054-2019 - page 9

9
Dự án chống ngập 10.000 tỉ
đồng do triều khu vực TP.HCM
có xét đến yếu tố biến đổi khí
hậu (giai đoạn 1) nhằm kiểm
soát ngập do triều cường và
chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu cho vùng diện tích 570
km² và khoảng 6,5 triệu dân
thuộc khu vực bờ hữu sông Sài
Gòn và trung tâm TP.HCM.
Dự án được khởi công vào
giữa năm 2016 và dự kiến
hoàn thành sau ba năm.
Tuy nhiên, vào cuối tháng
4-2018, Công ty TNHH Trung
Nam BT 1547 bất ngờ có thông
báo tạm ngưng thi công. Lý
do là Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh
Sài Gòn đã dừng giải ngân nên
công ty không có kinh phí để
tiếp tục thi công.
“Trước Tết thì
có lo lắng, đến nay
cả Thường vụ, các
quận/huyện, nhà
đầu tư đều thể hiện
quyết tâm rất cao
để đưa dự án dù đã
tạmngưngsáutháng
nhưng hoàn thành đúng tiến độ vào
cuối năm 2019 về mặt thi công, kỹ
thuật để đầu năm
2020 vận hành” -
Bí thư Nhân nói.
Ông Trần Vĩnh
Tuyến cho biết
thêm, ngoài những
vấn đề đã được
giải quyết thì cần
có một đơn vị đứng ra vận hành khi
dự án đi vào hoạt động và sẽ có đơn
vị kiểm toán độc lập kiểm toán, làm
cơ sở để TP thanh toán tiền lại cho
nhà đầu tư.
“Với metro và dự án này, hằng tuần
TP đều có giao ban, công việc của
dự án chống ngập được xử lý hằng
ngày và tạo mọi điều kiện cho dự
án quan trọng này” - ông Tuyến nói.
Về phía nhà đầu tư, ông Nguyễn
Tâm Tiến, Giám đốc Công ty Trung
KIÊNCƯỜNG
N
hằm giải quyết các khúc mắc
và đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo
hoàn thành cuối năm 2019,
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn
Thiện Nhân đã đi thị sát công trình
chống ngập 10.000 tỉ đồng sáng 12-3.
Tại buổi thị sát, ông Nguyễn Thiện
Nhân nhấn mạnh: “Dự án 10.000 tỉ
đồng xây dựng hệ thống cống ngăn
triều là dự án quy mô chưa từng có
trước đây, có ý nghĩa lớn đối với
người dân TP. Nhiều tháng qua, TP
và các sở, ban, ngành đã cùng chung
tay khắc phục khó khăn của dự án”.
Ngay sau đó, ông Nhân cùng Phó
Chủ tịch UBNDTP.HCMTrần Vĩnh
Tuyến và các lãnh đạo sở, ban, ngành,
quận/huyện lên canô đi thị sát việc thi
công các cống ngăn triều của dự án.
Theo ông Nhân, các vấn đề khó
khăn của dự án như trước đây có lo
lắng về vật liệu không đảm bảo thì
nay đã có đơn vị độc lập thẩm định.
Nếu thép không đạt thì thay thép
khác, không vấn đề gì và mọi việc
đều công khai.
Ngoài ra, Bí thưTP.HCMcho rằng
các vấn đề liên quan đến giải phóng
mặt bằng, các quận/huyện mà dự án
đi qua đều cam kết bàn giao cuối
tháng 6 cho nhà đầu tư. Bên cạnh
đó, việc gia hạn vốn vay cũng đang
được giải quyết.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân thị sát
công trình chống ngập 10.000 tỉ
Nam BT 1547, cam kết hoàn thành
dự án cuối năm 2019 khi có mặt
bằng hoàn toàn vào cuối tháng 6
năm nay.
“Tiến độ hiện nay đã đạt hơn 72%,
các thiết bị nhập về từ châu Âu ở
cảng chúng tôi cũng đã lấy về để đẩy
nhanh tiến độ nên cơ bản nhà đầu tư
cam kết công trình hoàn thành cuối
năm 2019” - ông Tiến khẳng định. •
Theo Bí thư Thành ủy,
các vấn đề khó khăn của
dự án như lo lắng về vật
liệu không đảm bảo thì
nay đã có đơn vị độc lập
thẩm định.
Xây dựng “cánh đồng gió ngoài khơi”
biển Kê Gà
(PL)- Ngày 12-3, tại hội thảo “Việt Nam hướng tới tương
lai năng lượng ít carbon” do Đại sứ quán Anh tổ chức, Chủ
tịch Enterprize Energy - ông Ian Hatton đã cung cấp thông
tin cập nhật về tiến độ của dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà,
tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, ngày 11-3, bản khảo sát chi tiết và kế hoạch làm
việc để khảo sát khu vực Kê Gà rộng 2.000 km
đã được
Enterprize đệ trình lên Bộ Công Thương để phê duyệt.
Nội dung của kế hoạch bao gồm đánh giá tác động môi
trường toàn diện, nghiên cứu địa kỹ thuật, đánh giá tài
nguyên gió, kết nối lưới điện và phân tích tác động của việc
kết nối cùng với thiết kế các công trình phụ cho tuabin,
trạm phụ ngoài khơi, kế hoạch thực hiện dự án và kế hoạch
tài chính.
11,9 tỉ USD là tổng vốn đầu tư dự án. Đây không chỉ là dự
án điện gió ngoài khơi lớn nhất tại Việt Nam mà còn là dự án
quy mô lớn nhất khu vực và thế giới trong lĩnh vực này.
Đại diện nhà đầu tư cho biết trên thực tế, việc đầu tư dự
án đã được Enterprize Energy ấp ủ và nghiên cứu nhiều
năm. Những nghiên cứu vừa qua cho kết quả đầy triển
vọng. “Cánh đồng gió ngoài khơi dự kiến sẽ được đầu tư
xây dựng ngoài khơi cách bờ biển Bình Thuận (mũi Kê Gà)
khoảng 20 km tới 50 km, nơi có tốc độ gió bình quân 9,5
m/giây. Các tuabin có thể có công suất khác nhau, những
tuabin gió đầu tiên được xây dựng có công suất 9,5 MW.
Trong mục tiêu của tổng sơ đồ điện VII hiệu chỉnh thì
tầm nhìn tới năm 2030, Việt Nam cần tới 20% sản lượng
điện từ các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện
mặt trời). Theo sự chấp thuận của chính phủ Việt Nam,
Enterprize đang đặt mục tiêu đưa vào hoạt động chuỗi
tuabin đầu tiên vào cuối năm 2022 và hoàn thành đề xuất
600 MW của giai đoạn xây dựng ban đầu trong năm 2023.
PHƯƠNG NAM
Cầu đường nối quận 2 và quận 9 “tắc”
vì vướng mặt bằng
(PL)- Ngày 12-3, tin từ Khu quản lý giao thông đô thị số
2 (Khu 2), Sở GTVT cho biết đến nay hàng loạt công trình
xây dựng mới, mở rộng cầu đường nối quận 2 và quận 9
phải thi công cầm chừng vì vướng mặt bằng.
Cụ thể, việc nâng cao nền hạ phía tay phải theo hướng
từ cầu Nam Lý đến dạ cầu vượt đường dẫn vào cao tốc
TP.HCM - Long Thành khoảng 1.300 m. Hiện đoạn cuối
tuyến khoảng 460 m còn vướng mặt bằng.
Công trình cải tạo, nâng cấp đường Liên Phường từ
8 m hiện hữu lên bề rộng đạt lộ giới quy hoạch 30 m,
mở rộng cầu qua rạch Ông Cày đồng bộ với đường
Liên Phường có tổng mức đầu tư 303 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo Khu 2, hiện công trình đường Liên
Phường đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thi
công. Cụ thể, còn một số hộ doanh nghiệp chậm hoàn trả
mặt bằng. Đặc biệt là có sự chồng lấn ranh giao đất của một
số dự án…
Trong khi đó, cầu Tăng Long mới trên đường Lã Xuân
Oai được khởi công từ tháng 12-2017 đến nay mặt bằng vẫn
vướng đường ống cấp nước D 600 chưa di dời xong.
Một công trình nữa là cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện mặt
đường tuyến Vành đai phía Đông (tên mới Võ Chí Công)
nối quận 2 với quận 9, khởi công hồi quý II-2017. Đến nay,
tổng khối lượng công trình đã đạt hơn 90% nhưng từ cầu
Phú Hữu về Kinh Một Tấn vẫn giậm chân tại chỗ. 
Tại đoạn 300 m từ chân cầu Phú Hữu đổ về vòng xoay
Võ Chí Công - đường Liên Phường hiện chưa có mặt
bằng triển khai thi công do sáu hộ dân và doanh nghiệp cản
trở, khiếu nại về công tác bồi thường. 
Khu 2 vừa có văn bản kiến nghị UBND quận 9 sớm phối
hợp làm việc với các hộ dân và có ý kiến chính thức để có
kết luận hoàn trả mặt bằng trên.
LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN
Bắt đầu chiến dịch Giờ Trái đất 2019
(PL)- Sáng 12-3, báo
Sài Gòn Giải Phóng
 phối hợp
cùng Thành đoàn TP.HCM tổ chức họp công bố chiến
dịch Giờ Trái đất 2019.
Đây là sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Bảo vệ thiên
nhiên Quốc tế (WWF) thực hiện nhằm khuyến khích
các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tắt các thiết
bị điện trong một giờ đồng hồ (từ 20 giờ 30 đến 21 giờ
30, giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng
3 hằng năm.
Năm nay các dự án được phổ biến rộng cho tất cả tình
nguyện viên (TNV). Theo đó, huy động ý kiến đóng
góp cũng như ý tưởng sáng tạo từ các TNV để triển
khai dự án một cách hiệu quả nhất.
Một số dự án được chọn và triển khai như: Dự án
chuyển động xanh; dự án Năng lực xanh cho cộng
đồng; dự án Kết nối xanh; dự án trọng điểm của chiến
dịch Giờ Trái đất năm 2019; Change Your Green -
“Thay đổi xanh của bạn”…
Dự án trọng điểm của chiến dịch Giờ Trái đất năm
2019 là Change Your Green - “Thay đổi xanh của bạn”,
sẽ phát động phong trào sáng kiến xanh của các TNV.
Các TNV tùy theo năng lực, chuyên môn, hoàn cảnh
sống sẽ đề xuất thực hiện những sáng kiến, giải pháp
xung quanh chủ đề: Giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi
trường, tái chế rác thải, tái chế nhựa, giảm thiểu sử
dụng nhựa,…
Sáng kiến của các TNV sẽ do chính các TNV thực
hiện. Thuyết trình ý tưởng và cách thức triển khai thực
hiện hóa ý tưởng dưới dạng mô hình. Sau đó, ban tổ
chức sẽ xét chọn và hỗ trợ chi phí để các TNV xây
dựng mô hình. Ở cấp cao hơn, ban tổ chức sẽ kết nối
với các doanh nghiệp để triển khai các ý tưởng ra cộng
đồng.
NGUYỄN CHÂU
Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP.HCMđã đạt tiến độ hơn 72% và dự kiến hoàn thành cuối năm2019.
Bí thư Thành ủy
TP.HCMNguyễn
ThiệnNhân
(bìa phải)
đi thị
sát dự án chống
ngập 10.000 tỉ
đồng.
Ảnh:KIÊNCƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook