8
Đô thị -
ThứNăm21-3-2019
Hà Nội sẽ thực hiện
lộ trình cấm xe máy
Sở GTVT TPHà Nội đề xuất xây dựng phương án cấmxe máy theo
lộ trình từ nay đến năm2030.
TRỌNGPHÚ
S
ở GTVT TP Hà Nội vừa
có báo cáo gửi UBNDTP
Hà Nội về việc nghiên
cứu, xây dựng đề án “Phân
vùng hoạt động của xe máy
phù hợp với cơ sở hạ tầng và
năng lực phục vụ của hệ thống
vận tải hành khách công cộng,
tiến tới dừng hoạt động của
xe máy trên địa bàn các quận
vào năm 2030”.
Lộ trình theo
ba giai đoạn
Đề án trên nhằm cụ thể hóa
lộ trình hạn chế phương tiện
giao thông cá nhân, giảm ùn
tắc và ô nhiễmmôi trường trên
địa bàn TP đã được HĐND
TP Hà Nội thông qua tại kỳ
họp tháng 7-2017.
Theo đó, Sở GTVT đề xuất
xâydựngphươngáncấmxemáy
theo ba giai đoạn: 2019-2025,
2026-2030 và sau năm 2030.
Cụ thể, từ nay đến năm 2025
sẽ thí điểm cấmxe máy vào giờ
caođiểmcácngày làmviệc trong
tuần trên hai tuyến đường dẫn
vào trung tâmTP gồm: Đường
Nguyễn Trãi (đoạn từ nút giao
Vành đai 3 đến đường Láng)
sẽ thí điểm cấm xe máy vào
năm 2019-2020; đường Xuân
Thủy - CầuGiấy sẽ cấmxemáy
sau năm2020, khi tuyến đường
sắt đô thị 3Ađi vào hoạt động.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ nghiên
cứu hạn chế xe máy trên bốn
trục đường lớn xuyên tâm khác
gồm: Giải Phóng (đoạn từ nút
giaoVành đai 3 đến phốĐại Cồ
Việt), Nguyễn Văn Cừ (đoạn
từ cầu vượt Long Biên đến
cầu Chương Dương), Lê Văn
Lương (đoạn từ nút giao Vành
đai 3 đến đường Láng), Trần
DuyHưng -NguyễnChíThanh.
Đồng thời giai đoạn 2021-
2025, Hà Nội sẽ thực hiện
cấm xe máy hoạt động vào
các ngày cuối tuần tại tuyến
phố trung tâm của quận Hoàn
Kiếm (thuộc khu vực bảo tồn
cấp 1 mở rộng).
Giai đoạn 2025-2030, tiến
hành hạn chế xe máy trong khu
vực Vành đai 1 gồm bốn quận
nội thành cũ là Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Giai đoạn saunăm2030, hạnchế
xemáy trongkhuvựcVànhđai 3
vàmở rộng ra các khu vực khác.
Cùng với lộ trình cấmxemáy
trên, Hà Nội cũng đề ra lộ trình
phát triển các phương tiện vận
tải hành khách công cộng thay
thế gồm xe buýt, minibus, buýt
nhanh, đường sắt đô thị, xe đạp
công cộng, một số phương tiện
giao thôngkhác…Trongđó, các
loại hình vận tải công cộng sẽ
đáp ứng khoảng 70% nhu cầu
đi lại của người dân.
Theo Sở GTVT, việc xây
dựng đề án trên là cần thiết.
Và việc cấm xe máy phải tuân
thủ các nguyên tắc chung là
khu vực hạn chế xe máy phải
nằm trên địa bàn các quận
có điều kiện thuận lợi cho tổ
chức giao thông (như điểm đỗ
xe, các tuyến trung chuyển),
năng lực vận tải hành khách
công cộng và các phương tiện
phải đáp ứng được nhu cầu đi
lại của người dân, không cấm
xe máy trên các tuyến đường
độc đạo…
Phải có phương án
hợp lý
Về lộ trình cấm xe máy trên,
ôngNguyễnVănThanh, nguyên
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô
Việt Nam, phân tích: Ùn tắc
tại Hà Nội đã báo động nhiều
năm nay, vì vậy cấm xe máy,
tăng cường phương tiện vận tải
công cộng là lộ trình tất yếu và
là một chủ trương đúng. “Tôi
cho rằng thời điểm này Hà Nội
đưa ra lộ trình trên là phù hợp.
Giao thông Hà Nội đã cấp bách
lắm rồi, nếu không hạn chế xe
cá nhân thì trong tương lai gần,
Hà Nội có làm thêm bao nhiêu
đường cũng không đủ chỗ để
phương tiện lưu thông” - ông
Thanh nói.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng
cho rằngHàNội phải có phương
án tổ chức giao thông hợp lý,
tránh gây xáo trộn đời sống
người dân. “Chủ trương là đúng
nhưng cách thực hiện phải hợp
lý. Phải công bố rõ ràng đến
năm nào, tại tuyến đường nào
xe buýt, đường sắt trên cao và
phương tiện vận tải hành khách
công cộng khác đã đủ thay thế
xe cá nhân thì thực hiện cấm.
Những công việc này phải được
chuẩn bị trướcmột bước rồi mới
tiến hành hạn chế xemáy” - ông
Thanh nhấn mạnh.
CũngtheoôngThanh,cùngvới
tăng cường hạ tầng giao thông,
tăng cường phương tiện vận tải
hành khách công cộng, Hà Nội
cũng phải rà soát lại quy hoạch
theo hướng tuyệt đối không cho
xây thêmnhà cao tầng ở nội đô.
“Những nămqua quy hoạch nội
đô bị phá vỡ, nhiều dự án cao ốc
20-30 tầng đua nhau mọc, gây
sức ép lên hạ tầng giao thông
và giờ Hà Nội đang phải giải
quyết hậu quả này. Chính vì
vậy phải thực hiện nghiêm quy
hoạch đô thị, nếu khôngHà Nội
sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn khi
giải quyết bài toán ùn tắc giao
thông” - chuyên gia này lưu ý.•
Ùn tắc giao thông ởHàNội đang là bài toán nan giải. Ảnh: T.PHÚ
Thu mua xe máy cũ của dân
SởGTVTTPHàNội cũng chobiết từnay đếnnăm2025 sẽ thực
hiện lộ trìnhdừngđăngký xemáymới tại các quậnnội thành. Cụ
thể, từ nay đến năm 2020, dừng đăng ký xe máy tại năm quận
Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ. Giai đoạn
2020-2025 sẽ dừng đăng ký xe máy mới tại các quận Cầu Giấy,
Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, huyện Gia Lâm, Đông Anh.
Cạnh đó, Hà Nội sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ người
dân thông qua việc thu mua xe máy cũ với mức giá tùy theo
năm sử dụng đối với xe có tuổi đời dưới 10 năm.
Nếu không hạn chế
xe cá nhân thì trong
tương lai gần, Hà Nội
có làm thêmbao nhiêu
đường cũng không
đủ chỗ để phương tiện
lưu thông.
CụcCSGTphảnhồi
việc “không chia sẻ”
dữ liệubằng lái
Ngày 20-3, Cục CSGT (C08, Bộ Công an) đã
có phản hồi chính thức liên quan đến thông tin cho
rằng không chia sẻ dữ liệu trong công tác quản lý
giấy phép lái xe (GPLX) với ngành giao thông.
Theo C08, vừa qua trên một số phương tiện thông
tin đại chúng phản ánh đề xuất của ngành giao thông
về việc “mất bằng lái phải thi lại”. Theo đại diện
ngành giao thông, mặc dù đã có quy định liên thông
giữa Bộ GTVT và Bộ Công an về cung cấp các
trường hợp tước GPLX nhưng công an không chia
sẻ nên gây khó khăn cho công tác quản lý.
Về vấn đề này, C08 cho biết theo quy định tại
khoản 1 Điều 80 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
và khoản 3 Điều 7 Nghị định 81/2013, trong thời
hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,
người có thẩm quyền ra quyết định phải thông báo
bằng văn bản cho cơ quan, người đã cấp phép chứng
chỉ hành nghề đó.
Trên thực tế, CSGT các đơn vị, địa phương đã thực
hiện nghiêm túc các quy định này. Cụ thể, năm 2015 và
2016, lực lượng CSGT đã gửi hơn 210.000 thông báo
các trường hợp bị tước GPLX đến Tổng cục Đường bộ
Việt Nam (Tổng cục) và các sở GTVT. Từ năm 2017
đến nay, lực lượng CSGT đã gửi gần 750.000 trường
hợp bị tước GPLX tới cơ quan các cấp.
Bên cạnh đó, còn một lượng lớn GPLX tồn đọng
tại các cơ quan CSGT. Thống kê năm 2015 và 2016
còn gần 160.000 GPLX liên quan đến tạm giữ, tước
quyền sử dụng mà người vi phạm không đến để xử lý.
Để khắc phục những hạn chế trên, ngày 28-12-
2016, C08 đã có văn bản về việc phối hợp, kết nối,
chia sẻ dữ liệu về GPLX gửi Tổng cục.
Văn bản nêu rõ: Trong những năm qua công an
các đơn vị, địa phương đã gửi thông báo bằng văn
bản đối với các trường hợp bị tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nhất là GPLX đến
các sở GTVT nơi cấp giấy phép để theo dõi, quản lý.
Nhiều nơi còn chủ động gửi thông báo các trường
hợp giấy phép bị tạm giữ để đảm bảo việc thi hành
quyết định xử phạt nhưng quá thời hạn mà người vi
phạm không đến xử lý.
Đồng thời, CSGT nhiều đơn vị đã phát hiện các
trường hợp người lái xe lợi dụng việc báo mất
GPLX, nhiều trường hợp sử dụng GPLX giả…, từ
đó ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây mất
trật tự, an toàn giao thông (TTATGT)…
C08 đề nghị Tổng cục phối hợp chia sẻ dữ liệu
về công tác quản lý GPLX trong phạm vi toàn quốc
thông qua mạng máy tính giữa hai ngành (Cục
CSGT và Tổng cục, Phòng CSGT công an các địa
phương và Sở GTVT địa phương).
Tiếp đó, Bộ Công an và Bộ GTVT đã có sự đồng
thuận cao, thống nhất triển khai xây dựng quy chế
phối hợp trong công tác đảm bảo TTATGT, quản lý
tài xế,... trong đó đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu
dùng chung trong công tác cấp GPLX, phục vụ công
tác quản lý tài xế và xử lý vi phạm TTATGT.
“Tuy nhiên, để hai ngành công an và GTVT kết
nối, trao đổi dữ liệu về GPLX, cũng như các dữ liệu
khác về đảm bảo TTATGT phải có lộ trình phù hợp
nhằm đảm bảo các yếu tố như tính pháp lý, sự đồng
bộ về cơ sở vật chất giữa hai lực lượng, giải pháp
kết nối, nguồn lực con người và yếu tố bảo mật...” -
C08 khẳng định.
TUYẾN PHAN
Tiêu điểm
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám
đốc Sở GTVT TP Hà Nội, do ùn
tắc, ô nhiễm trong giao thông
ngày càng gia tăng nên cần có
giải pháp hạn chế phương tiện
cá nhân kèm với thúc đẩy vận
tải hành khách công cộng phát
triển.Tuy nhiên, để cấmđược xe
máy thì cần có lộ trình cụ thể,
đảmbảo lợi ích chung của xã hội
và nhu cầu đi lại của người dân.
Đề án hạn chế xe máy sẽ được
lấy ý kiến người dân, chuyên
gia trước khi trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
CSGT đang tiến hành xử phạt người vi phạmgiao thông.
Ảnh: T.PHAN