046-2019 - page 3

3
Tiêu điểm
Góc nhìn
Thời sự -
ThứHai 4-3-2019
Mỹ và CHDCND Triều Tiên kết thúc thượng đỉnh lần
hai mà không có bất kỳ tuyên bố chung nào. Một trong
những nguyên nhân chính là hai bên chưa đồng thuận
về vấn đề Washington chưa gỡ bỏ lệnh cấm vận với
Bình Nhưỡng.
Nếu lạc quan về quan hệ Mỹ-Triều sắp tới - hai nước
này bước vào quá trình xóa thù thành bạn, bình thường
hóa quan hệ - thì ngoài việc đóng vai trò trung gian và
nỗ lực hòa giải, VN cần nhắm tới những khả năng hợp
tác với Triều Tiên trong tương lai.
VN đặc biệt có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận thị
trường còn nhiều tiềm năng của nước này về các lĩnh
vực như viễn thông hay sản xuất hàng tiêu dùng. Một
ví dụ là việc Triều Tiên hiện có nhu cầu phát triển dịch
vụ di động, Internet và viễn thông rất lớn, vì vậy các
tập đoàn với nhiều kinh nghiệm xây dựng hạ tầng viễn
thông cho các quốc gia đang phát triển của VN sẽ có
rất nhiều lợi thế tại thị trường này. Triều Tiên là nước
có trữ lượng khoáng sản và tiềm năng khai thác hải
sản lớn nhưng lại yếu về sản xuất nông sản, quan hệ
thương mại, xuất nhập khẩu cũng sẽ là một hướng mà
VN có thể đẩy mạnh với Triều Tiên. Ví dụ VN có thể
gia tăng nhập khẩu than, khoáng sản hay hải sản từ
Triều Tiên và đổi lại, xuất khẩu các mặt hàng nông sản
sang quốc gia Đông Bắc Á này.
Trong dài hạn, VN cần xem xét đến việc biến hợp
tác kinh tế với Triều Tiên trở thành một cấu phần của
hợp tác kinh tế chung với bán đảo Triều Tiên vì hiện
Hàn Quốc đã có quan hệ thương mại rất tốt với VN, vì
vậy việc mở rộng quan hệ này sang một quốc gia gần
gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về mặt
dân cư với Hàn Quốc là Triều Tiên là một việc hết sức
cần thiết. Đây là nước đi VN cần tính tới vì chắc chắn
nếu quan hệ kinh tế hai miền được khôi phục, các công
ty Hàn Quốc sẽ chuyển bớt đầu tư lắp ráp, sản xuất
ở nước ngoài, trong đó VN đang là nước nhận được
nhiều đầu tư nhất về quốc gia láng giềng Triều Tiên.
Do vậy, để tránh phải cạnh tranh với Triều Tiên trong
việc giành lấy các nguồn đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật
Bản (một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Triều
Tiên giai đoạn đầu thập niên 1990), VN cần linh hoạt
phối hợp với Triều Tiên để giúp cả hai nước có chỗ
đứng trong chuỗi sản xuất, cung ứng của các công ty
lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Về mặt chính sách kinh tế, về trung hạn VN có thể
chia sẻ với Triều Tiên các bài học về thu hút vốn đầu
tư, quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ
Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là bài học Triều Tiên đang
rất muốn áp dụng, nhất là khi VN đang được coi là
trọng điểm đầu tư của cả Hàn Quốc và Nhật Bản với
nhiều cơ sở sản xuất có quy mô hàng đầu khu vực của
Samsung, Canon. Về dài hạn, Chính phủ VN nên tích
cực chia sẻ các bài học về cải cách kinh tế, mở cửa
xã hội, bởi nếu thực sự ông Kim Jong-un hay những
người liên quan có thể thành công trong việc triển khai
chính sách cải tổ theo mô hình VN, không chỉ người
dân Triều Tiên sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc
sống mà khu vực Đông Bắc Á và châu Á-Thái Bình
Dương nói chung sẽ có thêm một thành viên chủ động,
tích cực trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, ổn
định khu vực. Nếu kịch bản này thực sự thành hiện
thực thì đây sẽ trở thành một trong những đóng góp
lớn nhất của VN trên trường quốc tế trong thế kỷ mới.
Cuối cùng, cần phải khẳng định rằng tuy bị quốc tế
chỉ trích trên một số góc độ nhưng chương trình hạt
nhân, tên lửa và một số kết quả khác về khoa học kỹ
thuật cho thấy Triều Tiên đã chứng tỏ năng lực khoa
học kỹ thuật của nước này. Vì vậy, hợp tác về khoa
học-công nghệ và giáo dục cũng là một hướng khác
mà VN cần khai thác trong quan hệ với Triều Tiên. Tất
nhiên, chúng ta luôn phải đảm bảo các hợp tác dạng
này phải nằm trong khuôn khổ cho phép của luật pháp
quốc tế và các quyết định của Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc.
TS
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG
, nghiên cứu viên
Trung tâm Belfer, Trường Kennedy, ĐH Harvard (Mỹ)
Các hướng tiếp cận
có thể củaViệtNam
với TriềuTiên
Dấu mốc mới quan trọng
Tại buổi hội đàmvới Chủ tịchTriềuTiên Kim Jong-un
trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức
VN, ngày 1-3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng khẳng định chuyến thăm VN lần này của Chủ
tịch Kim Jong-un là dấu mốc mới quan trọng trong
lịch sử quan hệ hai đảng, hai nước…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
cũng đã chia sẻ những thành tựu cũng như những
vấn đề VN cần tập trung giải quyết sau hơn 30 năm
đổi mới; khẳng định VN thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan
hệ đối ngoại, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đảng, Nhà
nước và nhân dân VN luôn coi trọng quan hệ hữu
nghị truyền thống với Triều Tiên và mong muốn
cùng Triều Tiên tiếp tục củng cố, phát triển hơn nữa
mối quan hệ giữa hai đảng, hai nước phù hợp với lợi
ích của nhân dân hai nước, cam kết quốc tế của mỗi
nước; góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát
triển ở khu vực và trên thế giới.
Ông Kim Jong-un bày tỏ vui mừng sang thăm VN
và chứng kiến những thành tựu phát triển kinh tế-xã
hội và hội nhập quốc tế mà nhân dân VN đã đạt được
trong thời gian qua; bày tỏ mong muốn tăng cường
trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đất nước
và phát triển kinh tế-xã hội với VN…
Tại buổi hội kiến cùng ngày với ông Kim Jong-un,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà
nước và nhân dân VN luôn coi trọng và mong muốn
củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống
với đảng, nhà nước và nhân dân Triều Tiên; VN ủng
hộ Triều Tiên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
nhân dân; chính phủ và nhân dân VN sẵn sàng cùng
chính phủ và nhân dân Triều Tiên nghiên cứu thúc
đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực vì lợi ích
của nhân dân hai nước, phù hợp với các quy định và
cam kết quốc tế của mỗi nước…
Chủ tịch Kim Jong-un bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước
những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và
phát triển kinh tế-xã hội mà nhân dân VN đạt được
trong thời gian qua… Ông Kim Jong-un cũng bày
tỏ sự tin tưởng đưa quan hệ lên tầm cao mới; mong
muốn hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác trong
các lĩnh vực trên cơ sở nhu cầu và tiềm năng của hai
nước, phù hợp với sự phát triển của tình hình mới.
Các hiệp định đã
được ký kết giữa
Việt Nam, Triều Tiên
Trong 60 nămqua, VN, Triều
Tiên từng ký nhiều hiệp định
quan trọng: Hiệp định hợp
tác văn hóa tháng 11-1957,
Hiệp định hợp tác khoa học
kỹ thuật tháng 10-1958, Hiệp
ước hữu nghị và hợp tác giữa
nước VNDân chủ Cộng hòa và
TriềuTiênnăm1961, Hiệpđịnh
thươngmại và hàng hải tháng
12-1962, Hiệp định hỗ tương
y tế tháng 12-1966, Hiệp định
miễnthịthựcchohộchiếungoại
giao và công vụ tháng 9-1969,
Hiệp định hợp tác vận tải hàng
khôngdândụng tháng1-1977.
Việt Nam của
nhận chính xác hơn về chính
sách của nhà lãnh đạo Triều
Tiên hiện nay.
Nhận diện rào cản
cần vượt qua
Một số chuyên gia cũng
lưu ý rằng quan hệ Việt-Triều
vẫn còn nhiều thách thức.
Đầu tiên, việc phát huy hết
tiềm năng của quan hệ Việt-
Triều sẽ bị hạn chế bởi các
lệnh cấm vận của Liên Hiệp
Quốc áp đặt lên Triều Tiên do
các vi phạm về phổ biến vũ
khí hạt nhân và tên lửa đạn
đạo của quốc gia này. Nếu
Triều Tiên chưa thực sự từ
bỏ chương trình hạt nhân,
tên lửa của họ thì cơ hội
cho quan hệ Việt-Triều vượt
ra khỏi khuôn khổ quan hệ
ngoại giao thông thường để
hướng tới các hợp tác mang
tính thực chất về kinh tế và
khoa học kỹ thuật là không
lớn trong giai đoạn tới.
Hơn nữa, tuy ông Kim
Jong-un đã có ý định cải
cách kinh tế nhưng về cơ bản,
Triều Tiên vẫn là một quốc
gia “đóng kín” với quan hệ
ngoại giao tương đối hạn chế,
đặc biệt là trong giai đoạn
chịu cấm vận nặng nề kể từ
đầu những năm 2000. Bởi
vậy, sẽ có nhiều bài học về
cải cách kinh tế của VN mà
Triều Tiên có thể không áp
dụng trong tương lai gần, bởi
VN kể từ giai đoạn đổi mới
đã luôn nhất quán với đường
lối ngoại giao đa phương, đa
dạng hóa, chủ động - điều
kiện cần thiết cho sự thành
công của bất cứ quốc gia
đang phát triển nào.
Tất nhiên, các lệnh cấm
vận áp đặt lên Triều Tiên
vẫn là rào cản lớn nhất cho
hợp tác thực chất Việt-Triều.
Nếu vấn đề này dần được
giải quyết thông qua những
cuộc hội đàm cấp cao (như
gặp gỡ giữa hai ông Kim,
Trump tại Hà Nội) thì sẽ có
rất nhiều cơ hội đưa quan hệ
song phương Việt- Triều lên
một tầm cao mới.•
bán đảo Triều Tiên đang có những diễn biến tích cực sau
vòng đàm phán sáu bên lần thứ tư. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao
hai nước đã thỏa thuận thiết lập cơ chế tham khảo chính trị
thường niên cấp thứ trưởng để thường xuyên trao đổi các
biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt. Tuy nhiên,
về tổng thể, thành tựu hợp tác Việt-Triều vẫn chỉ dừng ở
mức tiềm năng khi hai quốc gia có hai con đường phát triển
khác nhau.
Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Kim Jong-un ngày 1-3,
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh
chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Kim Jong-un là dấu
mốc mới quan trọng trong lịch sử quan hệ hai đảng, hai
nước. Ông Kim cũng đã bày tỏ những ấn tượng của mình
đối với những bước phát triển mà VN đạt được, đồng thời
bày tỏ mong muốn tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh
nghiệm xây dựng đất nước và phát triển kinh tế-xã hội với
VN.
Nếu tới đây các quan hệ quốc tế của Triều Tiên được cải
thiện đáng kể, nhất là quan hệ Mỹ-Triều phát triển theo
chiều hướng tích cực và các lệnh cấm vận đối với Triều
Tiên được tháo dỡ thì những hợp tác giữa VN và Triều Tiên
chắc chắn sẽ mở ra nhiều kỳ vọng mới.
VĨ CƯỜNG
Đoàn đại biểu Triều Tiên thamquan nhà xưởng sản xuất VinFast.
Ảnh: ĐỖHOÀNG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook