042-2019 - page 13

13
Cặp vợ chồng đưa kỹ thuật
thụ tinh ống nghiệm ra thế giới
HOÀNG LAN
S
ài Gòn một ngày đầu
năm, chúng tôi hẹn bác
sĩ (BS)VươngThị Ngọc
Lan và Hồ Mạnh Tường,
cặp vợ chồng được biết đến
là một trong những người
tiên phong trong kỹ thuật
thụ tinh ống nghiệm (IVF)
ở Việt Nam (VN).
Qua điện thoại, BS Lan
cho biết chị đang chấm bài
cho sinh viên, BS Tường thì
đang công tác ở miền Tây.
Chị chia sẻ vài ngày rồi chị
cũng chưa gặp chồng vì có
khi BS Tường về thì chị lại
đi và ngược lại.
Thời khắc lịch sử
Rồi chúng tôi cũng sắp xếp
được buổi hẹn mà cả hai vợ
chồng cùng cómặt tại căn nhà
nhỏ trên đường Trần Đình Xu
(quận 1, TP.HCM).
Khi trò chuyện, BS Lan khá
sôi nổi cònBSTường lại điềm
tĩnh. Thế nhưng ánh mắt cả
hai đều rạng ngời khi nhắc lại
những ngày đầu bắt tay vào
công việc - thời điểm cả nước
chưa từng có em bé thụ tinh
ống nghiệm nào ra đời. Có lẽ
họ cũng không ngờ đó là cái
nghiệp theo suốt đời mình.
Vào những năm 1990,
công tác IVF được Bệnh viện
(BV) Từ Dũ, TP.HCM quyết
tâm thực hiện đầu tiên trên
cả nước. BS Tường là một
trong những người được cử
đi học ở Pháp về IVF và nằm
trong êkíp học tập chuyển
giao công nghệ IVF từ các
chuyên gia người Pháp sang
VN làm việc.
BS Tường nhớ lại: “Thời
điểmđó, trong xã hội, ngành y
và ngay cả ở BV có nhiều dư
luận không đồng tình, thậm
chí chống đối triển khai IVF
ở VN. Thậm chí một giáo sư
tiến sĩ trong ngành đã gửi thư
đếnQuốc hội đòi cấmlàmIVF
vì sợ rằng… sẽ sinh ra quái
thai. Bởi vậy, thành công hay
thất bại của chương trình có
thể ảnh hưởng đến sinh mệnh
chính trị và uy tín của nhiều
người liên quan đến nó”.
Do đó, êkíp đã làm việc
ngày đêm chuẩn bị cho thời
khắc lịch sử của IVF VN.
Tất cả dụng cụ làm IVF như
thuốc, hóa chất, môi trường
nuôi cấy... đều được mang từ
Pháp về. BS Lan lúc này mới
ra trường, vào làm việc ở BV.
“Mẹ tôi là BS Nguyễn Thị
Ngọc Phượng, Giám đốc BV
và làm tổng chỉ huy chương
trình, tôi phụ ghi chép theo
dõi bệnh nhân. Đoàn Pháp
qua thực hiện chọc hút lấy
trứng muốn biết tình trạng
bệnh nhân thì tôi cung cấp.
Một nữ chuyên gia người
Pháp còn khá trẻ nói với tôi
muốn làm công việc này tốt
trước hết phải hiểu bệnh nhân
nên đã đề nghị tôi vào nhóm
nghiên cứu” - BS Lan nhớ lại.
Vì đều còn trẻ nên BS Lan
và BS Tường chủ yếu dành
thời gian ởBV. “Lúcmới thực
hiện IVF, chúng tôi gặpmuôn
vàn khó khăn, thuốc gì cũng
không có. Danh mục BộY tế
cũng không hề có chọc hút
phôi, thụ tinh ống nghiệm,
chúng tôi cũng không quan
tâm được lãnh bao nhiêu tiền.
Ngày nào cũng làm việc quần
quật từ 7 giờ sáng đến 8 giờ
tối, không có cả thời gian xài
tiền” - BS Lan kể.
Mọi quan tâm của êkíp
là phôi có tốt không, bệnh
nhân có thai không. Họ hồi
hộp khi thông báo kết quả
chuyển phôi, nín thở theo
dõi thai nhi có dấu hiệu bất
thường. Áp lực càng nặng
khi cả xã hội đều biết BVTừ
Dũ đang triển khai kỹ thuật
này và trông chờ những đứa
bé thụ tinh ống nghiệm sẽ ra
sao, có giống những đứa trẻ
bình thường không.
Đứa bé được sinh mổ vào
ngày 30-4-1998 cùng với hai
bé Lưu Tuyết Trân và Mai
Quốc Bảo sau này được đặt
tên Phạm Tường Lan Thy.
Hai chữ Tường, Lan là lời
cám ơn chân thành của cha
mẹ bé với hai bác sĩ (dù lúc
này họ chưa thành vợ chồng).
Đứa bé ấy nay đã là cô gái 21
tuổi giỏi giắn, được biết đến
là “hot girl ống nghiệm” với
thành tích học tập nổi bật và
đang du học ở Nhật.
Y học luôn có giới hạn
Trongnhữngngày tháng cần
mẫn nhen nhóm từng mầm
sống, BS Lan và BS Tường
đã dần tìm thấy ở nhau sự
đồng cảm, gần gũi và quyết
định về chung một nhà.
BS Lan chia sẻ mỗi ngày
chị đều gặp rất nhiều ca khó.
Có bệnh nhân điều trị ròng rã
10-15 năm ở nhiều BV khác
nhau, có những bệnh nhân thất
bại hơn 10 lần. Nhiều trường
hợp hạnh phúc gia đình bị
đe dọa nếu điều trị thất bại,
người vợ không thể có con.
“Chúng tôi có nhiều ca
thành công và cũng có những
ca thất bại. Yhọc luôn có giới
hạn của nó. Khi điều trị một
ca thành công, nhìn niềm
Thụ tinh ống nghiệm ở VN
rẻ nhất thế giới
Chi phí khoảng 80 triệu đồngmỗi ca IVF không thấp so với
thunhậpởVNnhưng lại vào loại thấpnhất thếgiới. Campuchia,
Indonesia, Malaysia đã có thụ tinh ống nghiệm nhưng phải
thuê chuyên gia nước ngoài hỗ trợ, còn ởVN chúng tôi tự làm
nên tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Ở Campuchia, mỗi ca IVF phải chi hơn 6.000 USD (hơn 140
triệu đồng). Ở Mỹ chỉ có người giàu mới lo nổi khi chi phí
này lên đến 25.000 USD. Singapore dù được nhà nước hỗ trợ
nhưng chi phí vẫn còn khá cao.
BS
HỒ MẠNH TƯỜNG
Nhiều khi nhìn
bệnh nhân không
thể có con sau nhiều
năm điều trị tốn
kém, chúng tôi
cảm thấy có lỗi một
phần.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư27-2-2019
vui của các gia đình, chúng
tôi ý thức được nhiều hơn ý
nghĩa công việc mình đang
làm. Đó là một trong những
động lực giúp chúng tôi vượt
qua khó khăn để học tập và
làm việc tốt hơn, giúp được
nhiều người hơn.
Nhiều khi nhìn bệnh nhân
không thể có con sau nhiều
năm điều trị tốn kém, chúng
tôi cảm thấy có lỗi một phần.
Nhưng những cặp vợ chồng
phải chia tay vì điều trị thất bại
làm chúng tôi ray rứt nhất. Từ
đó chúng tôi quyết tâmnghiên
cứu các phác đồ điều trị mới,
tăng cơ hội thành công của
IVF” - BS Lan bày tỏ.
Nghiên cứu gây
tiếng vang thế giới
Sự đồng cảm, chia sẻ trong
công việc đã giúp cặp vợ
chồng BS cùng “thăng hoa”
thực hiện những công trình
nghiên cứu mang tính bước
ngoặt. Họ miệt mài chuyển
giao kỹ thuật IVF, đưa kỹ
thuật thụ tinh ống nghiệm của
VN vươn tầm Đông Nam Á
và thế giới.
“Phần thưởng lớn nhất của
người làm nghiên cứu là khi
kết quả nghiên cứu được công
nhận, được công bố trên các
tạp chí uy tín và nhiều người
ứng dụng kết quả nghiên cứu
vàođiềutrịcho
người bệnh”
- BS Tường
chia sẻ.
Vào những
năm2000,công
bố nghiên cứu
khoa học trên
các tạp chí y
học nổi tiếng
không xa lạ trên thế giới nhưng
còn lạ lẫm ở VN. Nhiều năm
học tập ở nước ngoài, hơn ai
hết họ hiểu được ý nghĩa của
việc công bố công trình nghiên
cứu trên các tạp chí này.
BS Lan nhớ lại cảm giác
hồi hộp khi gửi bài cho tạp
chí
RBMO
về phác đồ điều trị
cho bệnh nhân có hội chứng
buồng trứng đa nang với liều
thuốc được hạ xuống thấp nhất
phù hợp với thể trạng gầy của
ngườiViệt. Sau khi nhận được
phản hồi với hàng chục câu
hỏi bắt bẻ, nghi ngờ số liệu,
chị cảm thấy khá hụt hẫng.
Không nản lòng, không
muốn VN có ấn tượng xấu,
chị kiên nhẫn soạn thư. Thư
đi qua lại nhiều lần, đến khi
hết “vốn” trả lời, nhómnghiên
cứu vẫn tiếp tục nhận được câu
hỏi. BS Lan thay mặt nhóm
phản hồi lần cuối: “Những gì
tôi đã trả lời là tất cả những
gì tôi có”.
Bất ngờ đã xảy ra vào phút
chót khi công trình nghiên cứu
được chấp nhận và đăng trang
trọng trên tạp chí. Thông qua
bài báo, nhómnghiêncứuđược
biết đến nhiều hơn. Không
lâu sau hội nghị phóng noãn
thế giới được tổ chức, hai vợ
chồng được mời đích danh
tham dự báo cáo và chia sẻ
kinh nghiệm.
Thừa thắng
xônglên,nhóm
tiếp tục nghiên
cứuvàcôngbố
nhiềuđềtàitrên
các tạp chí y
học uy tín thế
giới. Đến nay
nhóm đã có
gần 30 bài báo công bố quốc
tế. Gần đây họ gây xôn xao
dư luận trong và ngoài nước
khi công trình nghiên cứu về
trữ phôi đông lạnh hay phôi
tươi trong kỹ thuật IVF hiệu
quả hơn đăng trên tạp chí y
khoa
New England Journal
of Medicine (NEJM).
Đây là
lần đầu tiên chủ trì dự án là
người VN có bài nghiên cứu
đăng trên tạp chí này.
Niềm vui nhân lên khi BS
Lan được hiệu trưởng ĐH Y
Dược TP.HCMký quyết định
thưởng gần 300 triệu đồng về
việc đăng bài báo quốc tế trên.
BS Lan đã tặng toàn bộ tiền
cho quỹ Giải thưởng tài năng
trẻ ĐH Y Dược TP.HCM. •
Cặp vợ chồng bác sĩ Ngọc Lan - Mạnh Tường đã cùng nhau thực hiện những nghiên cứu táo bạo,
đưa kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm của Việt Namghi dấu ấn trên bản đồ y học thế giới.
KỶ NIỆM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27-2
Tiêu điểm
20.000
là số cặp vợ chồng hiếmmuộn
do BS Ngọc Lan - Mạnh Tường
trực tiếp điều trị trong hơn 20
năm qua.
Ngoài ra, họ còn tham gia
đào tạonhiềubác sĩ ởVNvà các
nước, chuyển giao công nghệ
cho nhiều BV trong nước. Ước
tính đã có hơn 10.000 ca điều
trị thành công.
Lab IVF ở BV TừDũ năm1999 còn rất sơ khai. Ảnh: TL
Gia đình BSMạnh Tường - Ngọc Lan cùngmẹ là
BSNguyễn Thị Ngọc Phượng. Ảnh: TL
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook