042-2019 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư27-2-2019
ĐỖTHIỆN- LANNGUYỄN
thực hiện
,,
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đ
ại sứNguyễn Phú Bình,
nguyên Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao, cựu đại sứ
Việt Nam (VN) tại HànQuốc,
nhận định rằng quan hệ Mỹ-
Triều vẫn còn nhiều vấn đề
cần giải quyết cụ thể, thậm
chí có những khó khăn. Tuy
nhiên, quan trọng hơn cả là
hiện nay không khí lạc quan
đang bao trùm quan hệ hai
nước và bán đảo Triều Tiên.
Cử chỉ nhỏ, ý nghĩa
lớn của ông
Kim Jong-un
. Phóng viên
:
Thưa ông,
sáng hôm qua (26-2) khi đến
ga Đồng Đăng (Lạng Sơn)
và lên xe về Hà Nội, Chủ tịch
Kim Jong-un đã có một hành
động mà giới báo chí gọi là
“chưa từng có”. Đó là hạ kính
xe chống đạn xuống để vẫy
tay chào người dân - dường
như không giống với phong
cách kín đáo của lãnh đạo
Triều Tiên nhiều năm qua.
Ông đánh giá ý nghĩa của
hành động này ra sao?
+ Đại sứ
Nguyễn Phú
Bình
: Tôi nghĩ rằng đây là
một cử chỉ nhỏ nhưng mang
ý nghĩa lớn. Thứ nhất, đây là
lần đầu tiên trong gần 60 năm
qua mới có một chuyến thăm
của người đứng đầu Triều
mở cửa bảo vệ thì hành động
đó khá đặc biệt.
Ngoài ra, tôi cho rằng cử chỉ
của ôngKimcòn cho thấy ông
ấy tin tưởng rằng môi trường
ở VN rất an toàn và sẽ không
có vấn đề gì trở ngại khi ông
mở cửa xe chào người dân.
Điều đó càng khiến người
dân VN có thiện cảm với vị
lãnh đạo này và không khí
đón tiếp vì thế nồng hậu hơn.
. Theo quan sát của cá nhân
ông thì để đến được thượng
đỉnh lần hai tại Hà Nội, cả
Mỹ và Triều Tiên đã tiếp cận
vấn đề hạt nhân ở bán đảo
Triều Tiên ra sao?
Đột phá mang lại
hòa bình khu vực
. Sau thượng đỉnh lần thứ
nhất tại Singapore, hai nước
đạt được thỏa thuận bốn điểm.
Ông nhận định như thế nào về
khả năng tiến triển ở thượng
đỉnh lần hai?
+ Sau thượng đỉnh lần một
thì nhiều người vẫn còn nghi
ngờ triển vọng giải quyết mâu
thuẫn Mỹ-Triều, vì các xung
đột cơ bản nhất vẫn còn đó
(điển hình là quan điểm về
phi hạt nhân hóa). Tuy nhiên,
cần nhận thấy rằng Triều Tiên
đang tạmngừng các hoạt động
phát triển hạt nhân và Mỹ đã
ngừng tập trận chung với Hàn
Quốc. Điều đó cho thấy cả hai
đang có thiện chí với nhau.
Tôi tin rằng có đủ cơ sở để
giải quyết những mâu thuẫn
giữa Washington và Bình
Nhưỡng, mặc dù phải thừa
nhận cần thêm thời gian để
giải quyết từng bước.
Ví dụ, trước đâyMỹ khẳng
định sẽ trừng phạt Triều Tiên
cho đến khi nước này phi hạt
nhân hóa hoàn toàn, có thể
kiểm chứng và không bị đảo
ngược. Nhưng gần đây, ông
Trump đã dịu giọng hơn. Ông
chủ Nhà Trắng khẳng định
không vội trong việc ép buộc
Triều Tiên phi hạt nhân hóa
ngay lập tức. Vì vậy, trong
lần này Triều Tiên có thể đáp
ứng từng phần yêu cầu của
Mỹ. Đổi lại, Mỹ cũng có thể
từng bước giảmmức độ cấm
vận tương xứng hành động
của Triều Tiên.
Như vậy, lo ngại về mâu
thuẫn Mỹ-Triều trong tương
lai xa tuy vẫn còn nhưng tôi
thấy tín hiệu lạc quan nhiều
hơn, thậm chí là bao trùm
quan hệ hai nước trước thềm
thượng đỉnh lần hai.
. Trong không khí ông đánh
giá là lạc quan thì đâu sẽ là
những kết quả có thể cảm
nhận và đong đếm được trong
lần thượng đỉnh này?
+ Trước thềm thượng đỉnh,
cả Mỹ và Triều Tiên đều bày
tỏmongmuốn sẽ đạt được đột
phá trong lần gặp này. Tôi tin
rằng với quyết tâm đó, dựa
vào kết quả thượng đỉnh lần
một, cả Mỹ và Triều Tiên sẽ
đạt được thỏa thuận chung tích
cực hơn. Khả dĩ nhất là hai bên
sẽ tuyên bố chung chấm dứt
tình trạng chiến tranh ở Triều
Tiên 1950-1953. Để đạt được
một hiệp ước hòa bình tại bán
đảoTriềuTiên sẽ cần thêmthời
gian và vài cuộc thương thuyết
nữa. Nhưng tuyên bố hòa bình
tại Hà Nội sẽ là một đột phá.
Đại sứ
Nguyễn Phú
Bình.
Ảnh:
L.NGUYỄN
Nhiều tín hiệu lạc quan trước
thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ông Kim Jong-un đã khởi đầu chương trình thượng đỉnhMỹ-Triều tại Việt Nambằng những
cử chỉ ấn tượng, hứa hẹn đột phá trong hai ngày thượng đỉnh.
Tiên đến VN. Chuyến thăm
gần nhất đó chính là chuyến
thăm VN của Chủ tịch Kim
Nhật Thành vào năm 1964.
Như vậy, dù có quan hệ
truyền thống và gần gũi nhưng
lãnh đạo Triều Tiên đã rất
nhiều năm chưa có chuyến
thăm chính thức VN. Trong
chuyến thămVN lần này, ông
Kim mở cửa xe chống đạn,
vẫy tay chào người dân VN
thì tôi cho rằng đó là một cử
chỉ thân tình. Sự thân tình này
càng có ý nghĩa khi hành động
của ôngKimvượt qua quy tắc
an toàn: Đến một quốc gia xa
lạ mà ông Kim vẫn thoải mái
+ Việc Triều Tiên thử tên
lửa đạn đạo có tầmbắn 13.000
km mà Mỹ cũng nằm trong
tầm bắn đó đã khiến thế giới
chấn động. Mỹ và nhiều nước
đã đấu khẩu qua lại với Triều
Tiên khiến căng thẳng leo
thang. Tuy nhiên, trong lúc
căng thẳng nhất thì các bên
dường như nhận ra cần phải
“tháo ngòi nổ”. Bởi lẽ chiến
tranh đã là đáng sợ thì chiến
tranh hạt nhân lại càng đáng
sợ hơn rất nhiều.
Vấn đề gốc rễ liên quan đến
mâu thuẫn về hạt nhân giữa
Mỹ vàTriềuTiên chính là việc
BìnhNhưỡng xemhạt nhân là
phương tiện đảm bảo an ninh
và bảo vệ chủ quyền dân tộc
trước Mỹ và các đồng minh
của Mỹ. Hạt nhân là thứ mà
Triều Tiên dùng để yêu cầu
Mỹ và đồng minh của Mỹ
phải đối xử bình đẳng với
mình. Trái lại, Mỹ muốn kêu
gọi cộng đồng quốc tế trừng
phạt Triều Tiên vì hạt nhân.
Cuộc tranh cãi này không hồi
kết. Giải pháp khả dĩ chính
là Mỹ làm thế nào để Triều
Tiên an tâm, đồng thời thấy
vũ khí hạt nhân không còn
cần thiết.
“Tôi cho rằng cử
chỉ của ông Kim
còn cho thấy ông ấy
tin tưởng rằng môi
trường ở VN rất an
toàn và sẽ không có
vấn đề gì trở ngại
khi ông mở cửa xe
chào người dân.”
. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Triều đang có
đà phát triển lạc quan, VN nên ứng xử như thế
nào để đảm bảo và gia tăng vị thế, uy tín sau
thượng đỉnh?
+VNvàTriềuTiêncónhiềuđiểmchungvềlịch
sử,cụthểlàtừngtrảiquachiếntranhvớiMỹ.Lần
này Triều Tiên chọn VN làm địa điểm gặp ông
Trump cho thấy Bình Nhưỡng có niềm tin với
Hà Nội. Quan trọng hơn, cần lưu ý rằng không
giốngnhưthượngđỉnhSingapore,thượngđỉnh
Hà Nội còn là dịp lãnh đạoTriềuTiên thực hiện
chuyến thămchính thức song phương với VN.
Nhưvậy,VNvừalàmộtđịađiểmtổchứcthượng
đỉnhmà TriềuTiên tin cậy, vừa làmột quốc gia
đối tác mà TriềuTiên xem trọng.
Trong tương quan quan hệ với Mỹ, VN là
quốc gia từ thù nghịch thành bạn với Mỹ
trước, còn Triều Tiên hiện vẫn còn trong tình
trạng thù nghịch với Mỹ, chí ít là về biểu hiện
cấmvận. Ngoài ra, từ nền kinh tế bao cấp nay
VN đã có sự phát triển kinh tế ấn tượng. Đây
là những gợi ý quan trọng đối với Triều Tiên
không chỉ về chính sách với Mỹmà còn chính
sách cải tổ nền kinh tế. VN có thể tận dụng
những vấn đề này để thúc đẩy quan hệ với
Mỹ và Triều Tiên trong tương lai.
Việt Nam tiếp cận quan hệ Mỹ-Triều ra sao?
Góc nhìn
Mỹ-Triềuđang từngbước “chậmmà chắc”
Ngay từ khi Tổng thốngMỹ Donald Trump nhận lời gặp Chủ tịch
CHDCNDTriềuTiênKimJong-unvàođầunăm2018,nhiềungườicho
rằng đó chỉ là một sự kiện “thoáng qua” khi quan hệ Mỹ-Triều quá
căngthẳng.ChođếntrướcthềmthượngđỉnhSingapore,giớinghiên
cứu vẫn thấy rõ sựbối rối của các phái đoànngoại giaoMỹ lẫn Triều
Tiên trong việc thảo luận đi đến thống nhất một tuyên bố chung.
Động cơ của ông Trump không rõ ràng, trong khi nhu cầu cải
cách nền kinh tế đang gặp khó khăn của ông Kimrất rõ. Nhưng nét
văn hóa chính trị rất đặc trưng của ông Trump - không ai biết ông
ấymuốn gì, càng khó đoán ông ấy sẽ làmgì, ngay cả những người
thân cận. Trong khi Triều Tiên vẫn không có những dấu hiệu cho
thấy sẽ từ bỏ các thành quả hạt nhân mà họ dày công phát triển.
Thượng đỉnh lần thứ nhất kết thúc bằng tuyên bố bốn điểm: (i)
Thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và Triều Tiên; (ii) Xây dựng cơ
chế hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên; (iii) Phi hạt
nhân hóa - phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên; (iv)
Tìm hài cốt quân nhân hy sinh và mất tích trong chiến tranh Triều
Tiên. Báo chí và chuyên gia tốn không ít giấy mực trong khi các
đoàn ngoại giao Mỹ-Triều phải qua lại nhiều lần để cố giải quyết
cái gọi là “phi hạt nhân hóa”.
Tuy nhiên, dường như cả hai giậmchân tại chỗ: Triều Tiên quyết
không từ bỏ hạt nhân khi Mỹ còn cấm vận; ngược lại Mỹ không
bỏ cấm vận khi vũ khí hạt nhân còn trên đất Triều Tiên. Cho đến
thượng đỉnh lần hai, giới quan sát bắt đầu nhận ra rõ ràng hơn
cách tiếp cận mới của hai nhà lãnh đạo Trump, Kim.
ÔngTrumpvẫngiữquanđiểmTriềuTiênsẽphihạtnhânhóanhưng
ông“khôngvội”ép,trongkhiTriềuTiênbắtđầucónhữngđộngtháicởi
mởvàlinhhoạttrongngoạigiaovớiMỹvàmộtsốnướcliênquan.Đây
làmột thế lưỡng nan, phụ thuộc lớn vào niềm tin giữa hai quốc gia.
Một tuyên bố hòa bình để chấmdứt cuộc chiến tranh Triều Tiên
1950 (đình chiến từ năm 1953 đến nay); một tuyên bố tiếp tục
từng bước phá bỏ các cơ sở sản xuất hay bãi thử hạt nhân có thể
kiểm chứng từ Triều Tiên tại thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này tại Hà
Nội sẽ là những bước đi “chậmnhưng chắc”, tạo nền tảng niềm tin
cho những quyết định táo bạo hơn giữa hai nước trong tương lai.
ĐỖ THIỆN
Ông KimJong-unmở cửa kính xe chống đạn chàomọi người. Ảnh: VGP
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook