040-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 25-2-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Trước đó, một lãnh đạo UBND tỉnh này cũng cho rằng việc khen thưởng
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chuyên án trên là đúng quy
định.
Một câu hỏi cần tiếp tục đặt ra: Vì sao lãnh đạo tỉnh phải liên tục lên tiếng
“đúng quy định, xứng đáng” mà mọi người vẫn cứ không bằng lòng?
Theo cách hiểu thông thường, khen thưởng là sự tán dương + cho tiền của
(hay chức tước) đối với người có công trạng, làm được việc hay. Vậy trong
vụ án này công an đã “có gì hay” để chính quyền quyết định khen thưởng?
Có hai nội dung cần được mổ xẻ trước khi ra câu trả lời.
Một là
công an có đáng trách hay không khi không thể giải cứu cô gái?
Chỉ sau hai giờ mất liên lạc vào tối 30 Tết là gia đình cô gái đã đi trình
báo với công an. Thế mà nghiệt ngã vô cùng khi hơn hai ngày sau cô gái đã
bị các hung thủ thay nhau hiếp dâm, bắt giữ trái phép và cuối cùng là giết
hại để bịt đầu mối. Liệu có phải là nếu việc tiếp nhận thông tin mất tích được
xử lý kịp thời, tích cực thì rất có thể cô gái đã không phải chết tức tưởi… như
cách đặt vấn đề của nhiều người?
Không như một số vụ trọng án khác, tin báo ban đầu của gia đình không
cho thấy ngay đã/sẽ có nhiều hành vi phạm tội xảy ra để có sự tập trung truy
lùng cao độ. Bước đầu - theo lời của trưởng ban chuyên án - công an địa
phương đã tìm kiếm, rà soát, xác minh nhiều phương án (như cô gái có mâu
thuẫn với ai không, có bỏ nhà đi chơi không…). Tiếc là kết quả đã không đạt
được do các hung thủ quá ma mãnh, táo tợn.
Dẫu rất không hài lòng với một kết thúc đau đớn nhưng không thể vì thế
mà vội đặt vấn đề công an địa phương thiếu trách nhiệm khi họ đã vào cuộc
trong hạn định (24 giờ kể từ lúc tiếp nhận tin) và hiện không có bằng chứng
về sự lơ là, trễ nải.
Hai là
công an có dở hay không khi đã khai quật để khám nghiệm lại tử
thi?
Qua phát hiện của người dân về xe máy và thi thể cô gái (không mặc quần
dài, chỉ có quần lót…), Công an tỉnh Điện Biên đã xác lập chuyên án để tập
trung lực lượng của nhiều nguồn nhằm nhanh chóng phá án.
Từ tình trạng trên của nạn nhân, lập tức có nhiều nghi vấn về năng lực
phán đoán, điều tra của công an địa phương. Bởi lẽ lúc đầu công an chỉ khởi
tố tội giết người, cướp tài sản và mấy ngày sau họ mới khởi tố bổ sung tội
hiếp dâm (cùng tội bắt giữ người trái pháp luật, tàng trữ trái phép chất ma
túy). Mặc dù có những trường hợp thủ phạm giở trò đánh lạc hướng điều tra
và có thể còn có những lý do thuộc về nghiệp vụ… nhưng trong vụ này đã
khám nghiệm tử thi mà lại khởi tố như vậy thì rõ là từ đầu đã không xác định
cho đầy đủ.
Điều đáng nói là đã có việc phải khai quật để khám nghiệm lại tử thi.
Giám đốc công an tỉnh nêu lý lẽ: Do kết quả điều tra, tài liệu, chứng cứ và
lời khai của các đối tượng còn nhiều mâu thuẫn nên cơ quan điều tra buộc
phải thực hiện yêu cầu của VKS là khai quật lại để làm rõ hơn…
Đến giờ kết quả khám nghiệm tử thi của hai lần vẫn chưa được công bố để
làm rõ hơn mục đích phải khai quật tử thi. Thế nên giải thích trên của giám
đốc công an tỉnh không thể loại bỏ suy nghĩ của số đông là ban chuyên án
đã không lường trước được các tình huống phức tạp của vụ án, là lần đầu đã
chưa giám định hết các chi tiết mà lẽ ra phải làm.
Và vì thế việc khai quật tử thi để khám nghiệm lại dù không sai luật định
nhưng làm sao có thể nói là không dở!
Có một thông tin pháp lý khác cần được lưu ý thêm. Theo Nghị định
91/2017 thì khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập
được thành tích đột xuất; thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài
chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải làm.
Luật Công an nhân dân có giao cho công an nhiệm vụ đấu tranh chống tội
phạm để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Theo đó, việc tìm ra các thủ phạm -
nhất là khi đã xác định có trọng án nhờ “mắt, miệng” của người dân nên bắt
buộc phải dồn sức phá án - có là thành tích đạt được ngoài nhiệm vụ của ban
chuyên án để phải khen thưởng nóng?
E là nếu căn ke “ngoài nhiệm vụ phải làm” thì không chỉ Điện Biên mà
nhiều tỉnh, thành khác từng khen thưởng nóng lực lượng điều tra về những
việc làm đương nhiên sẽ giật nảy vì có thể đa số đã làm không đúng quy
định. Có lẽ Bộ Nội vụ nên có ý kiến chi tiết về việc này để các nơi thực hiện
chặt chẽ.
Trước mắt, cần phải thấy là không nên khen thưởng nóng cho lực lượng
phá án ở Điện Biên. Không phải vì “đã có sự ăn mừng trước cái chết của
người khác” như nhiều nhận xét “ác mồm”, vì chuyện nào ra chuyện đó.
Đơn giản chỉ là tuy có thể không làm sai nhưng họ đã không đủ giỏi để xử lý
tốt vụ án.
Trong trường hợp thấy cần có sự động viên, khích lệ đối với những vất vả
ngày đêm trong Tết để phá án thì tỉnh có thể tính toán bồi dưỡng công sức để
không trái với Nghị định 91.
Đề nghị này cũng dành cho nhiều tỉnh, thành khác để tới đây các quyết
định khen thưởng nóng liên quan đến lực lượng công an có sự chọn lọc kỹ
càng, thuyết phục hơn về những công trạng vượt trội, tránh lạm phát, điều
tiếng...
THU TÂM
Thưởngnóngvụ côgái giaogà :
Sai!
YẾNCHÂU
B
ị cáo Phan Thị Thủy bị xét
xử về một tội ít gặp là tội
vi phạm các quy định về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý
hiếm. Tình huống mà bị cáo này
vi phạm pháp luật hình sự cũng
ít ai ngờ tới.
Bị tội vì mua rắn về…
ngâm rượu
Theo đó, trưa 26-1-2018, bị cáo
Thủy đã mua của hai người đàn
ông (chưa xác định lai lịch) một
con rắn hổ mang trọng lượng 1,3
kg về ngâm rượu với giá 600.000
đồng. Tại kết luận giám định của
Viện Sinh học nhiệt đới thuộc
ViệnHàn lâmKH&CNViệt Nam
xác định vật chứng có tên gọi là
rắn hổ chúa, thuộc danh mục loài
động vật nguy cấp, quý hiếmđược
ưu tiên bảo vệ. Với hành vi này,
Thủy bị TANDTP.HCM xử phạt
một năm tù cho hưởng án treo.
Theo thẩm phán Kiệt, về mặt
ý thức chủ quan của bị cáo Thủy
mua con rắn hổ mang mục đích
để ngâm rượu và không biết đó
là động vật quý hiếm cấm mua
bán. Nhưng hành vi của bị cáo
đã vi phạm pháp luật hình sự,
pháp luật bắt buộc người phạm
tội phải biết đó là động vật quý
hiếm, không nên mua bán, kinh
doanh. Bài học rút ra trong mọi
trường hợp chúng ta không nên
mua bán, tiêu thụ các loài động
vật quý hiếm vì nếu không cẩn
thận vô tình sẽ trở thành tội phạm.
Bài học cho nhân viên
ngân hàng và khách hàng
Một vụ án khác mà quá trình
TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm
các bị cáo đã khóc nức nở vì tiếc
cho những việc làm thiếu suy nghĩ
củamình. HồNgọc Thủy và đồng
phạm bị khởi tố về tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại đến tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp.
Vụ án xảy ra tại phòng giao dịch
của Ngân hàng Eximbank Chi
nhánh TP.HCM, do Lê Nguyễn
Hưng, phó giám đốc Eximbank
Chi nhánh TP.HCM, lợi dụng
chức vụ dùng thủ đoạn tinh vi
chiếm đoạt của ngân hàng hơn
264 tỉ đồng (Hưng bỏ trốn nên bị
cơ quan CSĐT truy nã).
Riêng đối với các bị cáo Hồ
Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Thi,
Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần
Phó chánh tòa:
Bài học từ 3
vụ án
ThẩmphánHuỳnh Anh Kiệt, Phó Chánh Tòa Hình sự
TANDTP.HCM, chia sẻ về những vụ án có tính giáo dục
cao thông qua thực tiễn xét xử.
Thẩm
phán
Huỳnh
Anh
Kiệt.
Ảnh:
YẾN
CHÂU
Nhờ người hù dọa đòi nợ và hậu quả
Vụ án ChuThiết Thực và đồng phạmbị TANDTP.HCMxét xử về
tội cưỡng đoạt tài sản là dẫn chứng cho việc đòi nợ không theo
quy định của pháp luật dẫn đến tù tội. Cụ thể, Thực và Nguyễn
Bá Trác quen biết nhau nên Thực kể cho Trác nghe việc anh Hải
thiếu nợ mình 239 triệu đồng. Thực kêu Trác và Phong (bạn của
Trác) đòi nợ giúp và hứa sẽ chia 50% số tiền đòi được. Sau đó
nhóm của Trác đã gặp, dọa nếu anh Hải không trả tiền thì cả gia
đình sẽ bị xử và đưa anhHải vàobệnh viện cắt thậnbánđể trừ nợ.
Trong lúc anh Hải đưa tiền trả nợ thì cả nhómbị công an bắt giữ.
Theo thẩmphán Kiệt, thực tế anh Hải có nợ tiền bị cáo nhưng
Thực đã đòi nợ không theo quy định của pháp luật, đã thuê
người hù dọa để đòi tiền dẫn đến phạm tội. Đây là một bài học
sâu sắc về việc cho vay (mượn) tiền và đòi tiền. Phương pháp
tối ưu nhất là nhờ các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thông
qua việc khởi kiện dân sự để đòi tiền, tài sản tại TAND các cấp.
Trongmọi trườnghợp
chúng takhôngnênmua
bán, tiêu thụ các loài
động vật quýhiếmvì nếu
không cẩn thậnvô tình
sẽ trở thành tội phạm.
Nguyễn Xuân Lan, Cao Lan
Phương và Lương Quốc Anh là
các nhân viên. Ở các vị trí công
việc khác nhau, do quá tin tưởng
Hưng là người quản lý trực tiếp
nên các bị cáo đã thực hiện không
đúng các quy định của Ngân hàng
Nhà nước và các quy chế của
Eximbank. Các bị cáo đã lập giấy
ủy quyền khống, viết nội dung
giả mạo giấy ủy quyền, lập chứng
từ cho khách hàng rút tiền trong
các tài khoản tiết kiệm, lập các
lệnh chi giả, ký tên vào mục chủ
tài khoản rút tiền. Hậu quả là đã
giúp sức cho Hưng chiếm đoạt
của Eximbank hơn 239 tỉ đồng.
Theo thẩmphánKiệt, vụ án trên
được xem là bài học lớn cho các
giao dịch viên ngân hàng (giống
bị cáo) cũng như khách hàngVIP
(giống người bị hại). Thứ nhất,
dù là khách hàng VIP hay thân
quen với ngân hàng cũng không
nên ký ủy quyền để làm bất cứ
việc gì. Nếu đã ký ủy quyền thì
khi lãnh hoặc rút tiền phải có mặt
tại ngân hàng mới bảo đảm được
tài sản của mình. Thứ hai, đối với
các nhân viên ngân hàng dù có là
khách hàng VIP cũng phải thực
hiện theo đúng quy định của ngân
hàng, không cả nể cấp trên vì có
thể vì thế mà cả sếp và mình sẽ
vướng lao lý. Trong trường hợp
này, nếu cấp phó sai có thể báo
cáo lên thủ trưởng hoặc phản ánh
lên lãnh đạo cao hơn để tự bảo vệ
mình hoặc có thể đấu tranh kịch
liệt bằng cách xin nghỉ.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook