054-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư14-3-2019
VKSND quận ÔMôn, TP Cần Thơ vừa có cáo trạng truy
tố Bùi Đức Nghĩa (cựu công an phường Phước Thới, quận Ô
Môn) và Nguyễn TuấnAnh (cựu công an quận ÔMôn) về tội
cố ý gây thương tích, thuộc trường hợp làm chết người (khung
hình phạt 7-14 năm tù).
Theo cáo trạng, tối 9-8-2018, Công an quận ÔMôn tổ chức
tuần tra trên địa bàn theo kế hoạch công tác. Tổ tuần tra gồm
tám cán bộ, chiến sĩ, trong đó có TuấnAnh. Tổ tuần tra phát
hiện anh Nguyễn Chí Hiếu (30 tuổi) một mình điều khiển xe
máy trong tình trạng lạng lách, biểu hiện say xỉn. Tổ tuần tra
yêu cầu anh Hiếu dừng lại để kiểm tra giấy tờ và đo nồng độ
cồn.
Nhưng anh Hiếu chỉ xuất trình giấy tờ chứ không đồng ý đo
nồng độ cồn và cởi áo thách đố tổ tuần tra. Lúc này, công an
viên Lê Văn Thạch mời anh Hiếu và đưa phương tiện vi phạm
về Công an phường Phước Thới để nhờ địa điểm lập biên bản.
Công an viên Nguyễn Thanh Toàn ngồi lập biên bản, anh
Hiếu ngồi trên ghế đối diện. Khi thông qua biên bản xong
thì anh Hiếu không đồng ý ký tên vì cho rằng mình không vi
phạm. Lúc này bị can Nghĩa đang trực ban đã dùng tay đánh
hai cái vào mặt làm anh Hiếu ngã ngửa. Nghĩa tiếp tục dùng
chân đá, đạp anh Hiếu và được tổ tuần tra can ngăn. Nghĩa tiếp
tục dùng dép đánh vào mặt anh Hiếu và yêu cầu đi về. Anh
Hiếu không đồng ý nên TuấnAnh cùng Nghĩa nắm kéo anh
Hiếu ra cổng công an phường.
Tại đây, Nghĩa dùng tay đánh vào mặt và dùng chân lên gối
trúng vào bụng anh Hiếu. Anh Hiếu đi qua phía đối diện công
an phường và hăm dọa nên TuấnAnh đá làm anh Hiếu ngã
quỵ nằm xuống đường. Sau đó mọi người can ngăn, TuấnAnh
cùng tổ tuần tra ra về, còn Nghĩa vào cơ quan ngủ.
Anh Hiếu đi sang tiệm Internet gần đó nằm ngủ trước cửa
và rạng sáng hôm sau gọi điện thoại nhờ người chở về. Sau đó
anh Hiếu bị đau bụng và nhờ chở đi bệnh viện rồi tử vong.
Bản kết luận giám định pháp y kết luận nạn nhân Hiếu tử
vong vì suy đa cơ quan do vỡ ba tá tràng, viêm phúc mạc toàn
thể, vỡ tá tràng do ngoại lực tác động - vật tày gây nên.
Cáo trạng cáo buộc hành vi của Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn
TuấnAnh là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến
sức khỏe, tính mạng của người khác được luật hình sự bảo vệ.
Đồng thời hành vi này xâm phạm đến an ninh trật tự tại địa
phương, làm giảm uy tín và danh dự của ngành công an nhân
dân.
HẢI DƯƠNG
Truy tố2 cựu cánbộ cônganđánh chết người
Sau khi đánh người, bị can Tuấn Anh cùng tổ tuần tra ra về, còn bị canNghĩa thì đi vào cơ quan ngủ.
Hiện trường vụ án. Ảnh: PV
Các chuyên gia đều cho rằng nếu các thông tin ban đầu là
đúng thì hành vi chống trả của người vợ không bị coi là
tội phạm.
Người vợ quơ dao
làm chết kẻ trộm:
Không có tội
MINHCHUNG
L
iên quan đến vụ án ở huyện
Cần Giuộc, Long An, ngày
12-3, sau khi khám nghiệm
xong, thi thể anh Võ Tấn Hội (38
tuổi, ngụ ấp Thuận Bắc, xã Thuận
Thành) đã được bàn giao cho người
thân đưa về mai táng. Chị Nguyễn
Thúy Hằng (31 tuổi, vợ anh Hội)
bị thương ở lưng và đầu đã được
điều trị ổn định cũng được tạm cho
về nhà để lo đám tang của chồng.
Không bị coi là tội phạm
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản
ánh, đối tượngNguyễnThànhTrung
(là hàng xóm) đã đột nhập vào nhà,
dùng dao tấn công khiến anh Hội tử
vong tại chỗ. Sau đó Trung khống
chế chị Hằng cướp tài sản nhưng
chị chống cự, chạy thoát ra ngoài
kêu cứu. Trung sợ bị người dân phát
hiện nên cầm dao đuổi theo. Trong
lúc hoảng loạn, chị Hằng chụp được
con dao quơ lại phía sau trúng vào
vùng đầu khiến Trung gục tại chỗ
và tử vong sau đó. Lời khai ban đầu
của chị Hằng cho biết cách đây hơn
một tháng Trung có vay mượn của
vợ chồng chị khoảng 60 triệu đồng…
Vấn đề pháp lý là hành vi chống
trả của chị Hằng khiến kẻ trộm tử
vong có phạm tội hay nằm trong giới
hạn phòng vệ chính đáng (PVCĐ)?
TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ
môn Luật hình sự, Trường ĐH Luật
TP.HCM) cho rằng nếu những thông
tin ban đầu là đúng thì hành vi của
chị Hằng không bị coi là tội phạm.
Bởi Điều 22 BLHS 2015 quy
Quyền phòng vệ được coi
là chính đáng khi trong
giới hạn để loại trừ hành
vi tấn công và để loại trừ
hành vi tấn công bất
hợp pháp...
Ba lý do để loại trừ trách nhiệm hình sự
Theo thông tin mà báo đã nêu đến thời điểm này thì hành vi chống
trả của chị Hằng đáp ứng các điều kiện của PVCĐ, không phải chịu trách
nhiệmhình sự. Thứ nhất, đối tượngTrung đã thực hiện hành vi nguy hiểm
đáng kể và trái pháp luật khi dùng dao cắt cổ anh Hội chết tại chỗ. Khi chị
Hằng bỏ chạy, Trung lại cầm dao rượt theo chém vào lưng nên có cơ sở
xác định Trung muốn xâm phạm đến tính mạng chị Hằng. Thứ hai, việc
tấn công củaTrung đang hiện hữu. Tại thời điểm chị Hằng chụp được con
dao để chống trả thì hành vi tấn công của Trung đang diễn ra, đe dọa
trực tiếp đến tính mạng của chị này. Vì vậy, chị Hằng có quyền phòng vệ
để chống trả hành vi trái pháp luật nghiêm trọng mà Trung thực hiện.
Thứ ba, hành vi phòng vệ nhằmvào người đang tấn công và nằm trong
giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công. Việc làm của Trung là mãnh
liệt và tàn bạo. So về tương quan giữa hai bên, nếu chị Hằng không dùng
dao chống trả thì người thiệt mạng tiếp theo là bản thân chị. Vì vậy, việc
phòng vệ được xem là nằm trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn
công mặc dù nó đã gây ra cái chết cho đối tượng Trung.
ThS
TRẦN THANH THẢO
,
Trường ĐH Luật TP.HCM
định PVCĐ không phải là tội phạm.
Đó là hành vi của người vì bảo vệ
quyền hoặc lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích
của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức
mà chống trả lại một cách cần thiết
người đang có hành vi xâm phạm
các lợi ích nói trên.
“Pháp luật quy định về PVCĐ
nhằmkhuyến khích người dân phòng
vệ để tự bảo vệ quyền hoặc lợi ích
chính đáng của mình, của người
khác. Nói cách khác, đây làmột hình
thức xã hội hóa việc đấu tranh chống
tội phạm và các vi phạm pháp luật
khác. Nó cũng phù hợp với thực tế
vì các cơ quan chức năng không thể
kịp thời đấu tranh chống tội phạm
trong mọi hoàn cảnh, trường hợp
cụ thể. PVCĐ tuy về hình thức thỏa
mãn dấu hiệu pháp lý của một tội cụ
thể nhưng do có ích cho xã hội nên
nó không bị coi là nguy hiểm cho
xã hội và do đó không bị coi là tội
phạm” - TS Tuấn nói.
TheoTSTuấn, PVCĐ là quyền của
cá nhân nhưng khi nó xâmphạmđến
tính mạng, sức khỏe của người tấn
công thì phải đảm bảo các điều kiện
nhất định Điều 22 BLHS. Trong vụ
này, chị Hằng có đủ các điều kiện
của PVCĐ.
Thứ nhất, hành vi củaTrung là đặc
biệt nguy hiểm, đang diễn ra khi đã
giết anh Hội và khống chế chị cướp
tài sản. Khi chị Hằng chống cự, chạy
ra ngoài kêu cứu thì Trung cầm dao
đuổi theo. Nhưvậy, lúc này tínhmạng
của chị Hằng bị đe dọa nghiêm trọng
và có thể bị Trung giết nên chị được
quyền phòng vệ.
Thứ hai, chị Hằng phòng vệ trong
giới hạn để loại trừ hành vi tấn công
của Trung trong hoàn cảnh có thể bị
tước đoạt tính mạng và để bảo vệ
quyền sống của mình. Trong hoàn
cảnh bị Trung cầm dao đuổi theo và
với khả năng hoảng loạn thì việc chị
chụp được con dao quơ lại phía sau
là trong giới hạn cần thiết để loại bỏ
hành vi tấn công của Trung. Cần lưu
ý rằng chị Hằng phòng vệ trong hoàn
cảnh hoảng loạn và là sự chống trả
củamột phụ nữ đối với một tên cướp.
Có ý kiến cho rằng tại sao chị
Hằng không đâm vào chỗ khác để
gây thương tích choTrung thôi. Hoặc
cũng có ý kiến cho rằng tại sao chị
Hằng không tiếp tục bỏ chạy để tên
cướp không thể gây thiệt hại cho
chị. Các ý kiến này không hợp lý bởi
quyền phòng vệ được coi là chính
đáng khi trong giới hạn để loại trừ
hành vi tấn công và để loại trừ hành
vi tấn công bất hợp pháp đó. Pháp
luật không đòi hỏi người trong hoàn
cảnh phòng vệ phải hạn chế tối đa
việc gây thiệt hại cho người tấn công.
TS Tuấn khẳng định: “Ngay cả
trong trường hợp việc phòng vệ
gây ra lớn hơn thiệt hại mà người
tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra
thì vẫn coi là PVCĐ nếu như việc
gây thiệt hại đó là trong giới hạn cần
thiết để loại trừ hành vi tấn công”.
Người vợ đã làm đúng
Một thẩm phán chuyên xét xử án
hình sự (xin giấu tên) phân tích: Đối
tượng Trung đã xâm phạm đến sức
khỏe, tính mạng của anh Hội với
phương thức, thủ đoạn côn đồ hung
hãn. Hành vi này đang tiếp tục xảy
ra khi Trung truy sát chị Hằng (là
phụ nữ, yếu thế hơn). Nếu chị Hằng
không chống trả một cách cần thiết
thì rất có thể chính chị là nạn nhân
tiếp theo. Vì vậy, sự phản kháng của
chị Hằng là trong giới hạn cần thiết
để tránh một thảm án. Tất nhiên mọi
chuyện sẽ phụ thuộc vào kết luận của
cơ quan điều tra nhưng thông tin cho
đến thời điểm này thể hiện chị Hằng
đã PVCĐ và làm đúng luật.
Đồng tình, luật sư Trần Cao Đại
Kỳ Quân, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng
Nai, cho rằng việc làm của chị Hằng
nằm trong giới hạn PVCĐ theo luật.
Bởi sau khi nạn nhân (tức kẻ trộm)
giết chồng thì tiếp tục đuổi chém,
đe dọa đến tính mạng của chị. Lúc
này chị Hằng không còn cách nào
khác để chống trả nhằm giải thoát
cho mình, ngăn chặn hành vi đe dọa
đến tính mạng từ phía nạn nhân.
Nếu chị Hằng không chống trả
thì người bị xâm hại về tính mạng
tiếp theo sẽ là chị và con của chị.
Mặt khác, trường hợp này cũng
không bị coi là vượt quá giới hạn
phòng vệ. Bởi vì lúc này trên tay
của Trung là con dao, vừa giết
chồng chị Hằng và tiếp tục truy
đuổi để chém chị…•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook