7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm21-3-2019
HOÀNGYẾN
N
gày 20-3, TANDTP.HCMmở
phiên xử sơ thẩm lần thứ hai
vụ Phạm Sỹ Hoài Như (sinh
năm 1980, cựu thượng úy CSGT,
Công an quận Tân Bình, TP.HCM)
cùng các đồng phạm bị truy tố tội
cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người. Đây là vụ án xảy ra từ năm
2014 nhưng đến nay vẫn chưa giải
quyết xong.
Chỉ là đồng phạm?
Theo đó, ngoài Như VKS đã truy
tố bốn bị cáo khác là Nguyễn Minh
Chung, PhạmThanhKimHạnh, Trần
Đức Vững và Ngô Thành Vương.
Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Chín
(45 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) đã bị
đánh chết vào đêm25-6-2014. Trong
đó, bị cáo Như được xác định là
chủ mưu và có tình tiết tăng nặng
là phạm tội mang tính côn đồ.
Tại tòa, bị cáo Như cho rằng cáo
trạng truy tố không đúng sự thật.
Như cho biết mình chỉ điện thoại
nhờ bị cáo Chung đến đưa ông Chín
về nhà chứ không nhờ đánh dằnmặt.
Như khai: “Lúc đó ông Chín trong
trạng thái say xỉn, thiếu tự chủ. Vì
không liên lạc được với người nhà
ông Chín nên bị cáo mới nhờ Chung
đưa về. Bị cáo không hay biết Chung
dẫn theo những người khác. Sau đó
Chung có báo bị cáo rằng ông Chín
đã đi về rồi”.
TheoNhư,VKS truy tốvới tội danh
trên là đúng nhưng bị cáo chỉ đóng
vai trò đồng phạm chứ không là chủ
mưu như cáo trạng quy kết. Như cho
rằngmình cómột phần lỗi khi để xảy
ra sự việc và hậu quả chết người. Vì
nếu bị cáo không gọi điện thoại bảo
Chung ra đưa ông Chín về thì không
có chuyện ông bị đánh đến chết.
Trả lời HĐXX, bị cáo Như phủ
nhận cáo buộc hứa hẹn đưa tiền cho
những bị cáo khác sau khi vụ án xảy
ra. Cụ thể, tòa hỏi: “Có chuyện bị
Cựu CSGT khai không chủ mưu
giết người
Trong khi ba đồng phạmkhác thì thừa nhận được gọi đến để đánh dằnmặt nạn nhân dẫn đến cái chết
thương tâm.
Cựu CSGT PhạmSỹ Hoài Như
(thứ ba từ trái sang)
cùng các đồng phạmtại tòa. Ảnh: HY
cáo hứa cho mỗi bị cáo trong vụ án
một khoản tiền nếu nhận tội thay
không?”. Nhưđáp: “Không!”. Tương
tự, tại phần HĐXX xét hỏi sau đó,
các bị cáo khác cũng trả lời không
có việc hứa đưa tiền.
Ba bị cáo thừa nhận
hành vi
Tại tòa, bị cáo Chung thay đổi
lời khai cho rằng thời điểm xảy ra
vụ án, Như gọi mình tới đường Tân
Kỳ - Tân Quý “có việc nhờ”. Khi
đến nơi, Như nói có người say xỉn
bị lập biên bản, nhờ bị cáo đưa về
nên nhận lời. Ra tới nơi, thấy ông
Chín say xỉn, không chịu để bị cáo
đưa về mà còn chửi bới nên Chung
cùng Hạnh, Vương, Vững đã đánh
ông Chín. Theo Chung, vì ông Chín
lớn tiếng với mình nên đã kêu đàn
em là những bị cáo đi cùng đánh.
Việc thay đổi lời khai này đồng
nghĩa với việc Chung thừa nhận
lời khai của Như là đúng. Chung
trình bày lý do thay đổi lời khai:
“Trước kia bị cáo không hiểu biết
pháp luật, nghĩ khai anh Như kêu
đến đánh ông Chín sẽ được nhẹ
tội. Giờ bị cáo không muốn làm
oan sai cho anh Như, muốn nói
lên sự thật...”.
Tuy nhiên, các bị cáo còn lại là
Hạnh, Vương, Vững thì lại khai
ngược lại lời của Như và Chung.
Ba bị cáo này cho biết được Chung
nhờ đến đánh dằn mặt ông Chín. Ba
bị cáo không biết Như là ai nhưng
nghe Chung nói đánh dằn mặt ông
Chín thì đến và đánh.
Đại diện cho nạn nhân là bàDương
Thị Thảo (vợ nạn nhânChín) yêu cầu
các bị cáo phải liên đới bồi thường
cho gia đình hơn 3 tỉ đồng (trong đó
hơn 2 tỉ đồng là tiền cấp dưỡng nuôi
con của vợ chồng bà). Đồng thời, bà
Thảocũngcho rằngnội dungcáo trạng
quy kết chồng bà cự cãi, lớn tiếng với
CSGT là không đúng. Bởi ông Chín
là người hòa nhã, biết cách ứng xử
với người của cơ quan công quyền.
Về vấn đề này, HĐXX giải thích:
“Thời điểm xảy ra vụ án, bà Thảo
không cómặt tại hiện trường, HĐXX
cũng vậy. Nội dung vụ án chính là
kết quả của một quá trình điều tra
với nhiều chứng cứ khác nhau”.
Hôm nay phiên tòa sẽ tiếp tục và
dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 22-3.•
Tuy nhiên, các bị cáo
còn lại là Hạnh, Vương,
Vững thì lại khai
ngược lại lời của Như
và Chung, theo hướng
khẳng định đã được
Chung nhờ đến đánh
dằn mặt ông Chín.
Đã chia đôi 2 tỉ đồng tờ vé số độc đắc ở
Cà Mau
(PL)- Sáng 20-3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh
Cà Mau đã THA xong vụ án tranh chấp tờ vé số độc đắc 2
tỉ đồng từng gây chú ý dư luận thời gian qua.
Theo đó, hiện bà Hứa Thị Phỉ, bị đơn trong vụ án, đã
được giải tỏa tài khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên, số tiền
1,5 tỉ đồng trong tài khoản này đã bị trừ đi phần phải THA
cho nguyên đơn là ông Lê Văn Dữ.
Số tiền của ông Dữ hiện được tạm giữ tại Cục THADS
tỉnh Cà Mau và cơ quan này đang tiến hành các thủ tục để
ông Dữ nhận tiền.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, ngày 12 và 13-8-
2017, ông Dữ đến nhà vợ chồng bà Phỉ ở xã Lý Văn Lâm,
TP Cà Mau nhậu chơi. Tại đây đã xảy ra việc mua một tờ
vé số đài Hậu Giang và trúng được giải đặc biệt.
Sau đó xảy ra tranh chấp, ông Dữ cho rằng đó là tờ vé
số của mình mua và trúng, còn bà Phỉ (chủ nhà) thì bảo là
do ông Dữ mua nhưng đã tặng chồng bà.
Ông Dữ khởi kiện và được TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm,
tuyên ông Dữ là chủ nhân và được hưởng toàn bộ tờ vé số.
Bà Phỉ kháng cáo và TAND tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm,
tuyên chia đôi tờ vé số, mỗi người được hưởng một nửa.
Thời điểm ông Dữ khởi kiện, bà Phỉ đã nhận thưởng và
chi xài hết 500 triệu đồng, còn gửi tại một ngân hàng 1,5
tỉ đồng nên bị tòa ra quyết định phong tỏa số tiền này.
Số tiền ông Dữ được chia trong vụ án này là trên 800
triệu đồng, do phải trừ đi các khoản án phí và số tiền bà
Phỉ đã từng đưa cho ông khi mới lãnh thưởng.
TRẦN VŨ
Tinh hoa Bắc bộ
là vở diễn phái sinh
của đạo diễn Việt Tú
(PL)- Sáng 20-3, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm vụ
tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa nguyên đơn là Công
ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội (gọi tắt Công ty Tuần Châu
Hà Nội) và bị đơn là Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp
truyền thông DS (gọi tắt Công ty DS) do đạo diễn Nguyễn
Việt Tú là giám đốc.
Theo đó, HĐXX nhận định trong quá trình tố tụng,
Công ty DS đã đưa ra bằng chứng vở diễn
Tinh hoa Bắc
bộ
sao chép lại cách thể hiện một số phân cảnh trong vở
diễn
Ngày xưa
và Công ty Tuần Châu Hà Nội không có
các phản bác thuyết phục. Như vậy đủ căn cứ xác định vở
diễn thực cảnh
Tinh hoa Bắc bộ
là tác phẩm phái sinh của
Ngày xưa
hay còn gọi là
Thủa ấy xứ Đoài.
HĐXX kết luận: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện
của Công ty Tuần Châu Hà Nội, buộc Công ty DS phải
chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm kịch bản thực cảnh
Ngày xưa
(hay còn gọi là
Thủa ấy xứ Đoài)
cho Tuần
Châu Hà Nội.
Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty DS
đối với Công ty Tuần Châu Hà Nội. Xác định vở diễn
thực cảnh
Tinh hoa Bắc bộ
là tác phẩm phái sinh từ vở
diễn thực cảnh
Ngày xưa
. Công ty Tuần Châu Hà Nội phải
thanh toán cho Công ty DS số tiền lãi chậm thanh toán.
Trước đó, vào tháng 6-2017, đạo diễn Việt Tú ra mắt
Thủa ấy xứ Đoài
mà theo anh cho biết là “vở thực cảnh
đầu tiên tại Việt Nam”. Đây là vở diễn do Tập đoàn Tuần
Châu đầu tư. Thế nhưng sau đó vở diễn bất ngờ bị hủy bỏ.
Đến cuối tháng 10-2017, vở
Tinh hoa Bắc bộ
được ra
mắt ở đúng địa điểm trước đó đã diễn ra vở
Thủa ấy xứ
Đoài
. Lý giải về sự thay đổi này, đại diện đơn vị đầu tư
cho biết vở diễn do Việt Tú dàn dựng “không chạm đến
trái tim người xem”.
Tháng 3-2018, người đại diện Công ty Tuần Châu Hà
Nội cho biết TAND TP Hà Nội đã thụ lý đơn kiện đạo
diễn Việt Tú, đòi bồi thường hơn 6 tỉ đồng. Ngày 14-3,
TAND TP Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm xử vụ tranh chấp
quyền sở hữu trí tuệ chương trình nghệ thuật giữa Công ty
Tuần Châu Hà Nội với Công ty DS.
VIẾT THỊNH
Từng bị hủy án vì thay đổi lời khai
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, tối 25-6-2014, tổ tuần tra CSGT quận Tân Bình do Như làm tổ trưởng đứng
chốt tại giao lộ Trường Chinh - Tân Kỳ - Tân Quý. Khi phát hiện ông Chín có biểu hiện sử dụng rượu bia nên tổ
tuần tra ra hiệu dừng xe để kiểm tra. Sau khi đo nồng độ cồn, tổ tuần tra lập biên bản vi phạm hành chính và
tạm giữ phương tiện. Tuy nhiên, ông Chín không đồng ý, Như giải thích nhưng ông Chín vẫn không ngừng cự
cãi, la lối. Sau đó Như gọi điện thoại cho Chung kể lại sự việc, nhờ đánh dằn mặt và đuổi ông Chín đi khỏi nơi tổ
đang làm việc. Chung rủ thêm Hạnh, Vững, Vương đi đánh và ông Chín đã tử vong tại bệnh viện.
Tháng 9-2014, Công an TP.HCM tước danh hiệu Công an nhân dân của Như và bắt tạm giam. Tháng 9-2016,
TAND TP.HCM xử sơ thẩm lần một, tuyên phạt Như, Chung mỗi bị cáo 12 năm tù, ba bị cáo còn lại 5-11 năm tù.
Tháng 9-2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM hủy án sơ thẩm. Theo đó, Hạnh, Vững, Vương giữ nguyên lời khai ban
đầu rằng Chung chỉ đạo đi đánh ông Chín. Còn Chung thì khai không hay biết việc Vững, Vương, Hạnh ra tay.
Chung cho rằng thay đổi lời khai vì trước kia nghĩ rằng nếu đổ tội và khai Như có liên quan thì sẽ được án nhẹ
nhưng bản án sơ thẩm tuyên quá nặng. Vì vậy, Chung quyết định thay đổi lời khai ở tòa phúc thẩm.