042-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư27-2-2019
Đến nay, việc Công an tỉnh Điện Biên khen thưởng lực
lượng công an phá án vụ nữ sinh viên đi giao gà bị làm nhục
rồi bị giết trong dịp Tết vừa qua vẫn còn có ý kiến khác nhau
trong dư luận.
Tuy nhiên, căn cứ vào tất cả thông tin, tình tiết, diễn biến
của vụ việc cho đến thời điểm này, có thể khẳng định việc
Công an tỉnh Điện Biên căn cứ vào quy định nào để khen
thưởng cũng đều không thỏa đáng.
Theo Điều 13 Nghị định 91/2017 (quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng) thì việc
khen thưởng trong vụ này chỉ có thể thuộc một trong hai
trường hợp: Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt
được (khoản 1 Điều 13) hoặc khen thưởng đột xuất (khoản 3
Điều 13).
Nếu Công an tỉnh Điện Biên căn cứ vào khoản 3 Điều
13 Nghị định 91/2017 để khen thưởng đột xuất thì rõ ràng
là không ổn, như
Pháp Luật TP.HCM
từng phân tích trên
chuyên mục Luật và Đời, số báo ngày 25-2.
Nhiều ý kiến lại cho rằng có thể công an đã căn cứ vào
khoản 1 Điều 13 để khen thưởng theo công trạng. Theo
hướng dẫn tại điều luật thì khen thưởng theo công trạng,
thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá
nhân
có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao
, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập
thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định
xem xét, đánh giá, công nhận.
Có điều dựa trên những thông tin đã được cung cấp chính
thức tại cuộc họp báo và những ý kiến phát biểu sau đó của
lãnh đạo công an tỉnh thì việc khen thưởng nếu căn cứ vào
khoản 1 Điều 13 nói trên vẫn không thuyết phục. Nhìn vào
toàn cảnh vụ việc và tiến trình phá án có thể thấy rằng công
an đã dùng các biện pháp nghiệp vụ trong ngành như các vụ
án tương tự khác. Chưa kể việc khám nghiệm tử thi không
đầy đủ dẫn đến việc phải khai quật tử thi lần nữa để khám
nghiệm lại theo yêu cầu của VKSND cùng cấp. Vì thế, khó
có thể nói là công an đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong
quá trình phá án để có thể được khen thưởng theo công
trạng.
Một vấn đề quan trọng khác là chưa có văn bản nào
hướng dẫn như thế nào là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và
công trạng đến mức thế nào sẽ được thưởng. Cả Nghị định
91 và thông tư hướng dẫn đều không quy định rõ. Cụ thể,
theo Điều 2 Thông tư 08/2017 của Bộ Nội vụ (hướng dẫn
Nghị định 91/2017) thì việc đánh giá, công nhận mức độ
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phạm vi ảnh hưởng của thành
tích do người đứng đầu quyết định và chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Như vậy, quy định đang giao cho người có thẩm quyền
khen thưởng quyết định chứ không có thước đo nào để
đánh giá. Hậu quả là những đánh giá đó có thể sẽ dẫn đến
cảm tính, không thuyết phục và không chính xác như trong
vụ việc này.
Nhìn rộng ra qua vụ việc này và những vụ khen thưởng
trong vụ án khác ngay sau khi phá án của các địa phương
mà báo chí hay gọi là thưởng nóng, có thể thấy quy định liên
quan tại Nghị định 91 nêu trên còn chưa thật rõ ràng. Cơ
quan chức năng nên có hướng dẫn cụ thể như thế nào là xuất
sắc, hiểu như thế nào là đột xuất ngoài nhiệm vụ được giao,
khi nào thì được thưởng theo công trạng. Điều này giúp các
địa phương, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dễ dàng áp dụng
thống nhất, thuyết phục, người được thưởng cũng thấy xứng
đáng với điều mình nhận được.
THANH TÙNG
Vượt quá phòng vệ chính đáng?
Khi Lê Minh Phương bị khởi tố, khá nhiều ý kiến tranh cãi về hành vi chém trộm trong
đêm của Phương là giết người hay phòng vệ chính đáng.
Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng với hành vi đột nhập vào nhà của bị hại, việc bị cáo
phòng vệ là cần thiết và chính đáng để bảo đảm sự an toàn cho bản thân và gia đình.
Đặt tình huống nửa đêm bất ngờ có bóng đen xuất hiện, chủ nhà có quyền lập tức
phòng vệ chứ không cần phải đợi kẻ gian có hành vi tấn công. Việc đánh phủ đầu là
được phép vì hành vi đột nhập vào chỗ ở trong đêm ẩn chứa những nguy cơ cực lớn
về khả năng xảy ra án mạng.
Cạnh đó, việc bị cáo dùng kiếm chém loạn xạ trong bóng tối khi chưa bật đèn, dẫn
đến hậu quả gây thương tích cho bị hại có dấu hiệu phòng vệ chứ không phạm tội. Hoặc
trong trường hợp hành động vượt quámức cần thiết, căn cứ yếu tố hậu quả có thể xử lý
về tội giết người (hoặc cố ý gây thương tích) do vượt quá giới hạnphòng vệ chínhđáng…
Người chém kẻ trộm
vẫn bị tội giết người
TANDCấp cao tại Hà Nội vẫn giữ nguyên tội danh giết người và
giảmán hai năm tù cho bị cáo chémkẻ trộm lẻn vào nhà trong đêm.
TUYẾNPHAN
M
ới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội
mở phiên phúc thẩm xét xử đối
với bị cáo Lê Minh Phương (52
tuổi, trú Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về tội giết
người. Đây là vụ án từng gây rất nhiều
tranh cãi trong dư luận về tội danh mà bị
cáo bị truy tố.
Tại phiên phúc thẩm, bị cáo tiếp tục giữ
nguyên nội dung kháng cáo, đồng thời thành
khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Đại diện
hợp pháp của bị hại cũng xác nhận hiện
cháu T. đã cơ bản bình phục sức khỏe, gia
đình bị cáo đã khắc phục toàn bộ số tiền
bồi thường theo bản án sơ thẩm…
Cuối cùng, HĐXX phúc thẩm đã tuyên
giảm hình phạt cho bị cáo từ chín năm
xuống còn bảy năm tù về tội giết người.
Theo hồ sơ, do không được cha cho ăn
cơm nên khoảng 0 giờ ngày 23-11-2017,
cháu NĐT (16 tuổi) đột nhập vào cửa hàng
tạp hóa của gia đình Lê Minh Phương để
tìm đồ ăn và trộm cắp tài sản. Lúc này, vợ
chồng bị cáo đang ngủ trên gác.
Phát hiện tiếng động bất thường, vợ bị cáo
Phương ngó xuống phía dưới và phát hiện
cháu T. đang lục lọi đồ đạc nên đánh thức
chồng dậy. Ngay sau đó bị cáo đi xuống
Bị cáo kháng cáo vì cho rằng
mức án quá nghiêm khắc, tòa
sơ thẩm chưa xem xét hết các
tình tiết của vụ án; gia đình bị
hại cũng có đơn kháng cáo đề
nghị giảm hình phạt cho
bị cáo.
Bị cáo LêMinh Phương. Ảnh: BPT
Thưởngnóngvụ côgái giaogà: Ápdụngđiềukhoảnnào cũng sai!
tầng một, lấy thanh kiếm rồi nấp vào chỗ
kín quan sát. Cùng thời điểm, cháu T. vừa
ăn bánh mì vừa tiến về chỗ chủ nhà. Chờ
T. tiến lại gần, Phương xông tới dùng kiếm
chém liên tiếp hai nhát vào đầu và tay đối
phương. Bị chém, T. vụt chạy ra phía cửa và
cầu xin chủ nhà đừng đánh nữa.
Biết chồng đã khống chế được
trộm, vợ bị cáo bật sáng đèn rồi
từ trên gác đi xuống hỏi chuyện
thiếuniênđộtnhậpnhàmình.Tiếp
đó, con dâu của bị cáo hỏi số điện
thoại của gia đình cháu T. và gọi
điệnthoạithôngbáonhưngkhông
ai nghemáy.
Nhận raT. ởgầnnhàmìnhnên
Phương không đánh nữa và cất
hung khí đi. Vợ bị cáo thấy nạn
nhânbịchảynhiềumáunêngọixe
cấp cứu đưa tới bệnh viện, đồng
thời trình báo cơ quan công an.
Trong quá trình điều tra, cơ
quan chức năng xác định tổng
tỉ lệ tổn hại sức khỏe tương ứng
với nhiềuvết thương lênđếnhơn
90%. Lê Minh Phương bị khởi tố, truy tố về
tội giết người. Đầu tháng 11-2018, TAND
TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt
Phương chín năm tù về tội này. Bị cáo kháng
cáo vì cho rằngmức án quá nghiêmkhắc, tòa
sơ thẩm chưa xem xét hết các tình tiết của
vụ án. Gia đình bị hại cũng có đơn kháng
án theo hướng giảm hình phạt cho bị cáo.•
9x xách “hàng đá” đi chơi
thì bị tóm
(PL)- Ngày 26-2, TAND huyện Thạch
Hà, Hà Tĩnh xử sơ thẩm và tuyên phạt bị
cáo Phạm Văn Nguyên (sinh năm 1991,
trú xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà) 20
tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma
túy.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyên đã thành
khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội
của mình.
Theo cáo trạng, Nguyên là đối tượng
nghiện ma túy. Ngày 11-12-2018, Nguyên
đi từ nhà đến huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh)
chơi. Khi đi qua cây xăng xã Thạch Châu,
huyện Lộc Hà, Nguyên gặp một người đàn
ông tên Đoài. Do quen biết nhau từ trước
và biết Đoài có bán ma túy nên Nguyên đã
hỏi mua hai gói ma túy đá (có khối lượng
0,5522 g) với giá 500.000 đồng.
Sau đó Nguyên cất ma túy vào túi áo
khoác màu đen đang mặc trên người rồi
đi về nhà. Nguyên lấy chiếc áo khoác bên
trong có chứa ma túy điều khiển xe máy đi
đến khu vực thôn Đồng Giang, xã Thạch
Khê, huyện Thạch Hà thì bị Công an
huyện Thạch Hà phát hiện, bắt quả tang.
PHÚ VINH
Tài xế taxi lãnh án vì nhận tiền
cước bằng ma túy
(PL)- Ngày 26-2, TAND huyện Thạch
Hà, Hà Tĩnh xử sơ thẩm lưu động đã
tuyên phạt Dương Văn Thắng (sinh năm
1990) 12 tháng tù giam về tội tàng trữ
trái phép chất ma túy.
Thắng là tài xế taxi, ngày 1-12-2018,
Thắng đón khách là một người đàn ông
quen mặt nhưng không biết tên trước
một khách sạn tại TP Hà Tĩnh.
Sau khi chở khách đi một số địa điểm
ở TP Hà Tĩnh, tổng số tiền cước người
khách này phải trả là 330.000 đồng. Do
không có tiền trả nên người khách này
đã đưa cho Thắng một gói nylon nói là
ma túy đá, có giá trị 700.000 đồng và nói
Thắng cầm, có gì liên lạc lại.
Nghe vậy, Thắng cầm số ma túy với
mục đích khi người khách này liên lạc
trả tiền cước xe thì sẽ trả lại số ma túy
này cho khách. Sau đó, qua kiểm tra
hành chính, Công an huyện Thạch Hà
phát hiện Thắng đang tàng trữ trái phép
số ma túy đá có trọng lượng 0,1995 g
trên taxi.
P.VINH - V.VIỆT
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook