046-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 4-3-2019
ĐỖTHIỆN
N
gay sau thượng đỉnh
Mỹ-Triều Tiên diễn
ra tại Hà Nội vào hai
ngày 27 và 28-2 kết thúc,
Chủ tịch CHDCND Triều
Tiên Kim Jong-un đã có
chuyến thăm chính thức
Việt Nam (VN). Đây là lần
đầu tiên trong 60 năm qua,
lãnh đạo tối cao của Triều
Tiên tiến hành một chuyến
thăm chính thức đến VN.
Điều quan trọng là chuyến
thăm diễn ra trong bối cảnh
VN được nhắc nhiều đến
như một chỉ dấu tích cực về
mô hình ngoại giao lẫn cải
cách phát triển kinh tế đối
với quyết tâm thay đổi đất
nước của ông Kim.
Những tín hiệu
cởi mở từ ông
Kim Jong-un
Cử chỉ đầu tiên của Chủ
tịch Kim Jong-un khi đến ga
Đồng Đăng (Lạng Sơn) khiến
giới quan sát chú ý chính là hạ
cửa kiếng chống đạn, vẫy tay
chào người dân. Thái độ cởi
mở này được cho là chưa có
tiền lệ đối với nhà lãnh đạo
được xem là “bí ẩn” bậc nhất
thế giới này. Đại sứ Nguyễn
Phú Bình, cựu đại sứ VN tại
Hàn Quốc và có thời gian dài
gắn bó với đất nước Triều
Triều Tiên đang quan sát những
thành tựu từ kinh nghiệm cải cách
vàmở cửa nền kinh tế của
Việt Nam.
Khả năng nào từ chuyến thăm
ông Kim Jong-un?
Triều Tiên có thể
đang xem xét một
công cuộc đổi mới,
dựa trên các kinh
nghiệm từ VN
nhưng thực hiện
phù hợp với hoàn
cảnh và đặc thù của
Bình Nhưỡng.
Tiên, nhận định “cử chỉ đó
là nhỏ nhưng mang ý nghĩa
lớn”. Thứnhất, ôngKimmuốn
bày tỏ sự thân tình vốn đã mờ
nhạt suốt nhiều năm qua. Và
hơn nữa, ông Kim cho thấy
một sự tin tưởng tuyệt đối về
an ninh và ổn định của VN.
Đáng chú ý hơn, quan hệ
Việt-Triều đang từng bước đi
vào thực tế hơn là những cử
chỉ mang tính biểu tượng của
các nhà lãnh đạo. Phó Viện
trưởng Viện Chiến lược (Bộ
Ngoại giao),TSTrầnViệtThái,
mới đây đã có nhận định với
báo chí rằng khi đoàn Triều
Tiên đến Hà Nội ngày 26-2,
họ đi thăm viếng khắp nơi.
Triều Tiên ngỡ ngàng khi
đứng trước phong cảnh của
vịnh Hạ Long, khi đi tham
quan những khu công nghệ
cao hay đi trên con đường
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Người Triều Tiên có lòng tự
tôn dân tộc rất cao, không
chịu thua kém ai. Họ nghĩ họ
là cường quốc nhưng trong
những ngày đến VN và đi
khảo sát thực tế, đoàn Triều
Tiên vô cùng ấn tượng với
sự phát triển của VN.
CảMỹ, Triều Tiên và nhiều
chuyên gia quốc tế thời gian
qua đều cho rằng Hà Nội là
một mô hình có nhiều gợi ý
cho Bình Nhưỡng. Thứ nhất,
dù trải qua chiến tranh và
là thù địch của Mỹ nhưng
VN đã bình thường hóa với
Washington từ năm 1995
và không ngừng phát triển
quan hệ sâu rộng với Mỹ
nhiều năm qua. Thứ hai, từ
nền kinh tế bao cấp tập trung
nhưng từ khi đổi mới VN đã
không ngừng cải cách, phát
triển nền kinh tế nhiều thành
phần, mở cửa thị trường, ký
hàng chục hiệp định mậu
dịch tự do quan trọng. Đó
là động lực giúp kinh tế VN
tăng trưởng cao và ổn định
suốt nhiều năm.
Chỉ hai vấn đề trên đã đủ
để gợi ý Triều Tiên về một
công cuộc đổi mới, dựa trên
các kinh nghiệm từVNnhưng
thực hiện phù hợp với hoàn
cảnh và đặc thù của Bình
Nhưỡng. Việc lựa chọn VN
là điểm đến nước ngoài thứ
ba của ông Kim Jong-un (sau
Bắc Kinh và Singapore) trong
vòng hai năm trở lại đây
cũng cho thấy Triều Tiên tin
tưởng vào mức độ an ninh,
ổn định của VN, một trong
số ít quốc gia trên thế giới
còn giữ quan hệ ngoại giao
tương đối tốt đẹp và gần gũi
với Triều Tiên.
Một biểu hiện đáng chú ý
là Triều Tiên đã rất chú ý đưa
nhiều thông tinvề chuyến thăm
chính thức đến VN cho nhân
dân Triều Tiên, điều này thể
hiện việc ông Kim Jong-un
không đến VN chỉ để tham
dự hội nghị thượng đỉnh với
ông Trump. Đặc biệt là việc
một số quan chức Triều Tiên
đi khảo sát nhiều nơi ở VN,
đó là sự quan tâm của Triều
Tiên đến những vấn đề cụ
thể về kinh tế.
Tuy vậy cũng cần chờ
thêm thông tin và có thêm
thời gian mới có thể nhìn
Trong khu vực châu Á, Triều Tiên và Việt Nam (VN) là
hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng trong tiến trình lịch
sử. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào
năm 1950 cho đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ
VN và Triều Tiên là mối quan hệ của những người đồng chí
chung ý thức hệ, được xây dựng và vun đắp bởi lãnh tụ của
hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật
Thành.
Mở đầu là chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang
Triều Tiên vào năm 1957. Một năm sau đó, nhà lãnh đạo
Triều Tiên Kim Nhật Thành (cũng là ông nội của Chủ tịch
Kim Jong-un) đã chính thức sang thăm VN. Đến năm 1964,
ông Kim Nhật Thành quay lại VN trong một chuyến thăm
không chính thức.
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn
khó khăn nhất, Triều Tiên đã gửi cho VN những hỗ trợ cần
thiết về mặt vật chất, quân trang, đồng thời cử nhiều phi
công, công binh, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực sang giúp
VN trong bối cảnh nước bạn vẫn còn trong giai đoạn kiến
thiết khi cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950 tạm ngừng
vào năm 1953. Nghĩa trang tỉnh Bắc Giang hiện tại là nơi
an nghỉ của 14 phi công Triều Tiên đã hy sinh cho nền độc
lập của VN. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Triều Tiên khóa
4, Chủ tịch Kim Nhật Thành đã phát biểu: “Triều Tiên coi
việc Mỹ xâm lược VN như là xâm lược Triều Tiên và sẵn
sàng sát cánh chiến đấu bất cứ lúc nào VN yêu cầu”.
Sau khi chiến tranh VN kết thúc vào năm 1975, quan hệ
giữa hai nước vẫn tiếp tục được giữ vững và phát triển.
Trước tình hình mới, VN chủ động đổi mới nền kinh tế:
thúc đẩy kinh tế tư nhân và mở cửa cho đầu tư nước ngoài.
VN từng bước vượt qua những khó khăn buổi đầu và ngày
càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế với
hàng loạt nước trên thế giới đặt quan hệ ngoại giao với VN.
Trong khi đó, cùng thể chế chính trị nhưng nền kinh tế
Triều Tiên lại lâm vào khủng hoảng nặng nề khi nguồn viện
trợ dồi dào của Liên Xô không còn. Tư duy phát triển ưu
tiên quân sự, nhất là phát triển hạt nhân đã khiến Triều Tiên
gặp khó khăn trong ngoại giao khi liên tiếp mắc phải lệnh
trừng phạt và cấm vận từ Mỹ và phương Tây.
VN từng nhiều lần hỗ trợ Triều Tiên, chủ yếu liên quan
đến vấn đề nhân đạo, điển hình là việc hỗ trợ 100 tấn gạo
vào năm 1995 và 13.000 tấn gạo vào năm 1997. Giai đoạn
2000-2012, VN gửi cho Triều Tiên 22.700 tấn gạo, năm
tấn cao su nguyên liệu và 50.000 USD. Giai đoạn cuối thế
kỷ 20, các quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước bắt
đầu được triển khai song chỉ ở quy mô nhỏ. Năm 1993, hai
nước hợp tác đầu tư nhà máy ươm tơ ở Hải Dương với tổng
vốn đầu tư khoảng 3,5 triệu USD. Năm 1994, phía VN rút
khỏi liên doanh, chỉ còn phía Triều Tiên kinh doanh độc
lập. Đến năm 2001, Triều Tiên bán lại nhà máy này cho
VN.
Bước sang thế kỷ 21, quan hệ giữa VN và Triều Tiên có
sự phát triển mới, nhất là sau chuyến thăm Triều Tiên của
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào năm 2007 trong bối cảnh
QuanhệViệt-Triều60nămvànhữngkỳ vọngmới
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Triều Tiên KimJong-un chiều 1-3-2019. Ảnh: TTXVN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook