054-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư13-3-2019
TUYẾNPHAN
C
hiều 12-3, sau nhiều ngày xét
xử phúc thẩm và nghị án kéo
dài, TAND Cấp cao tại Hà
Nội đã tuyên án đối với các bị cáo
trong đường dây tổ chức đánh bạc
ngàn tỉ dưới sự “bảo kê” của hai
cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh
và Nguyễn Thanh Hóa.
Bác toàn bộ kháng nghị
HĐXX phúc thẩm nhận định bản
án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Thọ
kết án các bị cáo thuộc hai tội đánh
bạc và tổ chức đánh bạc là có căn
cứ pháp luật.
Đối với kháng nghị của VKSND
tỉnh Phú Thọ, tòa phúc thẩm đã
không chấp nhận các nội dung này.
Cụ thể, về tình tiết phạm tội có tổ
chức, HĐXX khẳng định khái niệm
phạm tội có tổ chức là có đồng phạm
từ hai người trở lên. Trong vụ án có
đồng phạm giản đơn nhưng cũng có
sự phân công, rủ rê các đối tượng
tham gia đánh bạc. Kết quả điều tra
vụ án xác định Nguyễn Văn Dương
cầm đầu đường dây đánh bạc trực
tuyến trên mạng Internet, đóng vai
trò quan trọng nhất, đã rủ rê, che
chắn cho các đối tượng khác. Tòa
sơ thẩm đã phân tích chỉ áp dụng
tình tiết phạm tội có tổ chức đối với
một số đối tượng cầm đầu là đúng.
Đối với nội dung tự nguyện khắc
phục hậu quả, tòa phúc thẩm cho
rằng khách thể bị xâm phạm trong
vụ án này là trật tự công cộng nên
việc xemxét nội dung khắc phục hậu
quả là không có cơ sở. Số tiền các bị
cáo nộp lại đều được xác định là tiền
do các bị cáo phạm tội mà có nên số
tiền bị tịch thu là hoàn toàn có căn
cứ. Tuy nhiên, các bị cáo có ý thức
tự nguyện giao nộp tài sản cũng thể
hiện sự ăn năn, hối cải.
Đối với kháng nghị không tịch thu
tiền sung công quỹ nhà nước của các
bị cáo phạm tội đánh bạc, HĐXX
nhận định bản án sơ thẩm tuyên là
có căn cứ. Từ đó, tòa bác toàn bộ nội
dung kháng nghị của VKS.
Không giảm án cho
hai “ông trùm”
Xét kháng cáo của các bị cáo, tòa
phúc thẩm cho rằng TAND tỉnh Phú
Thọ đã cân nhắc, áp dụng các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ và áp dụng
các mức án tương xứng với hành vi
phạm tội của các bị cáo.
Đối với các bị cáo xuất trình một
số tình tiết mới, tòa ghi nhận đây là
cơ sở để xemxét giảmnhẹ một phần
hình phạt, thể hiện tính công bằng.
Còn với một số bị cáo khác cũng
xuất trình chứng cứ nhưng chưa đủ
cơ sở để xem xét giảm nhẹ.
Y án 2 “ông trùm”
đánh bạc ngàn tỉ
Bản án sơ thẩm tuyên hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và
NguyễnThanhHóa chín và 10 năm tù có hiệu lực pháp luật.
Bị cáo
Phan Sào
Namtại
phiên sơ
thẩmhồi
tháng
11-2018.
Ảnh:
TUYẾN
PHAN
VKS kháng nghị có lợi cho hai “ông trùm”
Theo bản án sơ thẩm, hệ thống game bài RikVip vàTib.Club dù chỉ hoạt
động trong 28 tháng nhưng đã thu hút gần 43 triệu tài khoản đánh bạc,
thu gần 10.000 tỉ đồng.
Sau khi tòa sơ thẩm kết án, một bị cáo kêu oan, 36 người kháng cáo xin
giảm nhẹ hình phạt. VKSND tỉnh Phú Thọ cũng kháng nghị theo hướng
áp dụng các tình tiết giảm nhẹ liên quan đến một số bị cáo gồmNguyễn
Văn Dương và Phan Sào Nam.
Tuy nhiên, hai “ông trùm” này và một số bị cáo kháng cáo có đơn xin
vắngmặt tại tòa phúc thẩm. Ngoài ra, một số bị cáo trong vụ án dù có đơn
kháng cáo nhưng lại chỉ có mặt khi khai mạc phiên tòa, sau đó vắng mặt,
nhữngngười nàyđã tựý từbỏquyềnđược xét xửphúc thẩm.
TUYẾNPHAN
HĐXXphúc thẩmkiến
nghị Bộ Công an chấn
chỉnh việc vận hành các
công ty nghiệp vụ, không
để các công ty này lợi dụng
danh nghĩa để vi phạm.
Từ đó HĐXX phúc thẩm quyết
định giữ nguyên mức án sơ thẩm,
tuyênphạt bị cáoNguyễnVănDương
năm năm tù về tội tổ chức đánh bạc,
năm năm tù về tội rửa tiền, tổng hợp
hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành
là 10 năm tù. Tương tự, tòa vẫn giữ
nguyên mức án hai năm tù đối với
bị cáo Phan Sào Nam về tội tổ chức
đánh bạc, ba năm tù về tội rửa tiền,
tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải
chấp hành là năm năm tù. Một số bị
cáo khác được tuyên giảm án, cho
hưởng án treo.
HaicựutướngcônganPhanVănVĩnh
và Nguyễn Thanh Hóa không kháng
cáo,VKScũngkhôngkhángnghị liên
quanđếnhai ôngnày.Vì vậy, tòa phúc
thẩm không xem xét về hai ông này
(và hai ông cũng không ra tòa). Đồng
thời, bản án mà tòa sơ thẩm đã tuyên
đối với hai ông (ông Vĩnh chín năm
tù, ông Hóa 10 năm tù, cùng về tội lợi
dụng chức vụ và quyền hạn trong khi
thi hànhcôngvụ) cóhiệu lựcpháp lực.
Kiến nghị liên quan đến
Bộ Công an
Đáng chú ý, HĐXX phúc thẩm
cũng nêu lại một số nội dung kiến
nghị trong bản án sơ thẩm. Trong đó,
tòa kiến nghị CQĐT tiếp tụcmở rộng
điều tra giai đoạn 2 của vụ án. Đặc
biệt cần làm rõ trách nhiệm của các
cá nhân tại Bộ TT&TT vì để các đối
tượng lợi dụng đánh bạc trực tuyến
trong thời gian dài.
HĐXX cũng kiến nghị CQĐT
làm rõ tỉ lệ phần trăm ăn chia giữa
Công ty CNC và Cục C50; điều tra
việc Nguyễn Văn Dương khai nhận
đã đưa tiền cho các cán bộ công an
tại Tổng cục Cảnh sát, Cục C50…
Bên cạnh đó, HĐXXcòn kiến nghị
BộCông an chấn chỉnh việc vận hành
các công ty nghiệp vụ, không để các
công ty này lợi dụng danh nghĩa để
vi phạm. Đồng thời Bộ Công an cần
phải làm tốt vấn đề công tác cán bộ,
tránh trường hợp như bị cáo Nguyễn
Thanh Hóa là cục trưởng về phòng,
chống tội phạmcông nghệ cao nhưng
lại không có kiến thức về công nghệ
thông tin.
Cuối cùng,HĐXXkiếnnghị Chính
phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước
tăng cường kiểm soát việc phát hành
các loại thẻ có mệnh giá; chỉ đạo Bộ
TT&TT kiểm tra các đơn vị trung
gian thanh toán...•
Sắp xửvụCSGTkêu
cônđồđánh chết người
CQĐT xác định cựu thượng úy CSGT PhạmSỹ Hoài
Như có vai trò chủmưu trong vụ án.
Theo lịch xét xử, ngày 20, 21 và 22-3, TAND TP.HCM sẽ đưa
vụ án Phạm Sỹ Hoài Như (cựu thượng úy thuộc Đội CSGT Công
an quận Tân Bình, Công an TP.HCM) và bốn bị cáo khác ra xử
sơ thẩm lần hai về tội cố ý gây thương tích.
Cáo trạng mới cơ bản vẫn như cũ
Trước đó, tháng 9-2016, TAND TP.HCM xử sơ thẩm lần một
đã tuyên phạt Như, Chung 12 năm tù và ba bị cáo còn lại các
mức án 5-11 năm tù, cùng về tội cố ý gây thương tích. Sau đó, bị
cáo Như kháng cáo kêu oan, còn các bị cáo khác xin giảm án. Vợ
nạn nhân kháng cáo yêu cầu chuyển tội danh với các bị cáo thành
tội giết người và yêu cầu không cho bị cáo Như tại ngoại…
Tháng 9-2017, xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã
hủy án sơ thẩm do điều tra, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ dẫn
đến chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ đối với từng bị cáo.
Như bị bắt tạm giam lại ngày 28-12-2017. Trước đó Như từng bị
bắt giam nhưng sau đó được tại ngoại.
Kết quả điều tra lại và cáo trạng lần hai xác định: 22 giờ 20
ngày 25-6-2014, tại giao lộ Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý,
ông Nguyễn Văn Chín bị tổ tuần tra giao thông của Công an quận
Tân Bình (TP.HCM) do Phạm Sỹ Hoài Như làm tổ trưởng dừng
xe kiểm tra. Do ông Chín có nồng độ cồn trong máu vượt quá
mức quy định nên bị lập biên bản. Ông Chín không chịu ký tên
và lớn tiếng la lối, chửi lại tổ công tác. 22 giờ 55 cùng ngày, Như
gọi điện thoại cho Nguyễn Minh Chung “nhờ Chung giúp đỡ”.
Chung gọi điện thoại cho Phạm Thanh Kim Hạnh, Trần Đức
Vững; Vững rủ thêm Ngô Thành Vương. Bốn người này sau đó
gặp nhau tại khu vực mà ông Chín đã vi phạm, Như chỉ tay cho
Chung biết mặt ông Chín và nhờ đánh dằn mặt. Sau đó Chung
tiếp cận ông Chín và vờ nói ông Chín ra khỏi nơi làm việc của tổ
CSGT để Chung tìm cách lấy xe ra giúp. Đến địa điểm mà Hạnh,
Vững, Vương đang phục sẵn, Chung ra hiệu đánh ông Chín.
Người xung quanh đến can ngăn nên nhóm này bỏ chạy.
23 giờ 32 cùng ngày, Chung gọi điện thoại báo Như đã xong
việc Như nhờ. Gần 24 giờ cùng ngày, một chiến sĩ CSGT cùng
tổ công tác với Như hôm đó phát hiện ông Chín đang ngồi ở lề
đường Trường Chinh nên nhờ taxi đưa ông về. Trên đường về,
ông than đau và nói tài xế taxi đưa vào BV Thống Nhất cấp cứu.
Đến 4 giờ sáng 27-6-2014, ông Chín tử vong.
CSGT Như chủ mưu, Chung tổ chức
Quá trình điều tra lại, Chung thay đổi lời khai. Chung khai rằng:
Như gọi điện thoại nhờ Chung đưa ông Chín về nhà. Chung không
biết lý do Hạnh, Vững, Vương đánh ông Chín. Sau khi ông Chín tử
vong, Như có gặp Chung hai lần và khuyên Chung nói hai đàn em
của mình ra đầu thú. Chung khai rằng sở dĩ Chung thay đổi lời khai,
khai khác với những gì Chung đã trình bày tại phiên sơ thẩm là do
Chung nghĩ nếu khai Như có liên quan thì sẽ được xử nhẹ tội hơn
nhưng tòa sơ thẩm tuyên án Chung quá nặng.
Trước đó, tại giai đoạn sơ thẩm, Chung khai rằng Như gọi Chung
đến đánh dằn mặt ông Chín. Sau khi Như biết ông Chín chết, Như đã
đến gặp Chung và đề nghị Chung nhận hết mọi hành vi. Đổi lại, Như
sẽ cho Chung 200 triệu đồng, lo cho gia đình của Chung, hằng tháng
sẽ thăm nuôi Chung và cho Chung 5 triệu đồng. Hai bên đã nhiều
lần gặp nhau tại quán nước và tại nhà của Chung.
Hạnh, Vững giữ nguyên lời khai trước đây, thừa nhận đã cùng
Vương đánh ông Chín là do Chung chỉ đạo, sau khi Chung được
Như nhờ. Riêng Như vẫn giữ lời khai có nhờ Chung đến để giúp đỡ
đưa ông Chín về, Như không nhờ Chung đánh dằn mặt ông Chín…
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nhận định: Mặc dù Chung có
thay đổi lời khai, phù hợp với lời khai của Như nhưng kết quả điều
tra đủ căn cứ xác định lời khai ban đầu của Chung là phù hợp với
diễn biến vụ án, phù hợp với lời khai của Hạnh, Vững, Vương (tức
Như đã nhờ Chung đánh ông Chín)… Theo CQĐT, Như có vai trò
chủ mưu trong vụ án; Chung là người tổ chức, huy động ba người
còn lại đến hiện trường để đánh ông Chín…
PHƯƠNG LOAN - MINH CHUNG
Cựu thượng
úy CSGT
PhạmSỹ
Hoài Như tại
phiên tòa
sơ thẩm lần
một. Ảnh: PL
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook