064-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 25-3-2019
Luật & đời
Ký sự pháp đình
(Tiếp theo trang 1)
VĨNHKỲ
R
eng…reng…rengggg. Khi
những tiếng chuông khô
khốc của TAND TPĐà Nẵng
vang lên thông báo kết thúc nghị
án cũng là lúc nước mắt chảy tràn
trên khuôn mặt chị HTNY (trú
quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). “Rứa
là kết thúc thật rồi. Cả thanh xuân
dành cho ổng, cứ tưởng ổng sẽ mãi
thương mình, ai ngờ kết thúc như
ri” - chị Y. nói…
Nhen lên đốm lửa
yêu đương…
Chị là người con của TP biển Đà
Nẵng, còn anh CMH lớn lên ở một
tỉnhmiền núi nghèo thuộc Đài Loan.
Hai người vô tình gặp nhau khi chị
Y. đang là lao động bất hợp pháp tại
lãnh thổ này. Từng lỡ dở một lần đò,
lại phải sống trong cảnh thấp thỏm
lo sợ bị trục xuất về nước nên hồi
đầu thấy anh làm quen, chị Y. nào
dámmở lòng. Nhưng rồi nhờ sự kiên
trì và tấm chân tình của mình, anh
H. đã dần thuyết phục chị về nhà
“góp gạo thổi cơm chung”.
Anh H. là kỹ sư điện lạnh còn chị
Y. phụ bếp cho một quán ăn nhỏ.
Hai người sống trongmột căn phòng
thuê bé xíu. Cuộc sống tuy chưa dư
dả nhưng họ luôn đầy ắp tiếng cười.
Sau tám năm bên nhau, một ngày
nọ anh H. dẫn chị Y. về thăm quê
rồi bất ngờ cầu hôn chị giữa đồi chè
xanh mướt của gia đình.
Thế nhưng ông trời thật khéo
trêu ngươi, hạnh phúc tưởng như
vẹn tròn thì chị Y. nhận được tin
mẹ chị qua đời. Vậy là gác lại tất
cả, chị gạt nước mắt về Việt Nam
(VN) chịu tang mẹ. “Em an tâm
về nước làm tròn chữ hiếu. Anh sẽ
sang VN chính thức đón em về làm
vợ, đừng lo lắng gì cả” - tiễn chị ra
sân bay, anh hứa.
Năm 2011, anh H. sang VN và
một đám cưới nhỏ diễn ra trong
niềm hân hoan của bà con xứ biển.
Ai nấy đều mừng cho chị, bởi sau
bao nămbôn ba xứ người, cuối cùng
chị cũng tìm được một người yêu
thương mình hết mực. Cưới xong,
anh về nước làm thủ tục bảo lãnh
vợ sang Đài Loan, còn chị ở lại VN
đếm ngày gia đình đoàn tụ.
… Rồi phũ phàng dập tắt
Ba, sáu, 12, 24… tháng trôi qua,
lòng chị Y. như lửa đốt khi niềm hy
vọng về giây phút vợ chồng đoàn tụ
ngày càng mong manh. Một ngày
nọ, anh H. bất ngờ gọi điện thoại
thông báo anh không thể đón chị
Cạn nghĩa vợ chồng
vì… xa mặt cách lòng
Người đàn ông chợt đến, đánh thức trái timyêu đương tưởng
cằn khô của người phụ nữ, rồi bỗngmột ngày người đàn ông
lại ra đi, người ở lại đong đầy nước mắt…
Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác mở ra…
“Sao chị không thử mở lòng đón nhận người khác? Hai người có con
chung không?”- nữ kiểmsát viên nhẹ nhàng hỏi. Nghe nhắc đến con, nước
mắt chị Y. lại chảy dài. “Tui không muốn đón nhận ai vì vẫn nuôi hy vọng
một ngày anh sẽ trở lại. Ngay cả lúc này, nếu anh xuất hiện và nói cần tui
thì tui sẵn sàng tha thứ tất cả. Nhưng tui biết điều đó không bao giờ xảy
ra. Giá như tui có một đứa con mọi chuyện có lẽ đỡ hơn”- chị Y. bộc bạch.
“Chị đừng miễn cưỡng như vậy! Cánh cửa này đóng lại thì cánh khác
sẽ mở ra. Đừng mãi ngoái nhìn quá khứ trong khi người ta đã có hạnh
phúc mới. Hãy tin là chị xứng đáng với người khác tốt hơn, dùmuộn!”- nữ
kiểm sát viên an ủi.
Sau tám năm bên nhau,
một ngày nọ anh H. dẫn
chị Y. về thăm quê rồi
bất ngờ cầu hôn chị giữa
đồi chè xanh mướt của
gia đình.
sang như đã hứa. Sau đó anh trở lại
VN thăm chị một, hai lần rồi… thôi
hẳn. Những cuộc điện thoại, những
dòng tin nhắn nhớ nhung, yêu thương
cũng thưa dần rồi không còn nữa.
Ba năm sau giây phút ấy, chị Y.
mới chấp nhận được sự thật anh
có người phụ nữ khác và nộp đơn
xin ly hôn. Xuất hiện tại phòng xử
dân sự của TAND TP Đà Nẵng,
chị mặc một chiếc váy nền nã, bên
ngoài khoác áo chống nắng. Khuôn
mặt có phần hốc hác, mái tóc búi
cao, vài sợi tóc lơ thơ xõa xuống bờ
vai gầy vô tình tô thêm vẻ cô độc ở
người phụ nữ vừa bước sang tuổi 55.
cách giữa những người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng.
Sự lắng nghe, đồng cảm và chia sẻ
của tòa đã tạo sự tin cậy cho chị Y.
mạnh dạn giãi bày.
“Anh bỏ rơi chị như vậy, chị
có hận anh không?” - nữ chủ tọa
ôn tồn. Chị Y. lắc đầu, giọng nhẹ
tênh: “Từ nhỏ tui đã phải vật lộn
với cuộc sống mưu sinh, bị người
chồng vũ phu đánh tưởng như chết
đi sống lại, rồi bị người ta lừa sang
Đài Loan. Tui không biết thế nào
là cảm giác được quan tâm, chở
che cho đến khi gặp anh. 10 năm
qua, anh cho tui rất nhiều nhưng
sau đó cũng chính anh lấy đi tất cả.
Tui từng rất hận người đàn ông đó
nhưng lúc này thì không. Nguyện
vọng duy nhất của tui bây giờ là
được ly hôn để sống an nhiên quãng
đời còn lại”.
Sau khi nghị án, HĐXX tuyên
chấp nhận yêu cầu ly hôn của chị.
Rời khỏi phòng xử, chị khóc: “Rứa
là kết thúc thật rồi! Nhưng thôi, thà
vậy cho nó nhẹ lòng…”. Đà Nẵng
hôm ấy trời xanh và nắng đẹp.
Bóng chị Y. khuất dần giữa dòng
người đông đúc. Ngày mai đã là
một ngày khác, mong chị an nhiên
và tìm thấy hạnh phúc cho mình.•
Hiện tượng cúng sao giải hạn rộ lên, hàng ngàn người
kéo đến các chùa có nhận làm dịch vụ, người trong chùa tự
ý bày trò, ra giá, mặc cả thu tiền của người dân để giải hạn
sao xấu làm xôn xao dư luận. Chuyện chưa qua thì chuyện
“thỉnh vong” tại chùa Ba Vàng làm cho dư luận xã hội -
nhất là những người theo đạo Phật chân chính - căm phẫn.
Những hành vi càn quấy của các cá nhân ở chùa Ba Vàng
đang được công an vào cuộc điều tra làm rõ và xử lý nghiêm
nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận, mổ xẻ nguyên nhân để
kịp thời chấn chỉnh nạn núp bóng cửa Phật để trục lợi này.
Từ bao giờ hiện tượng “thương mại hóa” diễn ra trong
một số chùa? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần lần lại quá
khứ. Trong lịch sử hàng ngàn năm, chùa Việt Nam dù ở Bắc,
Trung hay Nam thì đều rất lành, tuyệt nhiên không dính dáng
tới tiền bạc. Các chùa thường được người dân làng đóng góp
xây dựng hoặc có vài vị quan, vài người khá giả tự nguyện
xây chùa tích đức bất vụ lợi.
Các chùa truyền thống của người Việt thường nhỏ, ở nơi
thanh tịnh, lẫn với cây xanh. Người dân đến chùa với tấm
lòng thành kính, mộc mạc, còn các sư, sãi, chú tiểu sống nhờ
vào ruộng mà làng dành riêng cho chùa và tấm lòng “của ít
lòng nhiều” của dân làng. Nói chung, chùa là một phần gắn
bó hữu cơ với đời sống dân cư, vì vậy người dân gọi là nhà
chùa (coi chùa như nhà của mình).
Nhưng từ sau năm 1995, không biết bắt đầu từ ai, từ đâu
mà nạn dịch làm ra các thứ vĩ đại, hoành tráng xuất hiện hà
rầm trong xã hội rồi lan đến cửa Phật. Người ta không gọi
đó là nhà chùa nữa mà thay vào đó là các quần thể, tổ hợp
tâm linh ăn theo có diện tích hàng ngàn hecta, được phân ra
thành các khu chức năng với các tòa nhà có kiến trúc pha
tạp to lớn, chói mắt. Cùng với đó là những tượng Phật khổng
lồ, to nhất, cao nhất, quý nhất Đông Nam Á, châu Á… được
dựng lên.
Để chi phí cho một tổ hợp như thế, mỗi tháng người ta
phải cần nhiều tỉ đồng để duy trì hoạt động, tức phải trang
trải cho các loại dịch vụ điện, nước, vệ sinh, an ninh, cây
xanh, duy tu công trình… Để có số tiền khổng lồ đó, các
chùa không chỉ trông chờ vào tiền cúng của bá tánh, dù số
tiền này cũng đã rất khủng rồi. Và rồi các loại hình dịch vụ
kinh doanh nơi cửa Phật bắt đầu được đẻ ra. Lúc đầu chỉ là
dịch vụ giữ xe, bán nhang đèn, nến, tràng hạt, trái cây; về
sau một số người lợi dụng “cái linh” của chùa để buôn thần
bán thánh. Họ biến các dịch vụ thành hoạt động thương mại
chuyên nghiệp, có lớp lang, bài bản.
Điển hình như chùa Ba Vàng, người ta đã biết đầu tư vào
việc tạo dựng hình ảnh, “thương hiệu” chuyên nghiệp thông
qua truyền thông đa phương tiện. Họ lập hẳn tổng đài, làm
hẳn kênh Facebook, YouTube, website, email... Chùa còn có
tài khoản riêng, sử dụng rất hiệu quả công nghệ thông tin,
smartphone, tờ rơi, lập ra các hội đoàn riêng của chùa như
Câu lạc bộ Tuổi trẻ Ba Vàng, Câu lạc bộ Cúc vàng để gây
thanh thế, mời chào bá tánh.
Tiến tới nữa, một số người đã ngang nhiên rao giảng để
trục lợi như trường hợp bà Phạm Thị Yến, để thu tiền bá
tánh. Họ mặc áo cà sa, mượn không gian của chùa, mang
danh nghĩa Phật tử để dụ dỗ, sử dụng các chiêu thức tâm lý
để moi tiền của người dân qua cái gọi là “thỉnh vong báo
oán”.
Có thể nói việc núp bóng cửa Phật để kinh doanh, trục lợi
là kiểu “làm ăn” hiệu quả, không một đồng vốn đầu tư mà
lãi cực khủng, không phải khai báo, không phải đóng thuế,
không tốn công sức mà chỉ mất ít nước bọt thuyết pháp cùng
các thủ đoạn khác.
Đã đến lúc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần nghiêm túc
đặt lại vấn đề rằng người dân có cần đến các tổ hợp dịch vụ
thương mại du lịch khổng lồ đội lốt chùa chiền, mượn màu
tâm linh như thế không? Có lẽ cần trả lại cho Phật giáo Việt
Nam tinh thần và kiến trúc của chùa truyền thống giản dị,
gần gũi, thanh tịnh đúng như mong muốn của người dân!
Đã đến lúc Nhà nước nên xem lại việc tách rời các loại
dịch vụ thương mại-kinh doanh ra khỏi chùa chiền để trả lại
nơi chốn tôn nghiêm, thanh tịnh cho chùa, để chùa chỉ lo về
phần hồn, tránh xa các hoạt động bát nháo, xô bồ nhuốm
đầy mùi tiền bạc. Và người dân cũng cần tăng cường hiểu
biết để tỉnh táo phân biệt những giá trị đích thực của Phật
giáo chân chính với những gì là sản phẩm bịa đặt mà nhiều
kẻ đã lợi dụng tôn giáo để phủ dụ, lừa phỉnh. Nên nhớ rằng
“Phật tại tâm”!
TS
NGUYỄN MINH HÒA
Phải trừnạn trục lợi
nơi cửaPhật
Có một điều trùng hợp là chủ
tọa và đại diện VKS đều là những
phụ nữ trạc tuổi chị Y. Bởi vậy
phiên tòa không có bị đơn hôm
đó dường như không có khoảng
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook