054-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư13-3-2019
Vụ tiêu chuẩn về nước mắm:
Tạm dừng, rồi sao nữa?
TÚUYÊN-MAI HIỀN
T
ại buổi giao ban báo chí
diễn ra sáng 12-3, Thứ
trưởngBộKH&CNPhạm
Công Tạc cho biết lãnh đạo
Bộ đã đề nghị Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng
tạm dừng thẩm định dự thảo
tiêu chuẩnTCVN12607:2019
về quy phạm thực hành sản
xuất nước mắm do Cục Chế
biến và Phát triển thị trường
nông sản thuộcBộNN&PTNT
soạn thảo.
Tạmdừng vì còn nhiều
ý kiến trái chiều
Thứ trưởng PhạmCôngTạc
cho biết có ba nguyên tắc trong
việc xây dựng bộ quy phạm
thực hành sản xuất nướcmắm.
Một là phải phù hợp với trình
độ phát triển kinh tế-xã hội
của nước ta tại thời điểm này.
Hai là phải đảm bảo nguyên
tắc đồng thuận của các thành
phần liên quan trong xã hội.
Đây là nguyên tắc không phải
ngoại lệ ởViệt Nammà nhiều
nước trên thế giới. Ba là phải
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa
các bên liên quan.
Vớ i d ự t h ả o TCVN
12607:2019, khi dự thảo
chuyển sang Bộ KH&CN
thẩm định, công bố thì nhận
được nhiều ý kiến trái chiều
của nhiều tổ chức, cá nhân
và giới báo chí. “Đối chiếu
các nguyên tắc trên thì thấy
chưa đảm bảo nên Bộ tạm
dừng thẩm định để tiếp tục
xin ý kiến các tổ chức, hiệp
hội. Mục đích để khi ban hành
bộ tiêu chuẩn phải đảm bảo
sức khỏe, quyền lợi của người
tiêu dùng và không ảnh hưởng
đến sản xuất của các đơn vị
sản xuất nước mắm” - Thứ
trưởng Tạc thông tin.
Cũng theo vị thứ trưởng Bộ
KH&CN, theo nguyên tắc,
khi xây dựng một bộ TCVN
thường căn cứ vào các tiêu
chuẩn của nước ngoài và
căn cứ vào tình hình thực tế
của Việt Nam.
Sau khi các
bộ, ngành xây
dựng xong thì
chuyển sang
Tổng cục Tiêu
chuẩnĐolường
Chất lượng để
thẩmđịnh, sau
đóBộKH&CN
sẽ ký quyết định công bố bộ
tiêu chuẩn đó.
Cũng tại cuộc giao ban
báo chí này, Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT Phùng Đức Tiến
cho biết sẽ cùng Bộ KH&CN
tiếp thu ý kiến của các cá
nhân, tổ chức và tổ chức đối
thoại với các bên liên quan.
Qua đó để hoàn thiện bộ tiêu
chuẩn TCVN 12607:2019 về
quy phạm thực hành sản xuất
nước mắmmột cách tốt nhất.
“Với tinh thần cầu thị, Bộ
NN&PTNT mong muốn khi
bộ tiêu chuẩn được ban hành
và được công bố sẽ thúc đẩy
được sản xuất trong nước và
đảm bảo hài hòa lợi ích của
các bên liên quan” - Thứ
trưởng Tiến cam kết.
Trước đó,
chiều 11-3,
Văn phòng
Chính phủ có
vănbảntruyền
đạt ý kiến chỉ
đạo của Phó
Thủ tướngVũ
ĐứcĐamyêu
cầu giao Bộ
NN&PTNTnghiên cứu kỹ các
ý kiến của các tổ chức, hiệp
hội về tiêu chuẩn cho nước
mắm, tổ chức đối thoại để tạo
thống nhất. Phó Thủ tướng
cũng yêu cầu mục tiêu phải
bảo đảm sức khỏe, quyền lợi
của người tiêu dùng và không
để ảnh hưởng tiêu cực tới sản
xuất, kinh doanh nước mắm
truyền thống.
Nhiềuýkiến tâmhuyết,
sẽ bổ sung và sửa đổi
Trao đổi với chúng tôi ngay
sau khi nhận được thông tin
tạm dừng thẩm định và công
bố tiêu chuẩn nước mắm, một
số hiệp hội và doanh nghiệp
cho biết đây là thông tin vui vì
Chính phủ và các bộ đã hành
động kịp thời. Ông Huỳnh
Ngọc Diêp, Giam đôc Công
ty Cô phân Thuy san 585
Nha Trang, bày tỏ: “Đây là
tín hiệu đáng mừng vì ý kiến
của các hiệp hội, nhà thùng,
nhà khoa h c... đã được lắng
nghe. Chúng tôi sẽ tiếp tục
đóng góp ý kiến để dự thảo
về nước mắm phù hợp với
tình hình thực tế và có thể
áp dụng được”.
Ngày12-3, Hội NướcmắmPhúQuốc tổchức
họp bất thường với các hội viên để ghi nhận
các ý kiến, kiến nghị của hội viên đối với dự
thảo TCVN 12607:2019 quy phạm thực hành
sản xuất nướcmắm. Các ý kiến, kiến nghị của
hội viên sau cuộc họp sẽ được hội tổng hợp
để gửi đến cơ quan chức năng của tỉnh và
trung ương nhằm đề đạt nguyện vọng của
các hội viên cũng như quan điểm của hội.
Một số doanh nghiệp cho rằng cần phải
minh bạch, trả lại đúng tên cho nước mắm
truyền thống, phải có tiêu chuẩn cho nước
mắm truyền thống và tiêu chuẩn cho nước
mắmcông nghiệp chứ không thể đưa ra tiêu
chuẩn chung cho hai loại như dự thảo. Lý do
làphươngpháp, quy trình sảnxuất nướcmắm
truyềnthốngkhácvớinướcmắmcôngnghiệp.
TheobáocáocủaHội NướcmắmPhúQuốc,
mỗi năm nước mắm Phú Quốc sản xuất hơn
30 triệu lít từ 20 đến 43 độ đạm, doanh thu
hơn 600 tỉ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc
làm cho hàng ngàn người lao động.
PV
Các quy chuẩn, tiêu
chuẩn đưa ra không
để ảnh hưởng tiêu
cực tới sản xuất,
kinh doanh nước
mắm truyền thống.
Tuy vậy, một số ý kiến cũng
đề nghị trong thời gian tới, nếu
cơ quan soạn thảo tổ chức lấy
ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn
quốc gia 12607:2019 về quy
phạm thực hành sản xuất nước
mắm thì cần mời đầy đủ các
thành phần có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan. Trong đó, đặc
biệt phải mời các chuyên gia
thực sự am hiểu về lĩnh vực
nướcmắmđể thamgia ý kiến.
Đặc biệt phải xây dựng hai
bộ tiêu chuẩn, một cho nước
mắm truyền thống và một cho
nước mắm công nghiệp, chứ
không để nhập nhèm, gom
chung hai thành một.
Trước đó, dự thảo tiêu chuẩn
quốc gia TCVN 12607:2019
về quy phạm thực hành sản
xuất nước mắm bị các doanh
nghiệp sản xuất nước mắm
truyền thống lẫn chuyên gia
phản đối dữ dội vì có hơn 50
nội dung quy định không phù
hợp với thực tế sản xuất nước
mắm truyền thống. Đặc biệt,
nhiều ý kiến cho rằng theo dự
thảo tiêu chuẩn sản xuất nước
mắm này không phân định
rõ quy trình sản xuất đâu là
nước mắm truyền thống, đâu
là nước mắm công nghiệp;
xóa nhòa ranh giới giữa nước
mắm truyền thống và công
nghiệp, gây bất lợi cho nước
mắm truyền thống.
Liên quan đến vấn đề này,
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn đưa ra không để ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh
nước mắm truyền thống.
trả lời
Pháp Luật TP.HCM
,
ôngNguyễnHoàng Linh, Phó
Tổng Cục trưởng Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng (Bộ KH&CN), thừa
nhận cách trình bày và thể hiện
một số nội dung trong dự thảo
(ví dụ như yêu cầu kiểm soát
các loại thuốc thú y, thuốc bảo
vệ thực vật…) chưa được rõ
ràng và mạch lạc nên có thể
gây hiểu lầm là bắt buộc phải
xét nghiệm. Do đó ông đã đề
nghị ban soạn thảo nghiên cứu
xem xét tiếp thu làm rõ hơn.
Về hướng giải quyết sắp tới,
ông Linh cho hay vừa qua đã
nhận được ý kiến góp ý của
câu lạc bộ nước mắm truyền
thống VASEP rất cụ thể về
các nội dung của tiêu chuẩn
và các khuyến nghị sửa đổi.
Đây là các ý kiến hết sức tâm
huyết và hữu ích cho quá trình
xây dựng tiêu chuẩn.
“Với vai trò của cơ quan
quản lý trong lĩnh vực, với
phương châm hành động của
Chính phủ, chúng tôi một lần
nữa xin nhiệt liệt hoan nghênh
các ý kiến góp ý, phản biện,
nhận xét hoặc đề xuất sửa
đổi các khuyến nghị đã được
quy định trong dự thảo này.
Tôi cũng mong các nhà khoa
h c, các nhà sản xuất tiếp tục
đóng góp và góp ý cho dự
thảo tiêu chuẩn này” - ông
Linh cam kết. •
Nhiềucơsởsảnxuấtnướcmắmchorằngdựthảomớicôngbốgâykhókhănchohoạtđộngkinhdoanh.
Trong ảnh: Một nhà thùng sản xuất nướcmắmtại PhúQuốc. Ảnh: TRẤNGIANG
Đề nghị trả lại tên cho nước mắm truyền thống
Longạimôhình tậpđoànkiểu“tôm+cua+cá”
Tại hội thảo kinh tế Việt Nam thường niên năm 2019
với chủ đề “Bứt phá từ những động lực tăng trưởng” diễn
ra tại TP.HCM ngày 12-3, TS Hu nh Thế Du, giảng viên
Trường ĐH Fulbright, nhận định: “Trong lịch sử phát
triển của nhân loại, kinh tế thị trường mà nòng cốt là kinh
tế tư nhân chính là con đường đem lại sự thịnh vượng cho
các quốc gia. Tất cả quốc gia đã thành công và trở nên
phát triển đều đi theo con đường tạo điều kiện cho kinh tế
tư nhân phát triển, cơ chế thị trường được hoạt động ngày
một tốt hơn”.
TS Du cũng cho rằng nhìn vào sự đóng góp của khu
vực doanh nghiệp trong những năm gần đây cho thấy các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là cỗ máy thúc đẩy tăng
trưởng. Trong khi đó, nhiều tổng công ty lớn của Nhà
nước “có vấn đề” và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
“Trong khi các vấn đề gây ra sự kém hiệu quả của các
doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý một cách triệt
để thì các tổng công ty lại đua nhau chuyển thành các
tập đoàn và mở rộng hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực
mà chúng chẳng có liên quan gì với nhau, cũng như với
hoạt động nòng cốt của tập đoàn. Việc kết hợp là cần thiết
nhưng với mô hình tập đoàn kinh tế kiểu “tôm + cua +
cá” thì điều gì sẽ xảy ra nếu một con đi ngang, một con đi
lui và một con đi tới bị buộc lại với nhau? Khi đó, các tập
đoàn kinh tế rất dễ trở thành con voi trắng, những cỗ máy
phung phí nguồn lực của xã hội” - TS Du nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết:
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp hơn 40% GDP -
con số này cao hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước và
cao hơn cả doanh nghiệp FDI; đóng góp khoảng 30% giá
trị tổng sản lượng công nghiệp; gần 80% tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ; khoảng 64% tổng
lượng hàng hóa vận chuyển...
Tuy vậy, Chủ tịch VCCI TS Vũ Tiến Lộc cho rằng hiện
nay điểm nghẽn lớn nhất vẫn là các quy định thể chế đang
chồng chéo lên nhau khiến nhiều khi người dân và doanh
nghiệp như “Từ Hải chết đứng”, bởi nếu áp dụng theo luật
của bộ này thì đúng nhưng nếu áp dụng theo luật của bộ
khác thì sai. Thậm chí ngay trong một luật nhưng ở địa
phương này giải thích kiểu này, còn địa phương khác lại
giải thích kiểu khác.
“Do đó cần phải có hệ thống pháp luật đảm bảo được
yêu cầu minh bạch để bảo vệ những đối tượng kinh doanh
này” - ông Lộc nhấn mạnh.
THÙY LINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook