043-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm28-2-2019
NGÂNNGA
C
uối năm 2018, TAND Cấp cao
tại TP.HCMđưa vụ án phó giám
đốc Công ty TNHHMTVLâm
nghiệp Gia Nghĩa từng bị kết tội
ba năm tù ra xử phúc thẩm nhưng
vẫn chưa thể tuyên án.
Bị buộc tội khi giao khoán
đất cho dân
Theo hồ sơ, tháng 6-2013, ông
Phạm Quốc Đính (phó giám đốc
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp
Gia Nghĩa) được giao phụ trách
Xí nghiệp lâm nghiệp Nghĩa Tín.
Cuối năm 2013, một số diện tích
đất rừng thuộc ba tiểu khu trên
lâm phần Xí nghiệp Nghĩa Tín bị
nhiều người dân lấn chiếm và chặt
phá trái phép. Vì vậy, ông Đính
đã chỉ đạo xí nghiệp tổ chức họp
thống nhất xin chủ trương của
Công ty Gia Nghĩa để tiến hành
giao khoán đất trồng rừng theo
Nghị định 135/2005. Công ty Gia
Nghĩa đồng ý về mặt chủ trương
và chỉ đạo ông Đính giải quyết
theo quy định.
Năm 2014, ông Đính được bổ
nhiệmkiêm làmgiámđốc Xí nghiệp
Nghĩa Tín nên đã chỉ đạo lực lượng
quản lý bảo vệ rừng thông báo
cho các hộ dân ai có nhu cầu nhận
khoán đất để trồng rừng thì liên hệ
ông Đính để làm thủ tục. Trong số
nhiều hộ dân đăng ký thì có hai hộ
ông Võ Thành Sơn và ông Đàm
Văn Sâm đến gặp ông Đính để xin
nhận khoán đất.
Cáo trạng quy kết ông Đính đã
giao khoán cho ông Võ Thành Sơn
3,3 ha đất, ông Đàm Văn Sâm 4,2
ha đất. Hồ sơ thể hiện 7,5 ha đất
khi giao khoán cho hai hộ dân là
đất trống, mục đích giao khoán để
trồng rừng. Tuy nhiên, theo kết quả
kiểm kê rừng năm 2014 đã được
UBND tỉnh phê duyệt và công bố
tại Quyết định 67/QĐ-UBND năm
2015 thì có tới 5,9 ha đất còn rừng
tự nhiên.
Tháng 11-2017, TAND tỉnh Đắk
Nông xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt
bị cáo Đính ba năm tù về tội vi phạm
các quy định về quản lý rừng. Ông
Đính kháng cáo kêu oan.
Chứng cứ buộc tội
chưa rõ ràng
Hai luật sư (LS) Lê Văn Hoan và
Nguyễn Thành Công (cùng Đoàn
LS TP.HCM) bào chữa cho bị cáo
Đính đều đề nghị cấp phúc thẩm
hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh
Đắk Nông bởi chứng cứ buộc tội
mơ hồ, không rõ ràng và suy đoán
theo hướng bất lợi cho bị cáo.
Cụ thể, các cơ quan tố tụng chưa
làm rõ mấu chốt của vụ án này là
trước khi giao đất cho các hộ dân
Đề nghị hủy án vì chưa rõ giao
đất trống hay đất còn rừng
Tại phiên phúc thẩm, đại diện VKSNDđề nghị tòa hủy án để điều tra lại vì có những vi phạm tố tụng
mà cấp sơ thẩm chưa làm rõ.
Bị cáo PhạmQuốc Đính
(bìa phải)
đang trao đổi với luật sư và hai hộ dân. Ảnh: KT
(Đàm Văn Sâm và Võ Thành Sơn)
thì trên đất còn rừng hay không.
Cấp sơ thẩm căn cứ vào Quyết
định 67/QĐ-UBNDngày 14-1-2014
của UBND tỉnh Đắk Nông về việc
phê duyệt, công bố kết quả kiểm
kê rừng tỉnh Đắk Nông để kết tội
bị cáo Phạm Quốc Đính là không
có căn cứ. Lý do là trong quá trình
tiến hành kiểm kê rừng theo kế
hoạch của UBND tỉnh Đắk Nông,
các cơ quan liên quan không kiểm
kê toàn bộ diện tích rừng mà chỉ
thực hiện kiểm kê trên phạm vi hẹp.
Khi kiểm tra kết quả thống kê thì
tổ kiểm tra lấy 10 hồ sơ trong số
20% để đánh giá. Thế nhưng trong
số những hồ sơ này không có hồ
sơ nào liên quan đến phần đất do
ông Võ Thành Sơn và Đàm Văn
Sâm canh tác.
Điều 3 Thông tư 34/2009 của Bộ
NN&PTNT quy định tiêu chí xác
định và phân loại rừng như thành
phần chính các loài cây, chiều cao
vút ngọn, mật độ cây, độ tàn che,
diện tích liền khoảnh…Tuy nhiên,
các biên bản, sơ đồ khám nghiệm
hiện trường và sau đó là các kết
quả giám định không thể hiện còn
rừng hay không và đây có phải là
rừng hay không.
Phía đại diện VKSND cũng đề
nghị tòa phúc thẩm hủy án để điều
tra lại vì có những vi phạm tố tụng
mà cấp sơ thẩm chưa làm rõ. Sau
khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX
hội ý và sau đó ra thông báo hoãn
phiên tòa.
Theo dự kiến, ngày 11-3, TAND
Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiếp tục đưa
vụ án ra xét xử phúc thẩm. Chúng
tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc
khi vụ án có diễn biến mới.•
Khi kiểm tra kết quả
thống kê, tổ kiểm tra lấy
10 hồ sơ trong số 20% để
đánh giá nhưng trong
số đó không có hồ sơ về
phần đất bị cáo đã giao
cho ông Võ Thành Sơn
và Đàm Văn Sâm.
Ngày 27-2, chị Tiết Lệ Trân, người bị VKSND
huyện Bình Chánh, TP.HCM truy tố oan, cho biết tại
buổi thương lượng, viện này đã đồng ý bồi thường
cho chị hơn 200 triệu đồng.
Trước đó, tại buổi làm việc với chị Tiết Lệ Trân,
Viện trưởng Võ Gia Bình đã thay mặt VKSND
huyện Bình Chánh xin nhận trách nhiệm và xin lỗi
chị vì đã phê chuẩn khởi tố gây oan cho chị. Ông
Bình cho biết những cán bộ được phân công thụ lý
giải quyết vụ án này đều đã bị kỷ luật, một số đã
nghỉ hưu.
Sau khi nghe ông Bình giải thích, chị Trân chấp
nhận lời xin lỗi này, đồng thời không yêu cầu VKSND
huyện Bình Chánh xin lỗi công khai nữa. Cạnh đó,
thay vì ban đầu chị Trân yêu cầu bồi thường gần 400
triệu đồng thì nay chị rút xuống chỉ yêu cầu hơn 200
triệu đồng. Chị Trân cho biết do đang làm công nhân,
rất khó để xin nghỉ việc nên mong muốn VKSND
huyện Bình Chánh sớm giải quyết vụ việc.
Trao đổi với PV, lãnh đạo VKSND huyện Bình
Chánh cho biết đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ bồi
thường cho chị Trân. Cụ thể, VKSND huyện chuyển
toàn bộ hồ sơ của vụ việc lên VKSND TP.HCM làm
những bước thủ tục tiếp theo để Bộ Tài chính sớm
rót tiền về.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 từng phản ánh, giữa
tháng 4-2012, chị Trân chạy xe máy chở bạn là
Phạm Thị Mỹ Vân trên quốc lộ 1A từ cầu Bình Điền
về chợ Bình Chánh (TP.HCM) thì xảy ra va chạm
dẫn đến chị Trân bị gãy tay, thương tật 13%, còn chị
Vân ngồi sau bị xe tải cán qua đùi gây tổn hại sức
khỏe đến 85%.
Trong suốt quá trình điều tra, chị Trân liên tục kêu
oan. Chị cho rằng xe tải bất ngờ chạy vào làn đường
xe máy nên hông bên phải xe tải va vào tay lái xe
máy làm chị mất thăng bằng. Thấy vậy, xe tải mới
chạy sang trái trở về làn đường ô tô rồi thắng đột ngột
làm chị Vân ngồi sau xe chị ngã xuống đường. Tiếp
đó có một lực đẩy đụng vào phía đuôi làm xe chị Trân
ngã xuống đường rồi bị xe ba gác kéo đi một đoạn…
Thế nhưng tháng 10-2014, chị Trân vẫn bị
VKSND huyện Bình Chánh truy tố về tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ (khung hình phạt đến năm năm tù). Rất
nhiều lần TAND huyện Bình Chánh đưa vụ án ra
xét xử và trả hồ sơ nhưng không thể tuyên án. Tuy
nhiên, VKSND huyện Bình Chánh vẫn bảo lưu quan
điểm nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn là do chị
Trân điều khiển xe không đúng phần đường, không
làm chủ tốc độ, xử lý kém.
Từ sự đấu tranh của báo
Pháp Luật TP.HCM
 cùng
hai luật sư Hồ Tố Trinh và Lê Quang Vũ (cùng Văn
phòng luật sư Người Nghèo, Đoàn Luật sư TP.HCM),
tháng 10-2018, CQĐT đã phải đình chỉ điều tra đối
với chị Trân vì không chứng minh được chị Trân đã
thực hiện hành vi phạm tội…
NGÂN NGA
VKSBìnhChánh thương lượngbồi thườngoan
200 triệuđồng
Làm thất thoát hơn 200 tỉ, bị đề nghị phạt
18 năm tù
(PL)- Ngày 27-2, TAND tỉnh Hậu Giang tiếp tục phiên tòa xét
xử các bị cáo trong vụ án cố ý làm trái… gây thất thoát hơn 200 tỉ
đồng ở Công ty CP Lương thực Hậu Giang (CTLT Hậu Giang).
Trước khi vào phần tranh luận, VKS đã luận tội và đề nghị
mức án đối với các bị cáo. Cụ thể, viện đề nghị tòa tuyên phạt
bị cáo Võ Trường Hùng (41 tuổi, cựu tổng giám đốc CTLT
Hậu Giang) từ 16 đến 18 năm tù về tội cố ý làm trái. Cùng
tội này, viện đề nghị phạt Võ Thị Thu Hà (giám đốc Công ty
TNHH XNK - TM Võ Thị Thu Hà) từ 14 đến 16 năm tù; Trần
Xuân Mãi từ 11 đến 12 năm tù; Đặng Hoàng Việt từ 10 năm
sáu tháng đến 11 năm tù; Lê Trần Quang Thái từ 10 năm đến 10
năm sáu tháng tù.
Ở tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, VKS đề
nghị tòa tuyên phạt Huỳnh Văn Thông (cựu phó tổng giám
đốc kiêm chủ tịch HĐQT CTLT Hậu Giang) mức án từ ba đến
bốn năm tù. Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị tòa tuyên Hà
có trách nhiệm bồi thường số tiền trên 172 tỉ đồng, Hùng bồi
thường 32 tỉ đồng cho CTLT Hậu Giang.
Cáo trạng cáo buộc bị cáo Hùng đã câu kết với Hà lập khống
các hợp đồng mua bán gạo, ký các chứng từ thanh toán, quyết toán
không đúng quy định. Bị cáo Hùng đã chỉ đạo các bị cáo Việt, Mãi,
Thái thực hiện các hành vi ký hợp đồng và lập các chứng từ thanh
toán không đúng quy định của pháp luật. Tổng số tiền các bị cáo đã
gây thiệt hại cho CTLT Hậu Giang là trên 205 tỉ đồng.
Cáo trạng còn cáo buộc bị cáo Thông không thực hiện hết
trách nhiệm kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, để Hùng làm trái quy
định của Nhà nước trong một thời gian dài, gây thất thoát số
tiền trên…
HẢI DƯƠNG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook