048-2019 - page 10

10
Bạn đọc -
Thứ Tư6-3-2019
Chủ ô tô “khổ nhất”
Sài Gòn
Các tài xế nên có ý thức trong chuyện đậu xe để tránh ảnh hưởng
đến người khác.
NGUYỄNHIỀN
T
ình trạng đậu ô tô trên
đường hoặc trước cửa
nhà người khác lâu nay
đã trở thành nỗi ám ảnh của
những người có nhà mặt tiền
đường. Trước đây, nhiều
trường hợp đậu xe không
chừa đường ra vào nên chủ
nhà vì quá bức xúc mà vi
phạm pháp luật: xịt sơn, bôi
đầy chất bẩn, đập phá xe…
Muốn bán nhà vì bị
ô tô đậu trước cửa
Hơn một năm nay, anh SL
ở đường Bàu Cát (quận Tân
Bình, TP.HCM) vô cùng khổ
sở trước tình trạng những ô
tô thường xuyên đậu trước
cửa nhà khiến mọi sinh hoạt
của gia đình anh bị đảo lộn.
Theo anh SL, nhà anh ở ngã
ba khu vực Bàu Cát. Gần đó
có nhiều cửa hàng ăn uống
nên nhiều ô tô thường đậu
chắn ngay trước cửa nhà.
Mỗi buổi sáng, anh mở cửa
bước lên ô tô thì thấy trước
cửa chiếc ô tô khác đậu chắn
ngang và anh lại phải đi khắp
nơi để tìm chủ nhân chiếc xe,
nhờ lùi xe ra để anh có thể
rời khỏi nhà. Chiều đi làm về
cũng bị tình trạng tương tự.
Tuy nhiên, việc tìm chủ
xe đậu trước nhà không phải
chuyện đơn giản, ngày nào
maymắn lắmmới gặp. Những
ngày tìm không ra chủ xe thì
anh SL phải chịu trận, không
đi đâu được. Cũng có khi
anh phải mất cả buổi làm vì
xe không ra khỏi nhà được.
“Tôi rất bức xúc trước
tình trạng ô tô đậu trước cửa
nhà mình, có hôm đang vội
mà không thể nào lái xe ra
được, tôi định lấy cây đập bể
chiếc xe trước cửa cho họ sợ
nhưng nghĩ nếu mạnh tay thì
lại bị vin vào tội hủy hoại tài
sản người khác. Mà tôi cũng
chẳng thể hiểu nổi những tài
xế này nghĩ sao mà cứ canh
trước cửa nhà người ta mà
đậu chứ. Muốn đậu xe thì
cũng phải nhìn trước ngó sau
chứ không thể đậu một cách
vô ý thức như vậy. Đến thời
điểm này thật sự tôi hết chịu
nổi, chắc đành phải bán nhà,
chuyển đi nơi khác quá” - anh
SL bức xúc.
Chỉ nhắc nhở,
không thể xử phạt
Tình trạng đậu xe trước cửa
nhà người khác vẫn thường
xuyên xảy ra ởmột số địa bàn
tại những khu vực ở TP lớn.
Ông Trần Thới Đông (Phó
Chủ tịch UBND phường Sơn
Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM)
cho biết trước đây trên địa
bàn phường cũng có xảy ra
tình trạng tương tự.
Theo ông Đông, khi nhận
được phản ánh của người dân
báo có trường hợp đậu ô tô
trước cửa nhà, ảnh hưởng đến
việc đi lại thì cán bộ phường
hoặc cảnh sát khu vực xuống
nhắc nhở chứ không thể xử
phạt. Bởi hiện nay, ở một số
tuyến đường không có biển
báo cấm dừng đỗ thì người
dân được phép đậu xe. Chính
vì thế, để chấm dứt tình trạng
trên chủ yếu do ý thức của
người đậu xe.
Vậy pháp luật quy định
như thế nào về việc đậu xe
trước cửa nhà người khác?
Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn
Luật sư TP.HCM, phân tích:
Về nguyên tắc, cá nhân được
làmnhững gì pháp luật không
cấm. Do vậy, ở những đoạn
đường không có biển báo cấm
dừng, cấmđậu xe hoặc không
phải là những vị trí không
được phép dừng đậu thì cá
nhân được quyền dừng, đậu.
Việc dừng, đậu xe phải tuân
theo quy định theo Luật Giao
thông đường bộ về dừng xe,
đỗ xe trên đường bộ.
Hiện nay trên đường phố
có tình trạng mặc dù không
có biển báo cấm dừng, đậu
nhưng khi đậu xe có thể làm
ảnh hưởng đến việc kinh
doanh buôn bán, ra vào của
những căn nhà mặt tiền nên
có tình trạng bị chủ nhà không
cho đậu.
Chủ nhà nếu thiếu kiềmchế
mà có những hành vi làm hư
hỏng xe gây thiệt hại cho chủ
xe từ 2 triệu đồng trở lên thì
có thể bị xử lý hình sự theo
Điều 178 BLHS về tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản. Khung hình phạt
của tội này cao nhất là đến
10 năm tù. Ngoài ra, người
phạm tội còn có thể bị phạt
tiền 10-100 triệu đồng. Nếu
hành vi của người vi phạm
chưa đến mức bị xử lý hình
sự thì bị xử phạt hành chính
số tiền 2-5 triệu đồng. Người
vi phạm còn có nghĩa vụ bồi
thường cho chủ xe.
Vì thế, nhiều chuyên gia
luật chia sẻ quan điểm rằng
họ rất thấu hiểu nỗi khổ của
người có nhà mặt tiền bị ô tô
đậu chắn lối ra vào nhưng cần
kiềmchếvàhànhxửđúngpháp
luật để đừng phải mang thêm
một rắc rối nữa vào người.•
Cứmỗi ngàymở cửa ra đi làmthì anh SL không thể chạy ô tô củamình ra vì bị ô tô khác chắn trước cửa. Ảnh: TƯ LIỆU
Ngồi ghế sau ô tô có buộc
phải thắt dây an toàn?
Người ngồi trên ô tô phải thắt
dây an toàn ở tất cả vị trí có
trang bị dây an toàn, kể cả người ngồi ở những
hàng phía sau trong xe.
Tôi nghe nói bắt đầu từ ngày 6-3 này, lực lượng
chức năng sẽ tuần tra, kiểm soát người ngồi trên ô tô
mà không thắt dây an toàn. Cho tôi hỏi việc thắt dây
an toàn có áp dụng cho người ngồi phía sau không hay
chỉ dành riêng cho người ngồi phía trước?
Bạn đọc
Nguyễn Bảy
 (Bình Chánh, TP.HCM)
Luật sư
Nguyễn Hoàng Anh
, Đoàn Luật sư
TP.HCM, trả lời: Nghị định số 46/2016 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
đường sắt quy định người ngồi trên ô tô phải thắt dây
an toàn ở tất cả vị trí có trang bị dây an toàn, kể cả
người ngồi ở những hàng phía sau trong xe.
Cụ thể, điểm k khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2016
quy định: Phạt tiền 100.000-200.000 đồng đối với
người điều khiển, người được chở trên ô tô và các loại
xe tương tự ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có
trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Chế tài xử phạt
này đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2018.
Điểm mới của nghị định này so với Nghị định
171/2013 trước đó là mọi vị trí đều phải thắt dây an
toàn, trong khi quy định cũ chỉ bắt buộc tài xế và
người ngồi ở ghế khách cạnh tài xế thắt dây an toàn.
Vì thế, dù ngồi ở bất kỳ vị trí nào trên xe, bạn cũng
cần phải thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn cho chính
mình.
TM
Cơ quan trả lời
Hãy đậu xe có ý thức!
Đành rằng việc tìm được chỗ đậu ô tô trong TP, nhất là
khu vực nội thành là rất khó khăn. Tuy nhiên, khi đậu xe
tài xế cũng nên chú ý đến khả năng làm ảnh hưởng đến
người khác, nhất là ngay lối ra vào nhà người ta hoặc đối
với những căn nhà mặt tiền có kinh doanh, buôn bán mà
lượng người ra vào nhiều.
Nếu việc đậu xe là bắt buộc mà không đủ thời gian để
tìm chỗ đậu phù hợp thì tài xế nên để lại số điện thoại trên
kính xe để người bị ảnh hưởng có thể liên lạc trong trường
hợp cấp thiết.
Luật sư
LÊ VĂN HOAN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Bảo hiểm y tế TP.HCM có được
khám bệnh, chữa bệnh ở tỉnh?
Tôi đăng ký bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình
ở Bệnh viện (BV) quận 12. Vậy khi khám chữa bệnh
(KCB) tại các BV khác trong và ngoài TP.HCM thì chi
phí KCB có được BHYT tính không? Nếu vượt tuyến
thì được tính như thế nào?
Bạn đọc có địa chỉ email
nhanhung…@gmail.com
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Trường hợp của
bạn sẽ được hưởng quyền lợi BHYT khi đi KCB trên
địa bàn TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác như sau:
- Khi KCB tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế
phường/xã, BV quận/huyện trên địa bàn TP.HCM:
100% chi phí KCB BHYT x mức quyền lợi được hưởng
(80%, 95%, 100% tùy theo đối tượng tham gia BHYT);
- Khi KCB tại các BV quận/huyện trên địa bàn tỉnh,
thành khác: 100% chi phí KCB BHYT x mức quyền
lợi được hưởng (80%, 95%, 100% tùy theo đối tượng
tham gia BHYT);
- Khi KCB tại các BV tuyến tỉnh: 60% chi phí KCB
BHYT x mức quyền lợi được hưởng (80%, 95%, 100%
tùy theo đối tượng tham gia BHYT);
- Khi KCB tại các BV tuyến trung ương khi điều
trị nội trú: 40% chi phí KCB BHYT x mức quyền lợi
được hưởng.
Các trường hợp điều trị bệnh ngoại trú tại các cơ sở
KCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương có hợp đồng KCB
BHYT không phải trong trường hợp cấp cứu, không
có giấy chuyển tuyến KCB BHYT đúng quy định sẽ
không được hưởng quyền lợi KCB BHYT.
Điều trị ung thư có được hưởng
bảo hiểm y tế
Cha tôi bị bệnh ung thư, phải hóa trị và đang điều
trị đúng tuyến. Xin cho hỏi mỗi lần thực hiện hóa trị,
cha tôi có được BHYT thanh toán không và BHYT sẽ
thanh toán ở mức độ nào?
Bạn đọc
Kiều Trinh
(Đồng Nai)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Điều 21 Luật
BHYT 2014 quy định phạm vi được hưởng của người
tham gia BHYT: Thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ
thuật y tế thuốc. Phạm vi được hưởng của người tham
gia BHYT theo danh mục và tỉ lệ do Bộ Y tế quy định.
Vậy trường hợp cha của bạn điều trị bệnh đúng quy
định sẽ được hưởng quyền lợi về thuốc điều trị ung thư
theo tỉ lệ do Bộ Y tế quy định x mức quyền lợi BHYT.
VÕ HÀ
ghi
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook