043-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Khu liên hợp sản xuất gang thép
Hòa Phát Dung Quất đang trong giai
đoạn thi công. Dự kiến dự án sẽ hoàn
thành giai đoạn 1 vào quý I-2019 với
công suất 2 triệu tấn thépdài xâydựng.
Giai đoạn 2 hoàn thành cuối năm2019
với công suất 2 triệu tấn thép cuộn cán
nóng mỗi năm.
Xử lý nhiều phương
tiện qua “hộp đen”
Bộ GTVT cũng cho biết thông
qua thiết bị GSHT, năm 2018, các
sở GTVT đã xử lý vi phạm đối với
9.189 phương tiện, thu hồi giấy
phép kinh doanh vận tải chín đơn
vị, chấn chỉnh và nhắc nhở 30.167
phương tiện vi phạm.
Giấy phép của Bộ TN&MT cho
hay thành phần của chất nhận chìm
có khoảng 86,4% là cát, 13,6% bùn
sét. Chất được phép nhận chìm
không chứa chất phóng xạ, chất
độc, chất thải nguy hại vượt quy
chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn
kỹ thuật môi trường. Địa điểm khu
vực nhận chìm là vùng biển Dung
Quất, xã Bình Thuận, huyện Bình
Sơn, Quảng Ngãi.
Về phương tiện chuyên chở và cách
thức nhận chìm, giấy phép của Bộ
TN&MT cho hay đơn vị nhận chìm
sẽ sử dụng tàu hút bụng xả đáy. Thời
hạn thực hiện nhận chìm từ ngày 1-3
đến hết ngày 31-5-2020 (15 tháng).
Cũng theo giấy phép này, Công ty
Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất
có trách nhiệm thực hiện nhận chìm
đúng địa điểm, thời điểm và thời
hạn nhận chìm theo quy định của
giấy phép; phải có biện pháp phòng,
chống các sự cố, đảm bảo an toàn
lao động, an toàn hàng hải, bảo vệ
môi trường trong quá trình thực hiện
hoạt động nhận chìm.
Khu vực nhận chìm rộng
gần 180 ha
Chiều cùng ngày, ông Đỗ Minh
Hải, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh
Quảng Ngãi, cho biết Sở TN&MT
tỉnh Quảng Ngãi đại diện cho tỉnh
trong hội đồng đánh giá tác động môi
trường của dự án nhận chìm. Qua
theo dõi, Sở TN&MT tỉnh Quảng
Ngãi nhận thấy Tập đoàn Hòa Phát
đã thuê đơn vị tư vấn đánh giá rất
kỹ khu vực nhận chìm có diện tích
gần 180 ha.
“Qua đánh giá, dưới đáy biển ở đó
không có gì hết, không có san hô…
Bộ TN&MT yêu cầu rất kỹ, cũng rất
thận trọng trong chuyện này. Theo
các hình ảnh thu thập được thì không
ảnh hưởng gì đến môi trường. Khu
Theo Bộ TN&MT,
chất được phép
nhận chìmkhông
chứa phóng xạ, chất
độc, chất thải nguy
hại vượt quy chuẩn
cho phép.
TẤNVIỆT
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
ngày 27-2, ông Trần Nguyễn
Nghi, đại diện truyền thông
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa
Phát, xác nhận Bộ TN&MT vừa
cho phép Công ty Cổ phần Thép
Hòa Phát Dung Quất (thành viên
của Tập đoàn Hòa Phát) nhận chìm
15,39 triệu m³ vật chất xuống vùng
biển Dung Quất, Quảng Ngãi.
Bộ cho rằng không
ảnh hưởng môi trường
Cụ thể, ông Trần Quý Kiên, Thứ
trưởng Bộ TN&MT, vừa ký Giấy
phép nhận chìm ở biển số 372/GP-
BTNMT, cho phép Công ty Cổ phần
Thép Hòa Phát Dung Quất (đóng tại
Khu kinh tế DungQuất, QuảngNgãi)
được nhận chìm vật chất ở biển.
Vật chất được nhận chìm là chất
nạo vét khu vực cảng, luồng tàu ra vào
cảng, khu bến cảng thuộc dự án đầu tư
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa
Phát DungQuất. Tổng khối lượng vật
chất nhận chìm là 15,39 triệu m³, bao
gồmhai giai đoạn. Giai đoạn 1 là 7,69
triệu m³, giai đoạn 2 là 7,7 triệu m³.
Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thépHòa Phát DungQuất đang trong quá trình xây dựng. Ảnh: HP
Sẽ nhận chìm 15 triệu m
3
vật chất
xuống biển Dung Quất
vực nhận chìm cách khu bảo tồn của
đảo Lý Sơn đến 28 km. Không có
ai phản đối, Bộ TN&MT làm rất kỹ
nên có sự đồng tình của giới khoa
học, không ảnh hưởng gì đến mưu
sinh của người dân” - ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, trong thời gian
thực hiện nhận chìm, Sở TN&MT
tỉnh Quảng Ngãi sẽ thường xuyên
kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp thực
hiện theo đúng giấy phép được cấp.
Cuối năm 2018, đoàn công tác của
Bộ TN&MT cũng đã khảo sát khu
vực biển nói trên. Hình ảnh ghi được
từ camera không phát hiện thấy có
các rạn san hô hay các loài sinh vật
đặc hữu. Ở độ sâu 52 m chỉ thấy có
cát vàng và các lớp trầm tích. Hình
ảnh này cũng trùng khớp với kết
quả của hai lần khảo sát đáy biển
vào tháng 4 và tháng 9-2018 của
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.•
Lắp camerađể xử lý tài xế tắt “hộpđen”
Bộ GTVT kiến nghị cần nguồn kinh phí hằng nămkhoảng 15-19 tỉ đồng để duy trì hoạt động này.
Việc nhận chìm sẽ được
thực hiện bằng tàu hút
bụng xả đáy, thời hạn
thực hiện từ ngày 1-3
đến hết ngày 31-5-2020
(15 tháng).
Bộ GTVT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo
thực trạng và giải pháp khắc phục thiết bị giám sát hành trình
(GSHT, còn gọi là hộp đen) ô tô.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết hiện nay hệ thống xử lý dữ liệu
GSHT ô tô được giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản
lý, khai thác. Hệ thống xử lý dữ liệu GSHT có 19 máy chủ đặt
tại Công ty Cổ phần Hanel, đáp ứng tiếp nhận và xử lý dữ liệu
trên 1 triệu phương tiện.
Do khó khăn về mặt tài chính nên vào tháng 9-2018, khi số
lượng phương tiện tăng đột
biến làm cho hệ thống bị
gặp sự cố kỹ thuật và quá
tải. Từ tháng 10-2018 đến
nay Tổng cục Đường bộ
tiếp tục phối hợp với Công
ty Hanel bổ sung máy chủ.
Tuy nhiên, việc đầu tư bổ
sung hệ thống máy chủ
cũng chỉ để đảm bảo duy
trì và tiếp nhận đầy đủ dữ
liệu truyền về, chưa đảm
bảo có đủ tài nguyên để
chạy các tính năng khác phục vụ yêu cầu quản lý.
Đến nay, tổng cục đang chỉ cung cấp 130 tài khoản cho các
sở GTVT và thanh tra giao thông 63 tỉnh, TP; cung cấp 541 tài
khoản cho 541 bến xe khách trên toàn quốc và 10 tài khoản cho
các phòng, vụ chức năng để thực hiện việc kiểm tra, giám sát.
Về chức năng cảnh báo cho tài xế, khi tài xế chạy quá tốc độ
thiết bị sẽ phát tiếng cảnh báo bằng còi, hoặc khi tài xế liên tục
quá bốn giờ thiết bị sẽ phát tiếng cảnh báo. Tại nhiều đơn vị
kinh doanh vận tải có bố trí bộ phận theo dõi thường xuyên các
phương tiện thuộc đơn vị mình trên phần mềm giám sát trực
tuyến để đưa ra cảnh báo kịp thời đối với các trường hợp tài xế
chạy quá tốc độ, chạy sai hành trình...
Hiện Bộ GTVT đã chấp thuận chủ trương thực hiện dự án ứng
dụng công nghệ GSHT để nâng cao chất lượng quản lý và bảo
trì trong lĩnh vực đường bộ và giao Tổng cục Đường bộ hoàn
thành việc lập dự án trong quý II-2019. “Sau khi hạ tầng công
nghệ thông tin đủ năng lực và cho phép thực hiện, tổng cục sẽ
cung cấp tài khoản cho toàn bộ các đơn vị kinh doanh vận tải để
thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý, chấn chỉnh tài xế vi phạm
thuộc đơn vị mình quản lý. Bên cạnh đó, cần bố trí nguồn kinh
phí hằng năm cho Bộ GTVT để đảm bảo duy trì hoạt động ổn
định của hệ thống (dự kiến khoảng 15-19 tỉ đồng/năm)...” - Bộ
GTVT kiến nghị.
Để xử lý triệt để tình trạng tài xế ngắt thiết bị, trong thời gian
tới Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ nghiên cứu thí điểm lắp
đặt camera giám sát tại các điểm nóng về an toàn giao thông
trên hệ thống quốc lộ và đô thị để đối soát dữ liệu với hệ thống
GSHT ô tô. Từ đó phát hiện ngay phương tiện nào đang hoạt
động kinh doanh nhưng không có dữ liệu GSHT ô tô để có biện
pháp xử lý kịp thời.
VIẾT LONG
Công an TP Đà Nẵng tìm nạn nhân
của dự án “bất động sản ma”
(PL)- Thời gian qua, Công an TP Đà Nẵng
nhận được nhiều tố cáo của người dân về việc bị
một số người tự xưng là nhân viên của Công ty
Cổ phần Đầu tư và phát triển Quảng-Đà (Công
ty Quảng Đà, 155 Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
lừa đảo tiền đặt cọc, giữ chỗ mua đất nền dự án
mang tên “khu dân cư Nam Cẩm Lệ” và 121 lô
đất mặt tiền đường Đô Đốc Lân (phường Hòa
Xuân, quận Cẩm Lệ).
Ngày 14-1, Phòng Cảnh sát kinh tế đã ra
quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Ngày 22-2, đơn vị ra thông báo truy tìm
nạn nhân của vụ án nói trên. Theo thông báo
này, hiện nay khu đất trên vẫn do Trung tâm
Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng quản lý, không
giao cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào để thực
hiện đầu tư dự án bán đất nền. Thế nhưng những
người tự xưng là nhân viên của Công ty Quảng
Đà đứng ra nhận tiền đặt cọc, giữ chỗ của khách
hàng, hứa sẽ có giấy đỏ trong vài tháng tới.
Chiều 27-2, PV liên hệ với một số điện thoại
đăng trên mạng. Đầu dây bên kia bắt máy và
cho biết mình là nhân viên của Công ty Quảng
Đà, người này nhận đặt cọc khu đất đang bị điều
tra trên. Nếu lô đất tại đường chính thì 800 triệu
đồng, còn đường nhánh là 500 triệu đồng.
HẢI HIẾU
Không bất ngờ khi hay tin nhận chìm
Trao đổi với PV, ông Hồ Duy Diệm, Chủ tịch Hội Bảo vệ lưu vực và dải
biển Việt Nam, cho biết khi nghe việc Tập đoàn Hòa Phát được cấp phép
nhận chìm như trên ông không bất ngờ. Theo ông, việc nạo vét đáy biển
rồi thả lại dưới biển nếu đúng như đánh giá của các chuyên gia thì không
có gì ô nhiễm.
“Trong phần vật chất đó có bùn, phù sa, đổ xuống thế nào cũng làmđục
bãi biển nhưng cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Bùn lắng đọng dưới đáy
biển, các tạp chất nếu có thì cũng gây ô nhiễm rồi, sau đó nó di chuyển
đi thôi, không phải là gây tác động gì nhiều. Bờ biển ổn định tự nhiên rồi,
sóng gió, địa chất ổn định cả ngàn năm nay rồi” - ông Diệm nói.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook