061-2019 - page 4

4
Bậc thang tính giá điện sinh hoạt
(kWh)
Giá bán điện
(đồng/kWh)
Bậc 1: 0-50
1.678
Bậc 2: 51-100
1.734
Bậc 3: 101-200
2.014
Bậc 4: 201-300
2.536
Bậc 5: 301-400
2.834
Bậc 6: 401 trở lên
2.927
Thời sự -
ThứNăm21-3-2019
TRÀPHƯƠNG
N
gày 20-3, Bộ trưởng
Công Thương Trần
Tuấn Anh đã ký quyết
định điều chỉnh mức giá bán
lẻ điện bình quân và quy định
giá bán điện.
Theo đó, mức giá bán lẻ
điện bình quân áp dụng từ
ngày 20-3-2019 là 1.864,44
đồng/kWh (chưa bao gồm
thuế GTGT). Mức giá này
cao hơn giá bán lẻ bình quân
hiện hành là 143,79 đồng/
kWh, tăng tương đương
8,36%. Giá điện sinh hoạt cao
nhất gần 3.000 đồng/kWh.
Đồng thời,BộCôngThương
cũng ban hành bảng giá bán
điện cho các nhóm khách
hàng. Trong đó, giá bán lẻ
điện sinh hoạt được chia
làm sáu bậc, theo cách tính
lũy tiến, bậc cao nhất có
giá 2.927 đồng/kWh, thấp
nhất 1.678 đồng/kWh. Giá
bán lẻ điện sinh hoạt dùng
cho công tơ thẻ trả trước là
2.461 đồng/kWh.
Tại cuộc họp báo chiều
20-3, ông NguyễnAnh Tuấn,
Cục trưởng Cục Điều tiết
điện lực (Bộ Công Thương),
cho biết với việc tăng giá
sẽ phải trả thêm hơn 7.000
đồng/tháng, 100 kWh là hơn
14.000 đồng/tháng, 200 kWh
là gần 32.000 đồng, 300 kWh
là hơn 53.000 đồng, 400 kWh
là hơn 77.000 đồng.
Hiện cả nước có 25 triệu
khách hàng sử dụng điện
sinh hoạt, trong đó lượng
hộ sử dụng điện trên 300
kWh/tháng chỉ chiếm 15%
(CPI), chỉ số giá sản xuất
(PPI) và tăng trưởng tổng
sản phẩm trong nước (GDP).
Cụ thể, với giá điện tăng
8,36%, theo tính toán của
Tổng cục Thống kê thì CPI
năm 2019 tăng trong khoảng
3,3%-3,9%. Với mức tăng
CPI này, việc điều chỉnh giá
điện vẫn đảm bảo mục tiêu
CPI năm 2019 được Quốc
hội thông qua là dưới 4%.
“Các phương án giá điện
đã được báo cáo Ban chỉ
đạo điều hành giá, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định tại cuộc họp
Thường trực Chính phủ” -
ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, một số yếu
tố đầu vào tăng giá khiến áp
lực phải tăng giá điện trong
năm nay. Theo đó, giá than
đã tăng 2,6%-2,7% khiến chi
phí phát điện tăng thêm trên
2.000 tỉ đồng. Ngoài ra, từ
ngày 20-3, toàn bộ khí bán
cho các nhà máy điện thực
hiện theo giá thị trường. Ước
tính chi phí sản xuất điện
tăng 5.800 tỉ đồng. EVN
vẫn còn một khoản chênh
lệch tỉ giá phải phân bổ dần
vào giá điện trong giai đoạn
2016-2020.
Ông Đinh Quang Tri, Phó
Tổng Giám đốc EVN, cho
hay với việc giá điện được
tăng từ ngày 20-3, EVN sẽ
thu về 20.000 tỉ đồng. Tuy
nhiên, EVN phải phân bổ số
tiền này vào các chi phí giá
thành như chi phí giá than
7.000 tỉ đồng, chênh lệch giá
khí hơn 6.000 tỉ đồng, chênh
lệch tỉ giá 3.800 tỉ đồng,…
Tổng cộng EVN phải chi ra
hơn 21.000 tỉ đồng.•
Hằng thángmỗi hộ tiêu thụ điện sinh hoạt sẽ phải trả thêmtừ khoảng 7.000 đồng
đến hơn 77.000 đồng. Ảnh: HOÀNGGIANG
điện như trên, mỗi tháng
người dân sẽ phải trả thêm
7.000-77.000 đồng tiền điện.
Theo đó, khách hàng sử
dụng dưới 50 kWh/tháng
và trên 400 kWh/tháng gần
8%. Với các hộ dùng điện
cho kinh doanh, bình quân
mỗi khách hàng phải trả
thêm 500.000 đồng…
Bộ Công Thương đã phối
hợp với Tổng cục Thống kê,
BộKH&ĐTtính toán tác động
của việc điều chỉnh giá bán
lẻ điện bình quân năm 2019
tới các chỉ số giá tiêu dùng
Giá bán lẻ điện sinh
hoạt được chia làm
sáu bậc, theo cách
tính lũy tiến.
Mới đây Trung ương Hội Nghề
cá Việt Nam (VN) đã có văn
bản gửi Văn phòng Chính phủ,
Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ
NN&PTNT, Bộ Ngoại giao để
phản đối việc tàu cá của ngư dân
Quảng Ngãi bị tàu phía Trung
Quốc (TQ) truy đuổi, gây chìm
dẫn đến thiệt hại nặng ở vùng biển
Hoàng Sa của VN vào hôm 6-3.
Tại văn bản này, Hội Nghề cá
VN kịch liệt phản đối phía TQ gây
thiệt hại cho tàu cá của ngư dân
Quảng Ngãi.
Hội Nghề cá VN đề nghị các cơ
quan chức năng của VN có phản
ứng tương thích với phía TQ để
chấm dứt ngay những hành động
cản trở, tấn công, đâm chìm tàu cá
ngư dân VN khi đang hoạt động
trên vùng biển thuộc chủ quyền
của VN.
Hội Nghề cá VN cũng đề nghị
cơ quan chức năng yêu cầu phía
TQ bồi thường thiệt hại cho ngư
dân VN. Đồng thời tăng cường lực
lượng tuần tra, bảo vệ trên biển để
kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện
pháp đảm bảo an toàn tính mạng,
tài sản của ngư dân VN hoạt động
trên biển; kiên quyết, kịp thời phối
hợp ngăn chặn những hành động
tương tự để ngư dân yên tâm ra
khơi bám biển sản xuất.
Trước đó, lúc 10 giờ ngày 6-3-
2019, tàu cá QNg 90819 TS do
ông Trần Minh Hùng làm thuyền
trưởng (ngụ xã Bình Châu, huyện
Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang đánh
bắt hải sản ở khu vực đảo Đá Lồi,
quần đảo Hoàng Sa của VN thì
bị tàu TQ mang số hiệu 44101 truy
đuổi, phun vòi rồng, ép tàu bỏ chạy
và làm cho tàu cá QNg 90819 TS
va vào đá ngầm bị chìm.
Điều đáng nói là khi thấy tàu cá
dần chìm và những ngư dân VN
rơi vào thế bị nạn nhưng theo lời
ngư dân kể lại, tàu TQ đã không
thực hiện các biện pháp cứu hộ,
cứu nạn.
Sau mấy giờ bám vào phần
nổi của mũi tàu, năm ngư dân đã
được một tàu cá khác của ngư
dân Quảng Ngãi cứu vớt. Ngày
17-3, tất cả năm ngư dân đã trở về
bờ. Ước tính thiệt hại khoảng 3 tỉ
đồng.
Trao đổi với chúng tôi ngày
20-3, ông Bùi Hồng Vân, Phó Chủ
tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình
Châu (huyện Bình Sơn, Quảng
Nam), cho biết hiện tại nghiệp
đoàn đang gặp gỡ chủ tàu để nghe
tường trình và làm báo cáo gửi lên
Liên đoàn Lao động huyện Bình
Sơn, Quảng Ngãi.
TRỌNG PHÚ - THANH NHẬT
Chính thức tăng giá điện lên 8,36%
Hằng thángmỗi hộ tiêu thụ điện sinh hoạt sẽ phải trả thêm từ 7.000 đồng đến hơn 77.000 đồng.
HộiNghề cáViệtNamlên tiếng
vụ tàuTrungQuốc tấn công
tàungưdân
Chiều 20-3, ông Lê Minh
Đạo, Chánh Văn phòng UBND
tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Việc
Công ty TNHH Gang thép
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
dùng xỉ thép để làm đường công
vụ cao như núi đã được các cơ
quan chức năng của tỉnh phát
hiện từ năm ngoái (2018) và
hiện đang yêu cầu Formosa Hà
Tĩnh dừng lại”.
PV
Pháp Luật TP.HCM
hỏi:
“Formosa Hà Tĩnh đã thi công
công trình được hơn 30% khối
lượng nhưng chưa có giấy phép
xây dựng. Vậy hướng sắp tới
chính quyền sẽ xử lý như thế
nào?”. Ông Đạo trả lời: “Đã
yêu cầu họ tạm dừng rồi. Các
cơ quan đang kiểm tra về quy
hoạch, các quy định liên quan,
cái gì họ được làm và làm như
thế nào sẽ có hướng dẫn”.
Qua điện thoại, ông Dương
Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Hà Tĩnh kiêm Trưởng
Ban quản lý Khu kinh tế Hà
Tĩnh, cũng cho biết: “Hiện Bộ
TN&MT đã có thông cáo báo
chí đầy đủ rồi. Bộ đang yêu cầu
Formosa Hà Tĩnh hoàn thiện các
thủ tục”.
Theo Công văn số 705 của
Cục Cảnh sát môi trường (Bộ
Công an), phương án tái chế, sử
dụng, xử lý xỉ thép của Formosa
vẫn còn những khó khăn, vướng
mắc trong phương án xử lý. Số
lượng xỉ thép đang tồn đọng
trong kho của Formosa tương
đối lớn nhưng chưa có hướng
giải quyết. Cụ thể, tính đến
tháng 12-2018, lượng xỉ thép
đang tồn đọng là 680.000 tấn,
trong khi đó vẫn phát sinh tiếp
2.600 tấn/ngày.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn
Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị
xã Kỳ Anh, cho biết: “Về số
lượng xỉ thép tồn đọng trong
Formosa Hà Tĩnh cần phải được
giải quyết sớm. Cạnh đó, tỉnh Hà
Tĩnh đã đề xuất Bộ TN&MT, Bộ
Xây dựng giúp tỉnh Hà Tĩnh xử
lý việc này. Nếu chúng ta không
làm sớm thì khối lượng xỉ thép
sẽ tăng lên rất nhanh”.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã
phản ánh, Formosa Hà Tĩnh đã tự
ý dùng xỉ thép để xây dựng công
trình vành đai cây xanh đường
công vụ (núi nhân tạo) trong
khuôn viên nhà máy. Ngày 12-7-
2018, Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh
đã kiểm tra và có báo cáo gửi
UBND tỉnh. Tại thời điểm kiểm
tra, công trình đã thi công được
khoảng 31% khối lượng.
Vị trí xây dựng công trình tại
khu vực phía Nam xưởng luyện
cốc và nhà máy nhiệt điện, bên
ngoài hồ xả lũ TC2 và TC3.
Công trình có dạng như một
tuyến đê với tổng chiều dài hơn
2 km; mặt cắt ngang hình thang
với bề rộng chân đáy 12-30 m;
chiều cao trung bình 4,5-10 m;
phía trên bề mặt là mặt đường
có chiều rộng 1 m; lõi công trình
sử dụng xỉ thép đầm chặt và trên
mặt phủ một lớp đất trồng cây
dày 50 cm...
Theo Sở Xây dựng tỉnh Hà
Tĩnh, công trình này ba không:
Không có giấy phép, không nằm
trong quy hoạch và không có
trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) năm 2015
của Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Bộ TN&MT cho hay đã phối
hợp với Viện Khoa học và Kỹ
thuật môi trường (thuộc Trường
ĐH Xây dựng) thẩm tra, đánh
giá tác động môi trường. Kết quả
cho thấy xỉ thép dùng làm đường
là hợp chuẩn, không tác động
xấu đến môi trường xung quanh
khu vực.
Tuy nhiên, người dân Hà Tĩnh,
nhất là ở khu vực gần nhà máy
vẫn lo ngại xỉ thép đem làm
đường có nguy cơ phát tán, gây
ô nhiễm môi trường rất cao, nhất
là vào mùa gió Lào.
ĐẮC LAM
Formosaphải trả lời việc dùngxỉ thép
làmđường
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook