042-2019 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư27-2-2019
Tiêu điểm
Tổng thốngMỹ Donald Trump và Chủ tịch CHDCNDTriều Tiên KimJong-un tại hội nghị thượng đỉnh
lần thứ nhất ở Singapore vào tháng 6-2018. Ảnh: THEWASHINGTONPOST
Các nước kỳ vọng gì trước thềm
thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Các cường quốc trên thế giới đang theo dõi hội nghị thượng đỉnhMỹ-Triều lần hai với kỳ vọng về
một kết quả tốt đẹp và thiết thực hơn so với những gì đạt được ở hội nghị đầu tiên vào nămngoái.
PHẠMKỲ
Đ
ối với Trung Quốc, vấn
đề Triều Tiên không chỉ
dừng lại ở yếu tố an ninh
hạt nhân mà còn là những bất
ổnhiệnhữu trongmôhìnhkinh
tế của nước này; và bất cứ sự
cố nào của Triều Tiên cũng sẽ
trở thành cơn đau đầu cho Bắc
Kinh trong nhiều vấn đề.
Trung Quốc - người
đỡ đầu của Triều Tiên
Tại buổi họp báo hôm qua,
26-2, Bộ trưởng Ngoại giao
TrungQuốcVươngNghịđãbày
tỏ sự lạc quan vào hội nghị sắp
tới. Ông nói: “Hội nghị thượng
đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ sớm
diễn ra và hy vọng hội nghị sẽ
đạt được bước tiến mới nhằm
giải trừ hạt nhân và thiết lập
cơ chế hòa bình trên bán đảo
Triều Tiên”.
Trước khi hội nghị lần thứ
nhất ở Singapore diễn ra, nhà
lãnh đạoTriềuTiênKimJong-
un đã cómột số cuộc gặp riêng
với Chủ tịchTậpCậnBìnhmà
mục đích của những cuộc gặp
này được cho là nỗ lực củaBắc
Kinh nhằm đảm bảo quyền
lợi của Trung Quốc trên bàn
đàm phán.
Nga - đồng minh
tin cậy
Điện Kremlin cũng đã dành
những lời chúc tốt đẹp cho
sự thành công của hội nghị
Mỹ-Triều. Trong một cuộc
họp báo mới đây, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Nga - bà
Maria Zakharova khẳng định
Moscow sẵn sàng đóng góp
vào việc thiết lập quan hệ giữa
Bình Nhưỡng vàWashington.
8,36
triệu thùng dầu thô của Venezuela trị giá
nửa tỉ USD đang nằm trôi nổi ở ngoài khơi
bờ biển của nước này, do quốc gia Nam
Mỹ này đang chật vật tìmkiếmngười mua
sau khi Mỹ tuyên bố áp đặt các biện pháp
trừng phạt mới nhằm vào Venezuela hồi
tháng trước. Tổng cộng 16 tàu đang vận
chuyển số hàng trên thuộc Tập đoàn Dầu
khí Quốc giaVenezuela (PDVSA), Chevron,
Valero Energy và Rosneft Oil, theo các báo
cáo vận tải biển và dữ liệu theo dõi tàu do
hãng
Bloomberg
thu thập được.
TRÙNG QUANG
TàuMỹ qua eo biểnĐài Loan, khiêukhíchTrungQuốc
Sự kiệnnày sẽ là cơhội quyết
định để giải quyết mối đe dọa
chiến tranh cũng như các lo
ngại khác về an ninh trên bán
đảo Triều Tiên, đồng thời cho
phépchúngtatiếntớikỷnguyên
của nền kinh tế dựa trên động
lực hòa bình.
Tổng thống Hàn Quốc
MOON JAE-IN
Trước đó, có nhiều tin tức nói
rằng Nga đã đề nghị một cách
bí mật với Bình Nhưỡng việc
cung cấpmột nhàmáy điện hạt
nhân cho Triều Tiên nhằm đổi
lấyviệc tháodỡvũkhí hạt nhân.
Bên cạnh Trung Quốc, Nga
là nước có sức ảnh hưởng sâu
rộng lênTriềuTiên trêncác lĩnh
vực kinh tế và chính trị, với cơ
sở hạ tầng viễn thông hiện tại
củaTriềuTiêndoNgacungcấp
cũng như rất nhiều lao động
nướcnàyđang làmviệcchocác
doanh nghiệpNga. Ngày 26-2,
NgoạitrưởngNgaSergeiLavrov
cho biết Mỹ đã hỏi ý kiến của
nước này về những lời khuyên
đàmphán với TriềuTiên trước
thềmcuộc gặp thượng đỉnh tại
thủ đô Hà Nội của Việt Nam
mà nhiều khả năng là do mối
quan hệ thân mật giữa Nga và
Triều Tiên.
Hàn Quốc - đối tác
tương lai
Với tư cách là quốc gia láng
giềng cùng chia sẻ biên giới
vớiTriềuTiên, an ninh bán đảo
TriềuTiên từ lâuđã làvấnđề tối
quan trọng mà Hàn Quốc hết
sức quan tâm. Ngoài ra, nước
nàycũnghyvọngsựthànhcông
của hội nghị Mỹ-Triều lần hai
sẽ khởi đầu sự hợp tác kinh tế
giữa hai miền và xa hơn làmột
bán đảoTriềuTiên thống nhất.
Trongmộtcuộchọpnộicáchôm
25-2, Tổng thống Hàn Quốc
Moon Jae-in cho biết: “Chúng
ta cầu chúc cho thành công của
hội nghị thượng đỉnh và bày tỏ
sự ủng hộ của chúng ta với hai
nhà lãnh đạo, vì sự kiện này
sẽ là cơ hội quyết định để giải
quyết mối đe dọa chiến tranh
cũng như các lo ngại khác về
anninh trênbánđảoTriềuTiên,
đồngthờichophépchúngtatiến
tới kỷ nguyên của nền kinh tế
dựa trên động lực hòa bình”.
Trong một cuộc phỏng vấn
vớimộtsốngườidânHànQuốc
của đài
AFP
, họ đều tỏ thái độ
tích cực đối với hội nghị lần
hai, nhất là người trẻ và mong
muốn sự đối đầu giữa hai miền
có thể kết thúc, hòa bình chính
thức được thiết lập. Tuy nhiên,
để thực hiện được những việc
trên, bán đảo Triều Tiên phải
hoàn toàn được giải trừ vũ khí
vàhạt nhân, theoquanđiểmcủa
cựu trưởng đàmphán hạt nhân
Hàn Quốc Chun Yung-woo.
Ông cho rằng việc chỉ hủy bỏ
tên lửa đạn đạo liên lục địa chỉ
làmộtchínhsáchcólợichoMỹ.
lần này, cả Nhật Bản và Mỹ
đều hướng đến một mục tiêu
chung: phi hạt nhân hóa toàn
diệnởbánđảoTriềuTiên.Nhưng
trong khiWashington chỉ dừng
lại ở việc loại bỏ hoàn toàn các
vũ khí hạt nhân có khả năng đe
dọaMỹ thìTokyocònmuốncó
sự biếnmất của các tên lửa đạn
đạo tầm trung và gần, thứ vẫn
luôn được xem là mối nguy
hại lớn hơn tới lãnh thổ nước
này. Với khả năng quốc phòng
phụ thuộc phần lớnvào sựhiện
diện của quân đội Mỹ trên đảo
quốc này, Nhật Bản sẽ có phần
lo ngại khi một phần của thỏa
thuận phi hạt nhân hóa là việc
Mỹ phải rút toàn bộ lực lượng
quân sự ở Hàn Quốc. Theo
ông Katsuhito Asano, nguyên
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật,
chính phủ nước này “rất thận
trọng” về kết quả của hội đàm
Mỹ-Triều lần hai do kết quả có
phần mơ hồ của lần thứ nhất.
Ông nói thêm: “Nhật chỉ có thể
đánh giá chính xác khi mà kế
hoạch phi hạt nhân được thực
hiện theo lộ trình”.
Gần đây, Thủ tướng Nhật
ShinzoAbe được cho là đã đề
cửTổng thốngTrump cho giải
NobelHòabìnhvìnhữngnỗlực
thúc đẩy hòa bình ở bán đảo
TriềuTiên. Điều đó cũng phần
nào thể hiện thiện ý của Nhật
cho dùTokyo vẫn còn đau đáu
những nỗi lo vềBìnhNhưỡng.
EU - người quan sát
mẫn cán
Đối với vấn đề Triều Tiên,
quan điểmcủaLiênminh châu
Âu (EU) luônmongmuốn bán
đảonàycóthểđạtđượctìnhtrạng
phi hạt nhân hóa toàn diện và
duy trì an ninh trong khu vực.
TheoTSRamonPachecoPardo
(Viện Nghiên cứu châu Âu về
quan hệ quốc tế thuộc Trường
King’sCollegeLondon (Anh)),
do châu Âu từng trải qua một
thời gian dài cải cách thể chế
và tự do hóa thị trường sau khi
Chiến tranh lạnh kết thúc nên
các quốc gia của châu lục này
hiểu rất rõ những gì mà Triều
Tiên đang phải đối mặt. Tuy
nhiên, ông nhấnmạnh hội nghị
Mỹ-Triềulầnhaicóthểđạtđược
kết quả tốt đẹp hay không phụ
thuộc vào thiện chí của Bình
Nhưỡng. Trong quá khứ, EU
từng có những đóng góp của
riêng mình trong nỗ lực thúc
đẩy hòa bình bằng các thỏa
thuận hợp tác và hỗ trợ kinh tế
với Triều Tiên.
Tuy nhiên, EU cũng bộc lộ
một số lo ngại về công nghệ
tên lửa và vũ khí hạt nhân của
Triều Tiên có thể lọt vào tay
các nhóm khủng bố ở Trung
Đông, vốn là vấn đề đặc biệt
quan tâmđối với các nhà chức
trách ở “Lục địa già” khi châu
lục này phải hứng chịu nhiều
vụ khủng bố thảm khốc trong
những năm gần đây.•
Ngày 25-2, hai tàu chiến thuộc hải quân
Mỹ đi qua eo biển Đài Loan nhằm tăng
cường sự hiện diện ở vùng biển chiến lược
này.
Động thái trên được đưa ra khi Tổng
thống Trump vừa cho biết Mỹ và Trung
Quốc đang “ở gần, rất gần” một thỏa thuận
chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại kéo
dài nhiều tháng. Tuy nhiên, sự hiện diện
của hai tàu chiến này có nguy cơ sẽ làm
gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa hai
cường quốc nhưng nhiều khả năng sẽ được
Đài Loan đón nhận như một dấu hiệu ủng
hộ từ chính quyền Trump cho lập trường
độc lập khỏi Trung Quốc của chính quyền
Đài Bắc. Bắc Kinh đang gia tăng áp lực lên
hòn đảo này nhằm thể hiện chủ quyền của
mình theo chính sách “một Trung Quốc”.
Hai tàu chiến Mỹ xuất hiện khi chỉ còn vài
ngày nữa hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều
sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam.
Trong thông cáo về hai tàu chiến trên, Hạm
đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết “sự
di chuyển của hai tàu chiến ở eo biển Đài
Loan chứng minh cam kết của Mỹ cho một
khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do
và rộng mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt
động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho
phép”. Ngày 26-2, Cơ quan phòng vệ Đài
Loan cho biết hai tàu chiến Mỹ đã rời khỏi
eo biển và tiếp tục lộ trình hướng về phía
Bắc theo kế hoạch.
Mặc dù không có quan hệ chính thức với
Đài Bắc nhưng Washington vẫn hỗ trợ hòn
đảo này trong việc phòng thủ. Lầu Năm
Góc cho biết Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn
15 tỉ USD vũ khí kể từ năm 2010. Về phần
mình, tại buổi họp báo hôm qua (26-2),
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Lục Khảng đã bày tỏ sự tức giận trước
hành động này của Mỹ: “Chúng tôi kiên
quyết phản đối hành động gây hấn của Mỹ
vốn không có lợi cho hòa bình và ổn định ở
eo biển Đài Loan”.
VI CƯỜNG
Gần đây, Thủ tướng
Nhật Shinzo Abe
được cho là đã đề cử
Tổng thống Trump
cho giải Nobel Hòa
bình vì những nỗ
lực thúc đẩy hòa
bình ở bán đảo
Triều Tiên.
Nhật Bản - lo lắng
hiện hữu
Với cuộc gặp thượng đỉnh
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook