043-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm28-2-2019
Tổng cục Đường bộ “tiết lộ”
cách kiểm tra trạmDầu Giây
Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Namđối chiếu các sổ sách,
video, hình ảnh, kiểmđếm thực tế… trên trạm thu phí Dầu Giây để báo cáo
Bộ GTVT.
VIẾT LONG
N
gày 27-2, lãnh đạo Tổng
cục Đường bộ Việt Nam
(Tổng cục - PV) khẳng
định (việc kiểm tra đột xuất
trạm thu phí Dầu Giây (thuộc
cao tốc TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây) là “hết sức chặt
chẽ, có sự phối hợp giám sát
của cơ quan CSĐT (C03, Bộ
Công an)...” .
Kiểm tra chéo để
kết luận
Cụ thể, trong 10 ngày (từ
ngày 28-1 đến ngày 8-2) đoàn
tiến hành kiểm tra báo cáo
doanh thu và so sánh hình
ảnh phương tiện (tại các làn
ra, vào của trạm), số thu trên
phần mềm tại trạm thu phí Dầu
Giây. Trong đó, đối chiếu video
làn, toàn cảnh và ảnh chụp,
dữ liệu đầu ra, vào trên phần
mềmhậu kiểm,
phần mềm kế
toán doanh thu
báo cáo trong
tám ca (từ ca
hai ngày 4-2
đến hết ca ba
ngày 6-2).
Kết quả cho
hay “số lượng
xe đếm được,
phân loại xe,
mệnh giá thu trong công việc
thực hiện đếm xe ngoài hiện
trường khớp với số liệu của
phần mềm giám sát hậu kiểm.
Qua đó cho thấy kết quả đối
chiếu kiểm tra số lượng xe
đếm được, phân loại xe, mệnh
giá thu, doanh thu báo cáo
trong tám ca nói trên là trùng
khớp...” - Tổng cục xác nhận.
Đặc biệt, ngày 21-2, đoàn
thực hiện kiểm đếm thực tế
xe qua trạm thu phí Dầu Giây
trong hai ca (ca một và ca hai)
để đối chiếu với dữ liệu thu phí
trong phần mềm tại các làn (có
các bảng đếmxe, có chữ ký xác
nhận của người
đếm và người
kiểm tra trên
hệ thống phần
mềm giám sát,
hậukiểm).Theo
đó, danh sách
xe qua kiểm
đếm trực tiếp
phù hợp với
dữ liệu lưu trữ
trongphầnmềm
giám sát hậu kiểm.
Tổng cục cho biết việc lưu
trữ dữ liệu thu phí được thực
hiện theoThông tư 49/2016 của
Bộ GTVT. “Theo đó, khi cần
các cơ quan chức năng dễ dàng
tiến hành các bước hậu kiểm,
đồng thời kiểm đếm thực tế tại
trạm. Việc thực hiện kiểm tra
chéo giúp cơ quan chức năng
phát hiện ra các sai phạm (nếu
có)...” - lãnh đạo Tổng cục
cho hay.
Mỗi ngày thu được
1,1 tỉ đồng
Với việc thực hiện các bước
kiểm tra trên, kết quả cho thấy
từ ngày 28-1 đến ngày 8-2, trạm
Dầu Giây thu được khoảng
13,271 tỉ đồng. Như vậy, trung
bìnhmột ngày (tính ba ca) trạm
thu được 1,1 tỉ đồng (trung bình
mỗi ca gần 370 triệu đồng).
Ngoài ra, số tiền thu phí của
tám ca (từ ca hai ngày 4-2 đến
hết ca ba ngày 6-2) tại trạm là
trên 2,5 tỉ đồng (bình quân trên
318 triệu đồng/ca), khớp đúng
với báo cáo của Tổng Công ty
Đầu tư phát triển đường cao
tốc Việt Nam (VEC).
VEC cũng cho biết một ngày
thu phí được đơn vị chia làm
ba ca (tám giờ/ca). Đầu ca làm
việc, nhân viên thu phí tiếp nhận
vé, thẻ điện tử từ bộ phận kế
toán vé, thẻ và thực hiện thu
phí tại trạm theo quy định. Cuối
ca nhân viên thu phí đối chiếu
số liệu với nhân viên giám sát,
hậu kiểm, thực hiện giao nộp
số vé, thẻ còn thừa cho kế toán
vé, thẻ và thanh toán số tiền thu
được trong ca làm việc cho thủ
quỹ trạm. Nhân viên thu phí
có trách nhiệm bảo quản tiền
thu phí trong suốt ca làm việc,
thanh toán và bàn giao cho thủ
quỹ trạm theo đúng quy định.
Thủ quỹ có trách nhiệm quản
lý tiền thu phí trước khi bàn
giao cho ngân hàng.
Việc giám sát, hậu kiểm quá
trình tổ chức thu phí đượcVEC
thực hiện 24/24 giờ, qua nhiều
khâu, nhiều bộ phận tham gia,
từ giám sát trực tiếp tại hiện
trường, qua màn hình khổ lớn,
qua hệ thống camera,... Hình
ảnh các thông tin của máy tính
tại cabin thu phí cũng như hình
ảnh tại các cabin thu phí đều
được truyền trực tiếp về văn
phòng giám sát hiện trường của
Trung tâm Giám sát khai thác
vận hành đường cao tốc Việt
Nam (đơn vị độc lập).
“Dữ liệu thu phí định kỳ
được sao lưu để phục vụ công
tác giám sát, hậu kiểm. Trong
đó, bao gồm các tập tin cơ sở
dữ liệu, các tập tin hình ảnh
chụp phương tiện lưu thông
qua trạm, các tập tin video liên
tục giám sát làn được sao lưu
dưới dạng tệp dữ liệu lưu giữ
tối thiểu năm năm. Các tập tin
video giám sát cabin và giám
sát toàn cảnh được sao lưu dưới
dạng tệp dữ liệu và lưu giữ
tối thiểu một năm theo đúng
quy định hiện hành…” - VEC
khẳng định.•
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - DầuGiây. Ảnh: HOÀNGGIANG
Doanh thu ba trạm mỗi ngày bình quân
3,24 tỉ
Trước đó, sáng 7-2, tại trạm thu phí Dầu Giây, hai thanh niên
cướp đi một số tiền. Theo VEC, tổng số tiền trong két sắt trước
thời điểm bị cướp trên 3,2 tỉ đồng, bao gồm tiền doanh thu
tám ca nói trên, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền
lẻ phục vụ 10 ngày Tết. Số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm
sau vụ cướp trên 1 tỉ đồng.
Kết quả kiểm tra Tổng cục cũng cho thấy số tiền thu phí của
trạmtrong támca là hơn 2,550 tỉ đồng (bìnhquân trên 318 triệu
đồng/ca). Con số trên trùng khớp với báo cáo củaVEC trước đó.
Cũng theo đơn vị này, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây với lượng phương tiện bình quân một ngày đêm là hơn
43.000 lượt. Doanh thu bình quân một ngày đêm tại ba trạm
thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng.
Số lượng xe đếm
được, phân loại xe,
mệnh giá thu trong
công việc thực hiện
đếm xe ngoài hiện
trường khớp với số
liệu của phần mềm
giám sát hậu kiểm.
Dựán chốngngập
10.000 tỉ: “Hoàn thành
trễ nhất quý I-2020”
Đó là khẳng định của chủ đầu tư dự án
chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM trong buổi
thị sát công trình dự án ngày 27-2.
Tại buổi thị sát, ông Nguyễn Tâm Tiến, Giám đốc
Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (chủ đầu tư
dự án), khẳng định quyết tâm hoàn thành dự án vào
cuối năm nay hoặc trễ nhất là quý I-2020.
“Khi UBND TP chấp thuận cho tái khởi động dự
án, chúng tôi đã bắt tay vào làm việc ngay và thực
chất vẫn thi công trong Tết ba cống: Bến Nghé, Phú
Định và Tân Thuận. Đến nay toàn bộ công trình
được đẩy nhanh và chính thức tái khởi động dự án”
- ông Nam nói.
Theo chủ đầu tư, dự kiến cống Tân Thuận sẽ hoàn
thành trong tháng 12, cống Mương Chuối (cống lớn
nhất) - Phú Xuân - Cây Khô xong trong tháng 10,
cống Phú Định xong trong tháng 11. Riêng 7 km kè
thì hiện đã hoàn thành nhiều chỗ, công việc tiếp theo
là gia cố nền bên trong và một, hai tháng tới cũng
hoàn thiện hệ thống đê kè.
“Cống Tân Thuận chậm hơn so với một số cống
khác vì phải xử lý nền để đảm bảo ổn định nhà dân
phía bờ quận 7 và cống này có mật độ giao thông,
thủy lợi lớn nhất trong hệ thống vùng kênh rạch” -
ông Tiến lý giải.
Dự kiến vào tháng 7, cống Tân Thuận sẽ thông
âu thuyền, ngăn sông làm ngưỡng van, gỡ hàng rào
và xử lý nền làm buồng bơm, đây là buồng bơm lớn
nhất của dự án.
“Cuối năm và đầu năm, TP đã giải quyết những kiến
nghị của các sở, ngành, nhà đầu tư và trong đó có sự
tham gia của Bộ NN&PTNT và Bộ KH&ĐT, có thể
nói các khó khăn đã được giải quyết” - ông Tiến nói.
Điển hình như việc UBND TP đã thông qua báo
cáo đánh giá của tổ giám sát, sắp tới lãnh đạo TP sẽ
làm việc với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để
gia hạn thời hạn tái cấp vốn cho dự án.
Vấn đề khó khăn còn lại liên quan đến công tác
giải phóng mặt bằng cũng được TP quyết liệt giải
quyết. Cụ thể, ngày 26-2, Phó Chủ tịch UBND TP
Trần Vĩnh Tuyến đã chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó
khăn của dự án, trong đó ủy ban cho biết sẽ giao hết
mặt bằng cho nhà đầu tư vào ngày 30-6.
Do có điều chỉnh một số tuyến để giảm bớt bồi
thường giải phóng mặt bằng, trước nay dự án cần
giải tỏa 238 hộ và 33 tổ chức nhưng khi dịch chuyển
đê kè ra một chút thì giảm bớt 97 hộ.
“Quận 1 không còn vướng nữa, quận 4 còn hai tổ
chức và một hộ, quận 8 còn vướng mặt bằng ở cống Phú
Định. Cống Phú Xuân còn 16 hộ, hai hộ phía Nhà Bè.
Cống Phú Định thì dân đã thống nhất giá bồi thường.
Mương Chuối còn 38 hộ bên bờ trái, huyện Nhà Bè
đang quyết liệt giải quyết” - ông Tiến thông tin.
Trả lời về câu hỏi chất lượng dự án sau thời gian
tạm ngưng, ông Tiến cho rằng thép rỉ thì đánh thép,
dùng chất liệu để tẩy rửa lớp rỉ sét đó và phải đảm
bảo chất lượng thì tư vấn giám sát mới cho làm.
“Như ta có thể thấy, toàn bộ cống và đê kè nằm ở
ngã ba sông - kênh rạch, như sông Sài Gòn - Xoài
Rạp và Cần Giuộc, khi chúng ta đóng cửa cống
và hình thành kè kín lại thì sẽ cô lập diện tích bên
trong. Khi dự án hoàn thành thì hạn chế tối đa ngập
lụt do triều cường và hỗ trợ trong thoát nước đô thị
TP” - ông Tiến phân tích.
KIÊN CƯỜNG
Dự án chống ngập 10.000 tỉ chính thức khởi động trở lại.
Ảnh: K.CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook