040-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 25-2-2019
Bộ GTVT vừa hoàn thành và tiến hành lấy ý kiến dự thảo
tờ trình Chính phủ về đề nghị tổ chức, sắp xếp lại các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT.
Bộ GTVT cho biết hiện nay đơn vị có 47 tổ chức trực
thuộc. Trong đó, 14 tổ chức tham mưu giúp việc bộ trưởng,
một tổng cục, bảy cục và 25 đơn vị sự nghiệp.
Theo đó, Bộ GTVT sẽ có phương án sắp xếp lại một số
đơn vị trực thuộc theo lộ trình. Giai đoạn 2019-2020, đối với
các tổ chức tham mưu giúp việc bộ trưởng, giảm một vụ, còn
13 vụ. Cụ thể, tổ chức lại Vụ Môi trường và Vụ Khoa học -
Công nghệ thành Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
Đối với phòng thuộc Thanh tra Bộ, hợp nhất phòng Thanh
tra 1, 5 thành phòng Thanh tra hành chính; hợp nhất phòng
Thanh tra 2, 3 thành phòng Thanh tra chuyên ngành. Bên
cạnh đó, chấm dứt hoạt động của các phòng trong Vụ Tổ
chức cán bộ. Giữ nguyên mô hình phòng Tổng hợp - Thống
kê trong Vụ Kế hoạch - Đầu tư theo quy định.
Khối các cục, tổng cục, đến giai đoạn 2021-2025, nghiên
cứu phương án hợp nhất Cục Hàng hải và Cục Đường thủy
nội địa.
Đối với khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, giai đoạn
2021-2025, nghiên cứu phương án hợp nhất Trường CĐ
GTVT Trung ương III với Trường CĐ GTVT Trung ương
VI. Nghiên cứu đề nghị Chính phủ chuyển Viện Khoa học và
Công nghệ GTVT sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Đối với Cục Hàng hải, đầu mối trực thuộc cục sẽ giảm
một phòng, năm cảng vụ, một trung tâm vào năm 2019. Đối
với đơn vị trực thuộc cảng vụ cũng giảm 23 đơn vị trong
năm 2019-2021. Đối với Cục Đường thủy nội địa (giai
đoạn 2019-2020) các đầu mối trực thuộc cục cũng giảm hai
phòng, tăng một chi cục và một cảng…
Riêng Cục Hàng không, trong năm 2019-2020, giảm một
phòng tổ chức tham mưu giúp việc, đối với trung tâm y tế
hàng không giảm một đầu mối.
Theo Bộ GTVT, việc sắp xếp lại cơ quan hành chính nhằm
nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức, viên
Sápnhậpmột sốđơnvị trực thuộcBộGTVT
Tài xế phản đối thu phí BOT Cai Lậy tháng 11-2018. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Thứ trưởng Bộ GTVT nói về việc
trở lại BOT Cai Lậy
Phương án được lựa chọn là giữ
nguyên vị trí trạm, thực hiện giảm
giá cho các phương tiện vàmở rộng
phạmvi giảmgiá cho người dân
khu vực lân cận trạm.
PHANCƯỜNG
S
au thời gian hơnmột năm
(tháng 8-2017) tạm dừng
đểkiểmtra, rà soát, đềxuất
các phương án thuphímới, theo
kế hoạch dự kiến, BOTCai Lậy
(Tiền Giang) sẽ tổ chức thu phí
trở lại cuối tháng 2-2019. Trả
lời
Pháp Luật TP.HCM
, Thứ
trưởngBộGTVTNguyễnNhật
nhấn mạnh: “Hơn một năm
qua, các cơ quan chức năng đã
khẩn trương kiểm tra, rà soát
để việc thu phí BOT Cai Lậy
trở lại tạo được sự đồng thuận
của xã hội”.
Giữ nguyên vị trí
trạm BOT
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
sao sau hơnmột nămmới quyết
định thu phí trở lại? Ở lần thu
phí trở lại này có gì khác trước
và phương án đưa ra dựa trên
những cơ sở nào?
+ Ông
Nguyễn Nhật
: Hơn
một năm vừa qua, các cơ quan
chức năng đã khẩn trương tiến
hành thanh tra, kiểm toán dự án
(đến nay Kiểm toán Nhà nước,
ThanhtraBộKH&ĐT,Thanhtra
Bộ GTVT đã có kết luận về dự
án).BộGTVTcũngđãphối hợp
với các bộ, ngành, địa phương,
nhà đầu tư để rà soát, tính toán,
nghiên cứu đề xuất các phương
án thu phí báo cáoThường trực
Chính phủ quyết định.
Sau đó, tháng 3-2018, Bộ
GTVT đã họp lấy ý kiến các
bộ và địa phương để hoàn chỉnh
phương án báo cáo Thủ tướng
năm phương án. Trong đó, ưu
tiên một là “giữ nguyên trạm,
Mong muốn người dân ủng hộ
Chủ trương huy động nguồn lực tư nhân để đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông là chủ trương lớn của Đảng.
Thực tiễn cho thấy các dự án triển khai theo hình thức PPP đều
phát huy hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, tại một số dự án vẫn còn
có những phản ứng của một bộ phận người sử dụng đường.
Có hai nguyên nhân chính cho vấn đề này: Một là hệ thống
pháp luật của chúng ta trước đây chưa hoàn thiện, khi xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật chưa đánh giá hết tác
động đến người sử dụng đường. Hai là trong quá trình quyết
định chủ trương đầu tư các dự án, các cơ quan quản lý chưa
có nhiều kinh nghiệm, chưa cân nhắc hết các ảnh hưởng tác
động đến ngươi sử dụng, đặc biệt là đối với người dân quanh
trạm thu phí.
Để sớm giải quyết các khó khăn của dự án BOT Cai Lậy, tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án theo hình
thức hợp đồng BOT, đặc biệt là dự án đầu tư đường cao tốc
Bắc-Nam phía Đông, cần sớm thu phí trở lại đối với dự án. Do
vậy, Bộ luôn mong muốn người dân ủng hộ chủ trương đầu
tư BOT nói chung và phương án thu phí trở lại đối với dự án
BOT Cai Lậy nói riêng.
Thứ trưởng Bộ GTVT
NGUYỄN NHẬT
thực hiện giảm giá cho các
phương tiện và mở rộng phạm
vi giảm giá cho người dân khu
vực lân cận trạm”. Ưu tiên hai
là “xây dựng thêm một trạm
trên tuyến tránh, thu trên cả hai
trạm, phương tiện đi trên tuyến
nào, doanh thu sẽ hoàn vốn cho
tuyến đó”.
Kết luận tại cuộc họpThường
trựcChínhphủngày23-4-2018,
Thủtướngchỉđạo:“Thườngtrực
Chính phủ nhất trí với báo cáo
của Bộ GTVT. Bộ GTVT chủ
trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan tiếp tục rà soát, tính
toán để giảm giá xuống mức
phù hợp nhất vàmở rộng phạm
vi miễn, giảm giá dịch vụ đối
với phương tiện giao thông...”.
Triển khai kết luận, ngày
1-6-2018, BộGTVTđã họp và
báo cáo với các cơ quan chức
năng tỉnh Tiền Giang. Ngày
27-8-2018, Bộ GTVT tiếp tục
làmviệc với các bộ, các cơquan
chức năng tỉnh Tiền Giang và
nhà đầu tư. Đại diện các bộ có
ý kiến phương án 1 là lựa chọn
hợp lý, có nhiều ưu điểm hơn
nhưng cần có biện pháp đảm
bảo an ninh, trật tự. Trường
hợp muốn xử lý triệt để chỉ có
thể là Nhà nước mua lại dự án
nhưng khó khả thi trong điều
kiện ngân sách khó khăn như
hiện nay.
Ngày 8-11-2018, Thường
trực Chính phủ tổ chức họp,
cơ bản các ý kiến đều cho rằng
phương án 1 có nhiều ưu điểm
hơn và cần thiết sớm triển khai
để không ảnh hưởng lan truyền
đến các dự án tương tự có đầu
tư tuyến tránh. Ngay sau cuộc
họp, ngày 23-11-2018, PhóThủ
tướngTrịnh Đình Dũng đã chủ
trì họp với địa phương, các bộ,
ngành liên quan để quyết định
phương án cụ thể. Ngày 20-12-
2018, Thủ tướng có ý kiến: Bộ
GTVT triển khai theo phương
án giữ nguyên trạm thu phí Cai
Lậy như hiện nay.
Như vậy, nhìn lại toàn bộ quá
trình lựa chọn phương án để thu
phí lại cho dự án, chúng ta thấy
rằng các cơ quan liên quan đã rà
soát rất kỹ, đã tổ chức rất nhiều
cuộc họp, lấy ý kiến. Đặc biệt
là Thường trực Chính phủ đã
họp hai lần để xemxét phương
án tối ưu và phương án 1 được
lựa chọn theo tôi là đã đầy đủ
cơ sở, phù hợp nhất trong giai
đoạn hiện nay.
Minh bạch trong
đầu tư
.Một trong những lý do khiến
tài xế phản ứng trạm BOT Cai
Lậy là họ cho rằng trạmđặt sai
vị trí (thay vì đặt ở tuyến tránh).
Vậy khi thu phí trở lại, các vấn
đề liên quan đến vị trí đặt trạm
được giải quyết và thông tinđến
giới tài xế như thế nào để tránh
hiện tượng tương tự diễn ra?
+Trước hết, chúng tôi khẳng
định là việc đặt trạm thu phí
đúngquyđịnhpháp luật. Cụ thể,
Điều 2 Thông tư số 159/2013/
TT-BTC ngày 14-11-2013 của
BộTài chínhquyđịnh: “Đối với
quốc lộ, bộ trưởng Bộ GTVT
quyết định thành lập trạm thu
phí; trường hợp đường bộ đặt
trạm thu phí không thuộc quy
hoạch hoặc khoảng cách giữa
các trạmthu phí không đảmbảo
tối thiểu 70 km trên cùng tuyến
đường thì trước khi xây dựng
trạm thu phí, Bộ GTVT thống
nhất ý kiến với UBND cấp tỉnh
và Bộ Tài chính quyết định”.
Tại quyết định phê duyệt dự
án ngày 19-12-2013 của Bộ
GTVT, vị trí trạmthuphí của dự
án được đặt tại Km 1999+900
quốc lộ 1 (nằm trong phạm vi
tuyến tăng cường mặt đường).
Trước khi quyết định chính
thức vị trí đặt trạm, Bộ GTVT
Dự kiến trạmBOT Cai Lậy sẽ tổ chức thu phí cuối tháng 2-2019.
Ảnh: ĐÔNGHÀ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook