhệMỹ-Triều
tiếp tục lao dốc dưới thời Tổng
thống Mỹ George W. Bush
(Tổng thống Bush “con”).
Trong cuộc gặp với tổng thống
HànQuốc tạiWashington vào
tháng 3-2001, ông Bush cho
biết Mỹ đang xem xét lại mối
quan hệ với Triều Tiên vì cho
rằng Triều Tiên là mối đe dọa
thật sự, đồng thời chỉ trích
người tiền nhiệmBill Clinton
đã “vội vã và thái quá” trong
việc cải thiện quan hệ với
Bình Nhưỡng.
Triều Tiên sau đó cùng với
Iran, Iraq bị chính quyềnTổng
thống Bush xếp vào “trục ma
quỷ”với cáobuộchỗ trợkhủng
bố và tàng trữ vũ khí hủy diệt
hàng loạt.Ngược lại,TriềuTiên
chỉ trích Tổng thống Bush là
độc tài. Năm2006, TriềuTiên
lần đầu tiên thử hạt nhân. Đến
năm 2009, Triều Tiên thử hạt
nhân lần thứ hai, vấp phải sự
chỉ trích nặng nề, cấm vận từ
phía Mỹ và Liên Hiệp Quốc.
24 giờ biểu tượng
ở Singapore
Khi ôngKimJong-un chính
thức lãnh đạo Triều Tiên năm
2011, Bình Nhưỡng theo đuổi
mạnhmẽ chính sách hạt nhân.
Năm 2017, cả thế giới “nín
thở” trước những màn đáp
trả qua lại giữa lãnh đạo hai
nước Mỹ, Triều, lo sợ viễn
cảnh chiến tranh hạt nhân nổ
ra trên bán đảo Triều Tiên
sau vụ thử hạt nhân lần thứ
sáu với tầm bắn có khả năng
vươn tới Mỹ.
Trong cuộc họp khẩn của
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc sau đợt thử tên lửa của
TriềuTiên, Tổng thốngTrump
đe dọa “hủy diệt hoàn toàn”
Triều Tiên nếu nước này vẫn
tiếp tục có những động thái
gây lo ngại về an ninh khu vực.
QuanhệMỹ-Triềutưởngchừng
đi vào giai đoạn bế tắc, đứng
trước viễn cảnh phải dùng vũ
lực để giải quyết mâu thuẫn.
Vào đầu năm 2018, cả hai
nhà lãnh đạo Mỹ và Triều
Tiên bất ngờ thay đổi thái độ
từ thù địch sang bày tỏ thiện
chí đối thoại và hợp tác. Ông
Kim đồng ý thương thuyết
với ông Trump và cam kết từ
bỏ chương trình phát triển vũ
khí hạt nhân, hướng tới hòa
bình. Tháng 3-2018, Triều
Tiên gửi lời mời ông Trump
tham dự hội nghị thượng
đỉnh Mỹ-Triều. Tổng thống
Mỹ nhanh chóng nhận lời và
cuộc gặp được tổ chức vào ba
tháng sau đó tại Singapore.
Đây là lần đầu tiên một tổng
thống Mỹ đương nhiệm gặp
một lãnh đạo Triều Tiên. Hai
nhà lãnh đạo tươi cười bắt tay
nhau trên thảm đỏ - cú bắt tay
“lịch sử” kéo dài 12 giây. Ông
Trump nói cả hai phía đã “xây
dựng được một liên kết đặc
biệt”, trong khi ông Kim cho
biết hai nước đã sẵn sàng “bỏ
lại quá khứ phía sau”.
Cuộc gặp đã mở ra bốn trụ
cột trong các chương trình
đàm phán hai nước, bao gồm
(i) thiết lập mối quan hệ mới
giữa Mỹ và Triều Tiên; (ii)
xây dựng cơ chế hòa bình lâu
dài và ổn định trên bán đảo
Mỹ-Triều có thể
tuyên bố hòa bình
tại bán đảo Triều
Tiên trong bối cảnh
Mỹ, Hàn Quốc,
Triều Tiên và thậm
chí là Nhật Bản,
Trung Quốc đang
trông chờ một hiệp
ước hòa bình thay
thế hiệp ước đình
chiến kéo dài từ
năm 1953.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook