043-2019 - page 16

16
bất kỳ tuyên bố nào từ Tổng
thống Trump thừa nhận chính
quyền của nhà lãnh đạo Kim
Jong-un không còn là mối đe
dọa cũng đều là bước tiến.
Nói một cách cụ thể, xóa bỏ
lệnh trừng phạt hay viện trợ
lương thực đều là những tiến
bộ hữu hình”.
Theo ông Carroll, chính
quyền của Tổng thống Trump
muốn những cam kết cụ thể,
có thời gian rõ ràng từ phía
Triều Tiên cho thấy họ thực
sự có thiện chí chấm dứt
chương trình hạt nhân và cho
phép thanh sát viên quốc tế
vào nước này để kiểm chứng
quá trình phi hạt nhân hóa.
Theo kênh
CNBC
, Tổng
thống Trump từng nói ưu
tiên hàng đầu của ông là Bình
Nhưỡng không tiến hành thêm
bất kỳ vụ thử tên lửa đạn đạo
hay vũ khí hạt nhân nào nữa
và có thể chọn xóa bỏ trừng
phạt kinh tế làm công cụ đàm
phán với nước này.
Trong một dòng chia sẻ
trên Twitter ngày 24-2, ông
Trump viết: “Chủ tịch Kim
nhận thức rõ hơn ai hết rằng
nếu không có vũ khí hạt nhân,
đất nước của ông ấy có thể
nhanh chóng trở thành một
trong những cường quốc
kinh tế ở bất kỳ đâu trên
thế giới...”.
Đó có thể là dấu hiệu cho
thấy ông Trump sẽ sử dụng
lá bài gỡ bỏ trừng phạt làm
đòn bẩy trong cuộc đối thoại
với ông Kim vào ngày 28-2,
bà Anwita Basu, chuyên gia
phân tích tại tổ chức Đơn vị
tình báo kinh tế (EIU), nhận
xét. Bà Basu nói thêm đó
Tổng thốngDonald Trump và Chủ tịch Triều Tiên KimJong-un đã có bữa ăn tối thân thiện vào tối
ngày 27-2, ở khách sạn Sofitel LegendMetropole (HàNội). Ảnh: CNN
họ muốn đề xuất, theo nhận
định của ông Park Jin-young,
chuyên gia hạt nhân tại Viện
Nghiên cứu chính sáchAsan,
có trụ sở tại Seoul. Giới phân
tích đánh giá một đề xuất hợp
lý từ ông Kim tại hội nghị
thượng đỉnh lần thứ hai ở Hà
Nội sẽ giúp thế giới xác nhận
rõ ràng hơn những hành động
mà Triều Tiên đã làm. “Nếu
chúng ta thực sự nhìn thấy
đượcmột thỏa thuận cho phép
các thanh sát viên trở lại Triều
Tiên và xácminh những cơ sở
hạt nhân của nước này chắc
chắn không còn sản xuất vật
liệu chế tạo vũ khí nữa, đó sẽ
là một tiến bộ đáng kể” - ông
Leif-Eric Easley, chuyên gia
quan hệ quốc tế tại ĐH Phụ
nữ Ewha ở Seoul, nhận định.
Theo giới phân tích, cơ
sở hạt nhân Yongbyon đã cũ
và lỗi thời, vì thế Triều Tiên
thực tế không mất mát quá
nhiều khi chấp nhận phá hủy
nó. Nhưng theo GSYang, cơ
sở hạt nhân Yongbyon vừa
có ý nghĩa thực tiễn vừa có
ý nghĩa biểu tượng đối với
Bình Nhưỡng. Các nhà quan
sát cho rằng việc Triều Tiên
đề xuất đóng cửa Yongbyon
không phải động thái quá
mới mẻ. Họ hoàn toàn có
khả năng đưa ra một cam
kết không toàn diện và có
những điều kiện nhất định
dựa trên phản ứng từ phía
Mỹ. “Nếu Triều Tiên cần đi
100 bước để chạm đích phi
hạt nhân hóa thì những gì
đang được thảo luận dường
như chỉ giống như một, hai
bước đầu tiên” - ông Park nói.
Trong khi đó, mục tiêu
chính của Triều Tiên là xóa
bỏ các lệnh cấm vận kinh tế
của Mỹ và đảm bảo an ninh
thông qua tuyên bố chấm dứt
chiến tranh Triều Tiên. Một
thỏa thuận hòa bình có thể
là thứ ông Kimmuốn đặt lên
bàn thảo luận với ông Trump,
người đang nỗ lực hướng tới
nhiệm kỳ tổng thống thứ hai
và có thể là được đề cử giải
Nobel Hòa bình vì những
đóng góp phi hạt nhân hóa
bán đảo Triều Tiên.
Theo ông Park, có những đề
xuất khác mà Mỹ có thể đưa
ra để đáp lại những nhượng
bộ từ Triều Tiên, chẳng hạn
như mở một văn phòng liên
lạc ở Bình Nhưỡng hay cho
phép viện trợ nhân đạo tới
Triều Tiên. Cả hai phương
án trên đều dễ bị đảo ngược
nếu Bình Nhưỡng vi phạm
cam kết và thực tế Mỹ cũng
đã hứa sẽ viện trợ nhiều hơn
cho Triều Tiên.•
Quốc tế -
ThứNăm28-2-2019
TRI TÚC
H
ôm nay, ngày 28-2, hai
nhà lãnh đạoMỹ, Triều
gặp nhau tại thủ đô Hà
Nội củaViệt Nam. Theo trang
tin
Vox
, tại thượng đỉnh lần
này,Tổng thốngDonaldTrump
và Chủ tịch CHDCND Triều
TiênKimJong-un sẽ tập trung
thảo luận một thỏa thuận mà
hai bên còn ngập ngừng chưa
quyết, khả năng bao gồm ký
tuyên bố hòa bình mang tính
tượng trưng để chấmdứt chiến
tranh Triều Tiên (1950-1953)
và cam kết đóng cửa nhà máy
hạt nhân Yongbyon của ông
Kim nhằm đổi lấy gỡ bỏ cấm
vận kinh tế từ Mỹ.
Mỹ muốn gì
từ Triều Tiên?
Theo tờ
Independent
, các
chuyên gia phân tích chỉ ra
rằng không có nhiều tiến bộ
sau thượng đỉnh Mỹ-Triều
đầu tiên bởi hai nước còn bất
đồng về điều kiện để phi hạt
nhân hóa. Triều Tiên muốn
được nới lỏng các lệnh trừng
phạt quốc tế tương xứng với
những nhượng bộ mà nước
này đưa ra, trong khi Mỹ lại
muốn nhìn thấy những bước
đi cụ thể đủ để thuyết phục
họ tin rằng Triều Tiên thực
sự nghiêm túc về cam kết
phi hạt nhân hóa.
Ông Paul Carroll, chuyên
gia về Triều Tiên, nhận định:
“Bất kỳ biện pháp trừng phạt
nào được gỡ bỏ cũng là bước
tiến trong đàm phán đối với
Bình Nhưỡng. Bất kỳ tuyên
bố nào giúp xóa bỏ tình trạng
chiến tranh kéo dài hàng thập
niên qua trên bán đảo Triều
Tiên cũng là bước tiến. Và
cũng là điều mà Triều Tiên
sẽ thúc đẩy.
Triều Tiên muốn gì
từ Mỹ?
Theo trang tin
NPR
, tại hội
nghị thượng đỉnh đầu tiên ở
Singapore vào tháng 6-2018,
Tổng thống Trump và Chủ
tịch Kim đã đưa ra những
tuyên bố tương đối mơ hồ về
vấn đề phi hạt nhân hóa cũng
như hòa bình trên bán đảo
Triều Tiên. Giờ đây kỳ vọng
ngày càng gia tăng trước khả
năng hội nghị thượng đỉnh ở
Hà Nội sẽ có được “những kế
hoạch cụ thể, chi tiết và thực
tế hơn”, GSYangMoo-Jin tại
ĐH Nghiên cứu Triều Tiên
ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc
bình luận.
Tuy nhiên, những điều kiện
hay nhượng bộ nàoTriềuTiên
định mang tới bàn thảo luận
với Mỹ đến nay vẫn khó có
lời giải đáp bởi Triều Tiên
luôn kín tiếng về những điều
Theo ước tính của quân đội Mỹ, sức mạnh
quân sự của Nga sẽ đạt đỉnh vào năm 2028, liền
sau đó là của Trung Quốc (TQ) vào năm 2030.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin
Reuters
mới đây,
một quan chức Lầu Năm Góc nói rằng điều này
sẽ cho phép nước Mỹ có gần một thập niên để
chuẩn bị đương đầu với hai nước trên.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Mark Esper cho biết
quân đội nước này sẽ tiến hành cắt giảm, loại
bỏ hoặc trì hoãn gần 200 chương trình vũ khí và
tái cơ cấu nguồn ngân sách để đầu tư vào khả
năng chống lại sức mạnh đang lên của quân đội
Nga và TQ. “Chúng tôi đang hướng tầm nhìn
đến năm 2028 và xa hơn nữa, vì chúng tôi nghĩ
rằng đó là thời điểm mà người Nga sẽ đạt đỉnh”
- ông nói và cho biết thêm rằng “liền sau đó là
người TQ” vào năm 2030.
Nhiều năm qua, Nga và TQ đã nỗ lực hiện
đại hóa lực lượng quân sự trong khi quân đội
Mỹ vướng vào các cuộc chiến chống khủng
bố ở Trung Đông. Bộ trưởng Esper cho rằng
việc quân đội Mỹ phải tham chiến ở Iraq và
Afghanistan đã phải “trả giá bằng sự sẵn sàng
ứng phó của Mỹ trước các quốc gia như TQ và
Nga. Vì thế, quân đội Mỹ cần phải nhanh chóng
nâng cấp các trang thiết bị của mình vốn đã
được biên chế gần 40 năm.
Trong tài khóa 2019, quân đội Mỹ yêu cầu
182 tỉ USD để cung cấp cho các chương trình
hoạt động, trả lương nhân sự cũng như chi trả
các chi phí chiến tranh. Trong đó, 22 tỉ USD
sẽ được dùng để mua các hệ thống vũ khí. Bộ
trưởng Esper cho biết ông muốn tập trung vào
các ưu tiên nhằm hiện đại hóa quân đội Mỹ, bao
gồm giải pháp cải thiện độ chính xác khi ngắm
bắn từ xa cho vũ khí, phương tiện chiến đấu
mới, trực thăng mới và hệ thống tên lửa phòng
thủ tốt hơn.
PHẠM KỲ
Ông Daryl Kimball, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm
soát vũ khí có trụ sở Mỹ, cho biết ông hy vọng vào hội nghị
thượng đỉnhMỹ-Triều ởHà Nội còn hơn cả thượng đỉnh đầu
tiên tại Singapore, theo tờ
Independent.
Theo ông Kimball, có khả năng kết quả đạt được sau cuộc
gặp Trump-Kim lần hai sẽ là tuyên bố kết thúc chiến tranh
Triều Tiên 1950-1953. Triều Tiên lâu nay vẫn coi đây là một
bước tiến lớn hướng tới mục tiêu bình thường hóa quan hệ
hai nước.“Đây sẽ là động thái mang tính biểu tượng. Nó sẽ
cho thấy Tổng thống Trump nghiêm túc trong nỗ lực thực
hiện những bước đi giúp thay đổi mối quan hệ” - ông nói.
Bất kỳ tuyên bố nào
giúp xóa bỏ tình
trạng chiến tranh
kéo dài hàng thập
niên qua trên bán
đảo Triều Tiên cũng
là bước tiến.
10,6
tỉ USD (750 tỉ rupee) là
số tiền trong kế hoạch
thường niên cung cấp
tiền mặt hỗ trợ nông
dân mà Thủ tướng Ấn
Độ Narendra Modi vừa
công bố. Theo hãng tin
Bloomberg
, khoảng 120
triệu nông dân Ấn Độ sẽ
được trợ cấp từ nay đến
ngày 31-3, chỉ vài tuần
trước khi diễn ra cuộc
tổng tuyển cử tại quốc
gia đông dân thứ hai thế
giới.
TRÙNG QUANG
Nga diễu hành tên lửa đạn đạo liên lục địa trong
buổi duyệt binh kỷ niệmNgày chiến thắng phát xít
vào tháng 5-2018 tại thủ đôMoscow. Ảnh: REUTERS
Nước cờ của hai ông Trump, Kim
tại Hà Nội
Các chuyên gia nhận định nhiều khả năng kết quả đạt được sau cuộc gặp thượng đỉnh lần hai
sẽ là tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Mỹdựđoán thời điểmsứcmạnhNga, TrungQuốc “đạt đỉnh”
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook