043-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm28-2-2019
Nguyên - G7. Đối với số cổ phần
của vợ chồng tại bốn công ty còn
lại, bà Thảo đồng ý cho ông Vũ sở
hữu toàn bộ.
Về phần ông Vũ, ông đề nghị
chia cho ông 70% số cổ phần trong
tổng số cổ phần của vợ chồng tại cả
bảy công ty. 30% cổ phần còn lại,
ông cũng đề nghị nhận và hoàn giá
trị cổ phần cho bà Thảo. Ông Vũ
mong muốn tiếp tục được quản lý,
điều hành Tập đoàn Trung Nguyên.
Hai bên đã thống nhất giá trị cổ
phần trong bảy công ty theo kết luận
tại các chứng thư thẩm định giá.
Đây cũng là mảng tài sản phức tạp,
gay cấn nhất trong việc phân chia.
Phát biểu quan điểm về chia tài
sản, đại diện VKSNDTP.HCM cho
rằng theoĐiều 33, Điều 59 Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014 thì tài sản
chung của vợ chồng thuộc sở hữu
chung hợp nhất. Nguyên tắc giải
quyết là tài sản chung của vợ chồng
được chia đôi nhưng có tính tới các
yếu tố khác như công sức đóng góp
vào khối tài sản ấy… Sau khi đưa
ra các nhận định thì VKS đề nghị
HĐXXphân chia tỉ lệ phù hợp nhằm
đảm bảo quyền lợi của các bên và
đảm bảo không
ảnh hưởng đến
hoạt động bình
thường của các
công ty.
Là tài sản
nên tòa
có thể chia
Theo TSVõ Trí Hảo (Trường ĐH
Kinh tế TP.HCM),
khoản 1 Điều
105 BLDS 2015 quy định tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản. Cổ phần là quyền về tài
sản nên vẫn có thể được định giá
và được chia trong vụ án ly hôn.
Chẳng hạn theo thông lệ quốc tế
thì để đánh giá độ giàu của tỉ phú
nào đó, người ta cũng căn cứ vào
số cổ phần mà tỉ phú nắm giữ trong
các công ty.
Đồng tình, PGS-TS Dương Anh
Sơn (Trưởng khoa Luật kinh tế,
Trường ĐH Kinh tế Luật TP.HCM)
nói: “Cổ phần là những phần bằng
nhau được phân chia từ vốn điều
lệ. Mà vốn điều lệ là tài sản. Tôi
bỏ tiền ra mua cổ phần và cổ phần
đó thuộc sở hữu của tôi thì đó là tài
sản của tôi”. Theo ông Sơn, nếu các
công ty cổ phần của Trung Nguyên
đã niêm yết trên sàn chứng khoán
thì tòa cần định giá khối tài sản này,
sau đó mới chia. Các công ty còn
lại nếu chưa niêm yết thì tòa có thể
chia cổ phần trực tiếp trên đó. Vấn
đề ông Vũ hay bà Thảo nắm bao
nhiêu cổ phần không quan trọng
mà quan trọng đó
là tài sản chung,
“của chồng công
vợ” nên phải được
chia.
Luật sư (LS) Lê
NgôTrung (Đoàn
LSTP.HCM)phân
tích: Theo Điều
110 Luật Doanh nghiệp, công ty
cổ phần là doanh nghiệp, trong đó
vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, tức
cổ phần chính là vốn (vốn nghĩa
là tài sản).
Ngoài ra, theoĐiều 36Luật Doanh
nghiệp thì cổ đông của công ty cổ
phần phải chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho công ty theo quy
định sau đây: Cổ phần hoặc phần
vốn góp bằng tài sản… Luật quy
định rõ cả cụm từ “quyền sở hữu tài
sản góp vốn”, rồi liệt kê “cổ phần”
trong đó, tức nó là tài sản. Chính vì
là tài sản nên thực tế mới có chuyện
chuyển nhượng hoặc mua bán cổ
phần. Chưa kể theo khái niệm tại
khoản 1 Điều 105 BLDS nói trên thì
quyền được chia cổ tức từ cổ phần
cũng được coi là quyền tài sản. Mà
quyền tài sản thì được coi là tài sản
theo BLDS.•
VŨMẾN-MINHCHUNG
C
hiều 1-3 tới, TANDTP.HCMsẽ
tuyên án sơ thẩm vụ ly hôn và
tranh chấp tài sản chung giữa
bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi)
và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48
tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng Giám
đốc Công ty CP Tập đoàn Trung
Nguyên). Vấn đề pháp lý gây chú
ý trong những ngày qua là ngoài
những loại tài sản khác, tại tòa vợ
chồng “vua cà phê” đã yêu cầu chia
số cổ phần tại các công ty.
Phức tạp nhất trong khối
tài sản chung
Theo đó, đối với cổ phần của vợ
chồng tại bảy công ty, bà Thảo yêu
cầu cho bà hưởng 51% cổ phần tại
Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên,
15% cổ phần tại Công ty CP Tập
đoàn Trung Nguyên và 7,5% cổ
phần tại Công ty CPHòa tan Trung
Ông Vũ và bà Thảo tại phiên tòa. Ảnh: MẾNCHUNG
Vụ vợ chồng
Trung Nguyên:
Tòa có thể
chia cổ phần
Các chuyên gia pháp lý cho rằng theo yêu cầu
của ông Vũ và bàThảo tòa có thể chia cổ phần
vì nó được coi làmột loại tài sản.
Tòa thẩm định giá cổ phần ra sao?
Tại phiên tòa, LS của hai bên đã thông tin về việc tòa trưng cầu thẩm
định giá khối tài sản và số cổ phần của ông Vũ, bà Thảo tại các công ty.
Theo đó, công ty trung tâm của toàn bộ hệ thốngTrung Nguyên là Công
ty CPTậpđoànTrungNguyên, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh
cà phê của tập đoàn. Doanh nghiệp này hiện có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng
nhưng ông Vũ chỉ trực tiếp sở hữu 20% và bà Thảo sở hữu 10%. Số 70%
cổ phần còn lại được nắm giữ bởi Công ty Đầu tư Trung Nguyên (Trung
Nguyên Investment, công ty do ông Vũ và bà Thảo lập nên để quản lý
tập trung khối tài sản của gia đình). Đến cuối năm 2017, cơ cấu sở hữu
của Trung Nguyên Investment gồm ông Vũ nắm 61,66%, bà Thảo nắm
30% và mẹ ông Vũ nắm 6,68%.
Việc ông Vũ hay bà
Thảo nắm bao nhiêu cổ
phần không quan trọng
mà quan trọng đó là
tài sản chung nên phải
được chia.
Khi nàongười phát ngônBộCôngan từ chối cung cấp thông tin cho báo chí?
Bộ Công an vừa đăng tải dự thảo thông tư quy định về
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Công an
nhân dân (CAND) để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Theo dự thảo, người thực hiện phát ngôn và cung cấp
thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm: Bộ trưởng Bộ
Công an, chánh văn phòng Bộ Công an được bộ trưởng
giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo
chí thường xuyên (gọi là người phát ngôn Bộ Công an).
Dự thảo quy định chánh văn phòng Bộ Công an chủ trì,
phối hợp với thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, giám đốc công
an các tỉnh/TP định kỳ tổ chức cung cấp thông tin không
thuộc danh mục bí mật nhà nước cho báo chí về một số nội
dung. Cụ thể, tình hình và kết quả công tác bảo vệ an ninh
quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng,
chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng CAND.
Các chủ trương, giải pháp, chương trình, kế hoạch công
tác của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về
công tác bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn
xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp
luật và xây dựng CAND. Quan điểm và chủ trương giải
quyết của Bộ Công an về những vấn đề nêu trên mà dư
luận xã hội và báo chí quan tâm. Nội dung các cuộc hội
nghị, cuộc họp của Bộ Công an cần thiết phải tuyên truyền
rộng rãi trong nhân dân.
Trong trường hợp đột xuất, bất thường, người phát ngôn Bộ
Công an có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp. Thứ nhất,
khi Bộ Công an được Chính phủ giao chủ trì xử lý sự cố xảy ra
liên quan đến nhiều bộ, ngành, tỉnh/TP trực thuộc trung ương.
Thứ hai, khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác
động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến
không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Công an nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Thứ ba, trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông
tin ban đầu của Bộ Công an, người phát ngôn hoặc người
được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an có trách nhiệm
chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong
thời gian chậm nhất là 24 giờ kể từ khi vụ việc xảy ra;
Thứ tư, khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản
lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp
thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Công an đã được nêu trên báo chí hoặc
về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm b khoản 1 điều này.
Thứ năm, khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát
thông tin sai sự thật liên quan đến Bộ Công an, người phát
ngôn Bộ Công an có trách nhiệm yêu cầu cơ quan báo chí
đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy
định của pháp luật.
Người phát ngôn Bộ Công an có quyền từ chối phát
ngôn và không cung cấp thông tin cho báo chí nếu thông
tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, thông tin về vụ án
đang được điều tra hoặc chưa xét xử, vụ việc đang trong
quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang
trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo…
PHÚC BÌNH
Họ đã nói
Chia theo Luật Hôn nhân
và Gia đình
Theo quy định tại Điều 105 BLDS
2015 nói trên thì cổ phần cũng được
xem là một loại tài sản. Nếu đã là tài
sản và tòa xác định được đây là tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳhôn
nhân thì theo Điều 33 Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014, tòa có thể chia. Một
số ý kiến cho rằng tòa không có thẩm
quyềnchia cổphầncủaTrungNguyên
trong vụ này là không đúng.
LS
PHẠM BÍNH KHIÊM
,
Đoàn LS TP.HCM
Không phải quyền tài sản
thì sao chuyển nhượng?
Cổphần là phần vốngóp của thành
viên vào công ty cổ phần, có thể góp
vốnbằng tài sảnhoặc hiện kimnhưng
đều có thể quy ra được thànhmột số
tiền nhất định. Khi cổ đông sở hữu cổ
phần trong công ty nghĩa là người
đó có một phần quyền tài sản đối
với công ty. Nếu cổ phần không phải
là quyền tài sản thì làm sao có thể
chuyển nhượng cổ phần cho người
khác được? Theo quy định tại BLDS
thì cổ phần là tài sản, cụ thể là quyền
tài sản. Nếu đã là tài sản mà xác định
là tài sản chung của vợ chồng thì tòa
hoàn toàn có thể chia được cổ phần
của Trung Nguyên.
TS
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
,
Phó Trưởng khoa Luật, ĐH Kinh tế Luật TP.HCM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook