043-2019 - page 13

13
3 cô giáo đi xin cơm chay
cưu mang học trò
NGUYỄNTRÀ
“G
iờ tụi nhỏ ngoan hết
rồi, tự lo được sinh
hoạt cá nhân, biết
nấu ăn, ra đường biết chào
cô chú, ông bà… Tất cả là
nhờ các cô giáo” - chị Hồ
Thị Nguyệt Ánh (51 tuổi),
hàng xóm cơ sở Bảo trợ xã
hội Trái Tim, kể lại. Các cô
giáo trong lời kể của chị Ánh
chính là cô Nguyễn Thị Thúy
Hoa, Hồ Thị Kim Thoa và
Nguyễn Thị Thanh Thủy.
“Nghỉ Tết lâu quá, nhớ
cô nên Bình đi tìm”
Chị Hồ Thị Nguyệt Ánh
không chỉ là người dân sống
lâu năm tại đây mà có một
khoảng thời gian trước đó
chị còn phụ các cô giáo chăm
nomhọc viên. Câu chuyện chị
nhớ nhất là vào một ngày Tết,
Bình - học viên lớn tuổi nhất
của trung tâm đột nhiên mất
tích. Cậu đi từ chiều tới tối
mịt vẫn chưa về, gia đình tá
hỏa đi tìm. Không ai biết anh
chàng đi đâu cho tới khi nhận
được cuộc điện thoại của cô
giáo. Thì ra Bình bỏ nhà đi
thăm cô Thoa. Nghỉ Tết tận
hai tuần, nhớ cô giáo quá nên
Bình đi tìm. Nhưng nhà cô ở
quận Gò Vấp, chẳng hiểu sao
Bình đi lạc đến tận huyện Củ
Chi, đi xa quá Bình quên luôn
đường về nhà. “Đến lúc đói,
mệt, nó ngồi ngay cây xăng
khóc. Người ta hỏi chuyện,
nó nói ú ớ, chỉ nhớ mỗi số
điện thoại cô giáo” - chị Ánh
kể. Cô giáo mà Bình đi tìm
là cô Hồ Thị Kim Thoa. Mỗi
lần nhắc lại câu chuyện này,
cô Thoa vẫn còn rưng rưng
xúc động.
Ở tầng trệt của cơ sở, nổi
bật là bảng điểm thưởng ghi
rõ tên, tuổi của từng học viên
và những chấm đỏ, chấm đen
dày đặc. Trong đó, đa phần
là những chấm đỏ. Hiểu đơn
giản chấm đỏ là khen, chấm
đen là phạt.
Tại cơ sở, mỗi học viên
có nỗi bất hạnh cũng như sở
thích, thói quen và cả những
nỗi sợ hãi riêng. Chẳng hạn,
Thành Sơn sức khỏe rất yếu,
em phải ngồi xe lăn để di
chuyển. Hồi mới vào lớp, em
còn không cầm đũa, muỗng
được. “Nhưng Sơn rất thích
ăn bún bò Huế. Lần đó, các
cô nấu bún bò, tập để Sơn
làm quen với muỗng, đũa.
Cô nói với Sơn rằng nếu tự
gắp được một cọng bún, Sơn
sẽ được một chấm đỏ” - cô
Thoa nhớ lại. Bàn tay run rẩy
cầm chắc đôi đũa rồi lại rớt,
lại gắp tiếp…Mỗi lần nhớ lại,
các cô vẫn không khỏi rưng
rưng. Bữa trưa hômấy kéo dài
cả tiếng đồng
hồ. Nhưng rồi
Sơn cũng làm
được. “Đó là
một chàng trai
nghị lực và rất
thông minh”
- các cô giáo
mỉm cười, tự
hào nói về cậu
học viên của
mình.
Sơn đã biết
tự gắp, xúc ăn.
Tú không còn sợ đám đông
và sấm sét. Dũng không còn
ngồi quay mặt vào tường lẩm
nhẩm nói chuyện một mình,
chàng trai còn bận dệt vải
vừa nghêu ngao hát “con cò
bé bé” kia kìa. Bình đã biết
nấu cơm. Thủy đã chắc tay
ở những công đoạn dệt may
rất khó…
“Chúng tôi
dạy các em
cáchbật,tắtbếp
gas, cách nấu
mì, cách pha
nước chanh,
cách cầmđũa,
dạy các em ăn
xongtựđưabát
đi rửa, dạy các
em nghề dệt
vải… Ở nhà,
nhiều gia đình
vì thương con,
vì sợ cháy nhà, sợ bẩn, sợ hư
hỏng… mà làm thay tất cả.
Nhưng hãy tin vào các em.
“Có lần ông xã tới
đây, lũ trẻ chạy ra lễ
phép mừng đón, ông
ấy thương quá nên
chấp nhận cho tôi
dạy ở đây, còn kinh
tế gia đình thì ông
ấy nói cứ để ông ấy
gánh thay.”
Thủy
kể
Đời sống xã hội -
ThứNăm28-2-2019
Cha mẹ đâu sống cả đời để
lo cho con được” - cô Hoa
chia sẻ.
Mong bán được
vải dệt để học trò
không bị đói
Hơn 10 năm đã trôi qua,
bao nhiêu giáo viên đến rồi
đi chẳng đếm nổi. Lương ít,
áp lực công việc nên dù rất
thương các em, nhiều cô giáo
cũng đành xin nghỉ. Có thời
điểm khó khăn nhất, các cô
phải đi xin cơm chay từ thiện
mỗi trưa cho học trò. Lúc đầu
xin nhiều, người ta không cho,
sau đó chính các cô giáo đã
mời đơn vị từ thiện đến cơ sở
tham quan. Những suất cơm
nghĩa tình đã giúp cô trò vượt
qua giai đoạn khó khăn nhất.
Đó cũng là những ký ức mà
các cô không bao giờ quên.
Với cô Hoa, đã từng có
một trường quốc tế ở quận 7
(TP.HCM) nhận cô về dạy
với mức lương cao nhưng
hằng ngày nhìn những học
viên dần hồi phục cô không
đành. Cô Thủy, cô Thoa
cũng từng có những công
việc riêng cho mình nhưng
vì tình thương dành cho các
học viên kém may mắn này
mà các cô vẫn ở đây đến bây
giờ. “Có lần ông xã tới đây,
lũ trẻ chạy ra lễ phép mừng
đón, ông ấy thương quá nên
chấp nhận cho tôi dạy ở đây,
còn kinh tế gia đình thì ông
ấy gánh thay” - cô Thủy hạnh
phúc kể.
Hằng ngày các cô tất bật
dạy nghề dệt, may cho đồng
nghiệp, cùng nhận hàng gia
công. Họ may đủ thứ, bán
kiếm tiền lo cho học viên.
Nhiều người hiểu ra việc
của cô Hoa và đồng nghiệp,
họ cảm thông và chia sẻ. Cơ
sở này là nhà của một người
quen cho các cô thuê với giá
tượng trưng. Những người ở
chợ “vừa bán vừa cho” các
học viên. Có lúc cơ sở nhận
được kẹo bánh và cả lì xì của
nhữngmạnh thườngquânxa lạ.
Chúng tôi nhìnmột lượt hết
cơ sở, lướt qua tủ trưng bày
các sản phẩm dệt rực rỡ màu
sắc được làm nên từ bàn tay
những chàng trai, cô gái kém
may mắn. Biết chúng tôi sắp
về, các học viên xếpmột hàng
ngay ngắn tiễn chúng tôi ra
đến tận ngoài đường.
Tạm biệt những người
bạn và ba cô giáo hiền, trên
đường về nhà lòng chúng tôi
bâng khuâng mãi về câu nói
của cô Hoa: “Mong cái máy
may cũ đừng hư, mong cho
sản phẩm các emdệt ra sẽ bán
được nhiều để các em không
bị đói”. •
BVNhi đồng2một ngàynhậnhai niềmvui lớn
Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2,
BV Nhi đồng 2, TP.HCM tổ chức buổi lễ khánh thành và
chính thức đưa vào hoạt động máy chụp cộng hưởng từ
Multiva 1.5 tesla (MRI,
ảnh
).
Hệ thống cộng hưởng từ Multiva 1.5T cho phép chụp
cộng hưởng từ thường quy mang đến chất lượng hình ảnh
cao, rõ nét, thuận lợi trong việc chẩn đoán trong các lĩnh
vực thần kinh, sọ não, cơ xương khớp, ổ bụng.
Theo BS Mai Tấn Liên Bang, Trưởng khoa Chẩn đoán
hình ảnh, BV Nhi đồng 2, việc đưa vào hoạt động máy
cộng hưởng từ Multiva 1.5T có ý nghĩa rất lớn cho việc
chủ động tối đa trong công tác chẩn đoán, điều trị của đội
ngũ nhân viên y tế. Đồng thời cũng giúp nhân viên y tế,
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tiết kiệm thời gian,
giảm rủi ro khi phải di chuyển bệnh nhi để chụp MRI ở
bên ngoài.
Theo BS Bang, thời gian gây mê và chụp mất khoảng
20-30 phút/ca. Do vậy, mỗi ngày BV có thể thực hiện tối
đa 16-24 ca. Điều này giúp cho việc điều trị được nhanh
và thuận lợi, an toàn hơn.
Theo số liệu thống kê tại phòng Kế hoạch tổng hợp của
BV, từ năm 2011 đến 2018, BV Nhi đồng 2 đã gửi bệnh
nhi đến các đơn vị y tế khác trên địa bàn TP.HCM để chụp
MRI hơn 7.300 ca. Thời gian có kết quả thường sau một
ngày. Tuy nhiên, muốn thực hiện kỹ thuật chụp MRI trên
trẻ em, bệnh nhân phải được gây mê nên không có nhiều
đơn vị thực hiện kỹ thuật này.
Khác với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sử dụng
tia X không an toàn với trẻ em, chụp cộng hưởng từ
(MRI) là một kỹ thuật hiện đại trong y khoa, sử dụng từ
trường và sóng radio để tạo ảnh.
Đến nay các nhà khoa học đều chưa thấy tác hại của từ
trường máy MRI đối với cơ thể nên chụp MRI là phương
tiện chẩn đoán khá an toàn đối với trẻ em, kèm thêm ưu
thế tạo ảnh với độ phân giải cao rõ nét, giúp các bác sĩ có
thể nhìn thấy các cấu trúc nội tạng bên trong cơ thể, từ đó
phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác các bệnh lý ở trẻ
em như dị tật bẩm sinh, u, viêm…
Cùng ngày, BV Nhi đồng 2 đã long trọng tổ chức lễ đón
nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì lập thành
tích trong việc phát triển ngành y tế nước nhà, góp phần
trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
trong năm năm liền. Có tám cá nhân và năm tập thể khoa,
phòng của BV đã được trao bằng khen.
HOÀNG LAN
Ngày đầu tới lớp, có em liên tục cúi mặt xuống đất, có emquaymặt vào tường nói chuyệnmột mình,
có emkhông biết cầmđũa, muỗng, có emnghe tiếng sấm sét là chui tọt vào góc cầu thang run rẩy.
Tiêu điểm
Hiện tại cơ sở Bảo trợ xã hội
TráiTim(đườngPhạmHuyThông,
quận Gò Vấp, TP.HCM) là chốn
đi vềmỗi ngày của 18 học viên.
Mỗi học viên một cuộc đời bất
hạnh,cóngườimắcbệnhDown,
ngườibệnhbạchtạng,ngườibại
não hoặc thiểu năng trí tuệ hay
người hoàn cảnh gia đình khó
khăn. Họ được các côgiáonuôi
dạy, chămsóc, phụchồi…hoàn
toànmiễn phí.
Cô giáoNguyễn Thị Thanh Thủy hướng dẫn các học viên dệt vải. Ảnh: TRƯỜNGGIANG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook