8
Đô thị -
ThứBảy23-3-2019
Lại hoãn thu phí BOT Cai Lậy
Tỉnh TiềnGiang đề xuất giảmphí tiếp cho 31 xã quanh khu vực trạm.
Ngày 22-3,
Bộ GTVT tổ
chức lễ ký biên
bản bàn giao
chuyển đổi cơ
quan nhà nước
có thẩm quyền
và thẩm quyền
phê duyệt báo
cáo nghiên cứu
khả thi dự án
đầu tư xây dựng
đường cao tốc
Trung Lương -
Mỹ Thuận giai
đoạn 1, theo
hình thức hợp
đồng BOT từ Bộ GTVT về tỉnh Tiền Giang.
Nội dung bàn giao gồm các tài liệu liên quan đến
hồ sơ dự án, hiện trường triển khai dự án, các công
việc dở dang liên quan đến dự án, trách nhiệm và
quyền hạn của các bên.
Cụ thể, Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan tham mưu,
nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phối hợp chuẩn bị
bàn giao các tài liệu trên. Đồng thời chịu trách nhiệm
trước pháp luật đối với các công việc đã tổ chức thực
hiện đến thời điểm ngày 22-3. Bên cạnh đó, phối hợp
với tỉnh Tiền Giang tiếp tục giải quyết những vấn đề
còn dở dang có liên quan.
UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan tham
mưu tiếp nhận tài liệu và hiện trường dự án đến thời
điểm bàn giao. Ngoài ra, chịu trách nhiệm trước pháp
luật đối với những công việc sẽ tiếp tục tổ chức thực
hiện từ ngày 22-3. Và kể từ ngày 22-3, UBND tỉnh
Tiền Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
cấp quyết định đầu tư đối với dự án, tiếp tục triển
khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật…
Trước đó,
Văn phòng
Chính phủ
thông báo kết
luận của Thủ
tướng Nguyễn
Xuân Phúc về
xử lý vướng
mắc đối với dự
án BOT đầu tư
xây dựng cao
tốc Trung
Lương - Mỹ
Thuận.
Theo đó,
Thủ tướng yêu
cầu sử dụng
vốn ngân sách tháo gỡ khó khăn cho dự án để thời
gian thu phí không quá 15 năm. Cao tốc phải được
thông tuyến vào cuối năm 2020, đáp ứng yêu cầu
vận tải liên vùng, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã
hội ĐBSCL.
Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan, tỉnh Tiền
Giang và nhà đầu tư cần chủ động hơn nữa trong tháo
gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ. Dự án phải thực
hiện đúng trình tự quy định, đảm bảo minh bạch.
Thủ tướng đồng ý chuyển đổi cơ quan nhà nước
quản lý từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh được quyết định điều chỉnh dự án, chỉ đạo
doanh nghiệp rà soát phương án tài chính trên cơ sở
thay đổi cơ chế hỗ trợ quyền thu phí tuyến cao tốc
TP.HCM - Trung Lương sang ngân sách nhà nước.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an được giao chủ trì điều
tra, xử lý nghiêm các vi phạm của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Yên Khánh nếu có. Các vi phạm phải được
khoanh vùng, xử lý riêng để không ảnh hưởng đến
việc triển khai dự án.
VIẾT LONG
Di dân ởHuế: Dânmuốn
chính quyềnminh bạch
Sáng 22-3, tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức hội nghị gặp gỡ các hộ dân
khu vực thượng thành thuộc dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ
thống kinh thành Huế.
Theo khung chính di dời tái định cư đối với người dân sinh sống ở
khu vực kinh thành Huế, những trường hợp sử dụng đất trước 19-5-
1976 và các trường hợp có giấy tờ hợp lệ sẽ được bồi thường theo quy
định hiện hành.
Những trường hợp sử dụng đất do lấn chiếm từ 15-10-1993 về trước
sẽ được hỗ trợ 100% theo hiện trạng không vượt quá 200 m
2
, phần còn
lại được hỗ trợ theo đất nông nghiệp. Trường hợp từ 15-10-1993 đến
1-7-2004 được hỗ trợ 50% theo hiện trạng không vượt quá 200 m
2
.
Tại cuộc họp, người dân đặt câu hỏi về thủ tục hành chính, những
trường hợp nào thì được bồi thường, các giấy tờ tùy thân bị mất,… và
yêu cầu cơ quan chức năng phải minh bạch, rõ ràng khi thực hiện
dự án.
Sau khi nhận nhiều ý kiến, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND
TP Huế, chia những câu hỏi trên thành ba nhóm để trả lời. Đồng thời
để người dân thuận tiện trong việc giải quyết những vướng mắc, khiếu
nại thì ông yêu cầu các phường phải phân công người tiếp dân tại
UBND phường để hướng dẫn, giải quyết những thủ tục cho người dân.
Trả lời những câu hỏi của người dân, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó
Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế, cho rằng hồ sơ kỹ
thuật cụ thể về việc quy hoạch, di dời đã gửi đến từng hộ gia đình. Tuy
nhiên, trong quá trình đo đạc có những sai số thì người dân đến phường
để điều chỉnh.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết
việc di dời dân tại khu vực kinh thành Huế là chủ trương lớn của Chính
phủ, tỉnh và TP Huế. Tuy nhiên, thời gian dài chưa thực hiện được vì
vấn đề tài chính và chính sách. Cho đến năm 2018 Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực
hiện di dời dân, giải phóng mặt bằng ở khu vực kinh thành Huế.
Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế mong muốn nhận được sự đồng hành
của người dân và yêu cầu chính quyền địa phương phải “cầm tay chỉ
việc” cho người dân trong những việc liên quan đến vấn đề di dời dân
để giải phóng mặt bằng. Đồng thời khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa cho
người dân nhưng phải đúng pháp luật và việc di dời tái định cư sẽ được
công khai, minh bạch.
NGUYỄN DO
VIẾT LONG
N
gày 22-3, lãnh đạo Bộ
GTVT cho biết trạm
BOT Cai Lậy chưa thể
thu phí trở lại như dự kiến
(ngày 25-3).
Công tác chuẩn bị
chưa hoàn thành
Theo Bộ GTVT, tỉnh Tiền
Giang đề xuất giảmphí cho 31
xã (thay vì chỉ tám xã, phường
như hiện tại) là để đảm bảo
tính công bằng.
Trước đó, BộGTVTcó buổi
làm việc với tỉnh Tiền Giang
(ngày 14-3), các bên liên quan
đã thống nhất tổ chức thu tiền
dịch vụ tại trạm Cai Lậy dự
kiến từ ngày 25-3.
“Tuy nhiên, đến nay công
tác trên chưa hoàn thành, do
vậy thời gian thu phí như dự
kiến chưa thể thực hiện. Bộ
GTVT đang tích cực khẩn
trươngphối hợpvới địa phương
và các cơ quan liên quan rà
soát để thống nhất phương
tiện miễn, giảm nhằm sớm
thu tiền dịch vụ trở lại. Thời
gian chính thức sẽ thông báo
BOT Cai Lậy sẽ không thu phí trở lại vào ngày 25-3 như dự kiến. Ảnh: H.DƯƠNG
Bộ GTVT đang tích
cực, khẩn trương
phối hợp với các
đơn vị liên quan rà
soát để thống nhất
phương tiện miễn,
giảm nhằm sớm thu
tiền dịch vụ trở lại.
“Giữ nguyên trạm có nhiều ưu điểm”
Ngày 23-11-2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ
trì họp với địa phương và các bộ, ngành liên quan để quyết
định phương án cụ thể.
Ngày 20-12-2018, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo Bộ
GTVT triển khai theo phương án giữ nguyên trạm thu phí Cai
Lậy như hiện nay.
“Triển khai theo phương án này có nhiều ưu điểm hơn các
phương án còn lại. Cụ thể, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các
dự án tương tự có đầu tư tuyến tránh; đảm bảo mục tiêu đầu
tư dự án, tránh ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường…” - lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.
đến người dân…” - Bộ GTVT
khẳng định.
BộGTVTcũngchobiết trước
đó đơn vị đã triển khai thực
hiện khảo sát lưu lượng giao
thông trong bốn ngày (liên tục
24/24 giờ) tại BOT Cai Lậy.
Kết quả, lưu lượng phương
tiện trung bình qua trạmkhoảng
26.214 lượt/ngày đêm. Trong
đó, trên quốc lộ 1 khoảng
16.779 lượt/ngày đêm và trên
tuyến tránh khoảng 9.435 lượt/
ngày đêm.
Về tổng mức đầu tư dự án:
Qua rà soát, tính toán lại, kết
quả tổng chi phí đầu tư là
1.380,94 tỉ đồng. Trong đó,
tuyến tránh 680,77 tỉ đồng;
tăng cường mặt đường quốc lộ
1 là 379,73 tỉ đồng; xây trạm
thu phí 100,64 tỉ đồng và giải
phóngmặt bằng 219,80 tỉ đồng.
Bộ GTVT đã họp lấy ý
kiến các bộ và địa phương để
hoàn chỉnh phương án xử lý
bất cập, báo cáo Thủ tướng.
Theo đó, Bộ trình Thủ tướng
năm phương án xử lý bất cập
tại trạm. Trong đó, lựa chọn
ưu tiên hai phương án. Một
là giữ nguyên trạm thu phí,
giảm giá cho các phương tiện,
mở rộng phạm vi giảm giá tại
khu vực lân cận trạm. Hai là
xây dựng thêm một trạm trên
tuyến tránh, thu phí cả hai
trạm, phương tiện đi tuyến
nào, doanh thu sẽ hoàn vốn
tuyến đó.
Mở rộng vùng
giảm phí
Thực hiện chỉ đạo của Chính
phủ, Bộ GTVT nhiều lần làm
việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh
TiềnGiangđểthốngnhấtphương
án triển khai. BộGTVTvà trực
tiếp làTổng cụcĐường bộViệt
Nam chỉ đạo nhà đầu tư hoàn
tất công tác sửa chữa, bảo trì
công trình dự án.
Trên cơ sở thống nhất của
địa phương và nhà đầu tư, Bộ
GTVT có văn bản chấp thuận
mở rộng vùng giảm giá dịch
vụ cho các phương tiện lân
cận trạm theo đúng tinh thần
chỉ đạo của Thủ tướng (đến
nay là tám xã, phường).
Phương án thu phí: Tổ chức
thu tiền dịch vụ với công nghệ
thu tự động không dừng vàmột
dừng. Theo lộ trình, sẽ thu tự
động không dừng cho tất cả làn.
Về tổ chức giao thông, sẽ
phân luồng các phương tiện
xe tải, xe khách không đi vào
trung tâm thị xã Cai Lậy (trừ
các xe có nhu cầu giao dịch
trong trung tâm thị xã sẽ được
Sở GTVT cấp phép).•
TiềnGiang chính thức nhận cao tốc
TrungLương -MỹThuận
Tỉnh TiềnGiang chính thức tiếp quản dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Ảnh: H.DƯƠNG