068-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứSáu29-3-2019
Ớn lạnh gà bán trong trung tâm
giết mổ gia cầm
Theo quy định, Trung tâmGiết mổ gia cầmAnNhơn là nơi chỉ giết mổ, không được bán buôn.
TRẦNNGỌC
T
ầm 4 giờ sáng 26 và 27-
3, phóng viên (PV) báo
Pháp Luật TP.HCM
thâm
nhập vào Trung tâm Giết mổ
gia cầm An Nhơn (phường
13, quận Gò Vấp, TP.HCM)
và phát hiện nhiều chuyện
không ngờ.
Bầy hầy, lộn xộn như
chợ chồm hổm
PV chạy thẳng xe máy vào
trong nhưng không một ai
ngăn cản. Cách cổng chính
độ 7 m về phía tay phải, PV
ghi nhận chân gà, cánh gà,
thân gà, lòng gà… đựng đầy
trong những rổ nhựa dơ bẩn
để tênh hênh dưới nền đất ẩm
nước, rác rến, gần cống thoát
nước. Cạnh đó, độ 20 bịch
lớn, nhỏ đựng phụ phẩm gà
để dưới đất, mặc người qua
kẻ lại. PV còn ghi được hình
ảnh hai ông ngồi lựa phụ phẩm
gà từ trong rổ nhựa rồi cho
vào túi nylon. PV hỏi mua
chân gà, một bà ra giá mỗi
ký 50.000 đồng.
PV đi tiếp tới điểm cách
chỗ này chừng 5 m và một
cảnh tượng hãi hùng hiện
ra. Chân, cánh, đầu, thịt gà
đựng trong những bịch lớn
để tràn dưới đất, người mua
tha hồ lựa. PV ghi nhận một
bà ngồi xổm cầm từng chân
gà lột bỏ phần da. Cạnh đó,
một bà lôi trong bịch ra những
đầu gà nhớt nhợt rồi cho vô
bịch. Một phụ nữ tầm 40 tuổi
ngồi dưới gốc cây vừa ghi
chép vừa thu tiền.
PVđi tiếp vào khu vực phía
sau và phát hiện cảnh tượng
ớn lạnh hơn. Ba bà ngồi xổm
trên nền đất ẩm ướt lựa từng
bộ lòng gà đổ đống trên tấm
nhựa trải dưới đất. Lòng gà
nào bán được thì quăng vô
rổ, không bán được thảy qua
một bên. Một mùi tanh tưởi
bốc lên khó chịu.
PV hỏi mua lòng gà, người
bán cho biết do lòng gà nhỏ
nên giá rẻ, mỗi bộ chỉ 1.000
đồng.
Dọc tường nhà giết mổ gà,
PV đếm được khoảng năm
điểm bán gà và phụ phẩm gà.
Bịch lớn, bịch nhỏ, rổ to, rổ
bé đựng đủ loại gà để hàng
dài dưới đất bụi bặm, đầy rác.
Người lựa tha hồ lựa, người
bán liên tục cân rồi lấy tiền.
Chưa hết, hình ảnh trên còn
xuất hiệngầncổng ravàokhiến
khuôn viênTrung tâmGiếtmổ
gia cầmAn Nhơn chẳng khác
nào chợ chồm hổm.
Vô tư bán gà không
dấu kiểm soát
PV bước vào một ô vựa
giết mổ gà và thấy nhiều rổ
gà đông lạnh để gần cửa ra
vào.NghePVhỏimua gà đông
lạnh, một thanh niên mặc áo
màu cam có dòng chữ “Công
tyTNHH…LongAn” nói giá
mỗi ký 56.000 đồng. “Anh
mua nhiều không? Nếu mua
một hoặc hai con thì lấy gà
mới giết mổ cho ngon” - anh
này nói.
Nghe PV nói muốn mua
con gà mới giết mổ, anh này
quay vào trong rồi mang ra
một con độ 1,4 kg không
bao bì và cho biết là gà tam
hoàng. Cầm con gà lên xem,
PVkhông thấy đóng dấu kiểm
soát giết mổ. Cân xong, anh
này cho con gà vô bịch nylon.
Sau khi trả 96.000 đồng
tiền con gà cho cô gái ngồi
tại quầy, PVhỏi sao gà không
đóng dấu kiểm soát giết mổ.
PV vừa dợm bước ra, một bà
mặc áo màu cam chạy theo
Tiêu điểm
Nhiều con gà làm
sẵn không bao bì,
không dấu kiểm
soát giết mổ được
đựng trong bịch lớn
để dưới đất và chờ
người đến nhận.
Sáu công ty đều bị
phạt tiền
Hiện có sáu công ty tổ chức
giếtmổgà, vịt trongTrung tâm
GiếtmổgiacầmAnNhơn, công
suất mỗi ngày 80.000 - 90.000
con. Do cả sáu công ty đều
khôngthựchiệnđúngquytrình
kiểmsoát giếtmổ, sơ chế động
vật nênmỗi công ty bị phạt 2-4
triệu đồng.
Một phụ nữ bày bán cánh gà trong Trung tâmGiếtmổ gia cầmAnNhơn. Ảnh: TRẦNNGỌC
gọi giật ngược: “Anh ơi, đưa
gà đây tôi đóng dấu kiểm
soát cho”.
PV nói không cần và bước
tiếp. Tuy nhiên, bà này đi
nhanh tới và nói khá lớn:
“Không đóng dấu kiểm soát
giết mổ là thú y không cho
mang ra”. Nói xong, bà này
lôi con gà ra khỏi bịch rồi
đóng một dấu.
Thế nhưng PV mang con
gà ra gần cổng chẳng thấy
ai hỏi han. PV cầm con gà
đi qua đi lại ngay cổng khá
lâu cũng chẳng thấy ai kiểm
tra. Không riêng gì PV, nhiều
người chở gà đựng trong túi
nylon bằng xe máy ra khỏi
cổng cũng không bị ai gọi lại.
Tại một vài ô vựa giết mổ
khác, PVghi nhậnnhiềucongà
làm sẵn không bao bì, không
dấu kiểm soát giết mổ được
đựng trong bịch lớn để dưới
đất và chờ người đến nhận.
Ông Lê Việt Bảo, Chi cục
trưởng Chi cục Chăn nuôi
và Thú y TP.HCM, cho biết
theo quy định, Trung tâmGiết
mổ gia cầm An Nhơn là nơi
chỉ giết mổ, không được bán
buôn. Nhân viên của Chi cục
Chăn nuôi và Thú y TP.HCM
có nhiệm vụ kiểm soát tại các
ô vựa giết mổ gia cầm.
Cũng theo ông Bảo, gà sau
khi giết mổ phải cho vào bao
bì có temnhãn và không được
phép bán lẻ trực tiếp cho khách
hàng. Trong trường hợp cần
đóng dấu kiểm soát giết mổ
trên thân gà thì nhân viên của
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
TP.HCM phải làm việc này
chứ không phải của những
người làm việc cho các chủ ô
vựa. “Chúng tôi sẽ chấn chỉnh
vấn đề này ngay” - ông Bảo
nhấn mạnh.•
Bị phát hiện sai phạm và xử phạt
Khoảng 4 giờ sáng 28-3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y
TP.HCM bất ngờ kiểm tra hoạt động tại Trung tâm Giết mổ
gia cầm An Nhơn. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận
nhiều người bày bán chân, đầu, cánh, lòng, thịt gà trong
khu vực trung tâm giết mổ. Đoàn lập tức yêu cầu chấm dứt
ngay tình trạng này.
Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh
tra chuyên ngành Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, cho
biết cơ sở vật chất hiện nay của Trung tâmGiết mổ gia cầm
An Nhơn không đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong
quá trình hoạt động.
“Chi cục Chăn nuôi vàThú yTP.HCM sẽ ra quyết định phạt
tiền trung tâm này 4-5 triệu đồng theo Nghị định 90/2017
của Chính phủ. Chi cục cũng yêu cầuTrung tâmGiết mổ gia
cầmAnNhơn chấn chỉnh hoạt động giếtmổ. Nếu không chi
cục sẽ đề nghị trung tâm ngưng hoạt động” - ông Nguyên
cho biết.
Việt Nam phân lập được virus dịch tả heo châu Phi
Xét nghiệm
mẫu heo
chết ở xã
Phong
Sơn, huyện
PhongĐiền,
Thừa Thiên-
Huế cho kết
quả dương
tính với dịch
tả heo châu
Phi.
Ảnh: N.DO
Ngày 28-3, ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch
tễ, Cục Thú y, cho biết một nhóm nhà khoa học trong
nước đã phân lập được virus dịch tả heo châu Phi. Qua đó
hiểu được chủng loại, đặc tính độc lực, cơ chế gây bệnh
và lây lan ở heo tại Việt Nam.
Việc phân lập cũng giúp nghiên cứu về cấu trúc di
truyền, cấu trúc gen, protein và cấu trúc kháng nguyên của
virus. Từng bước định hướng việc nghiên cứu vaccine.
“Khi đã hiểu về đặc tính độc lực của virus, các nhà khoa
học sẽ cắt đoạn gen gây độc của virus đó khiến chúng vô
hại, trở thành vaccine có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh”
- ông Long nói.
Cũng theo ông Long, việc phân lập virus chỉ là một công
đoạn trong quá trình chẩn đoán, nghiên cứu vaccine. Hiện
với công nghệ hiện đại, các phòng thí nghiệm của các nước
trên thế giới đều có thể phân lập được, trong đó có Việt Nam.
“Đối với dịch tả heo châu Phi, nhiều năm nay thế giới
vẫn chưa có loại vaccine nào được lưu hành thực tế. Quá
trình nghiên cứu vaccine mất rất nhiều thời gian. Việt
Nam là nước đi sau nhưng với kinh nghiệm từ việc sản
xuất các loại vaccine, chúng tôi hy vọng trong tương lai
các nhà khoa học sẽ sản xuất được loại vaccine này” - ông
Long cho biết.
Cả nước hiện có chín doanh nghiệp sản xuất vaccine
dùng trong thú y. Tất cả đều thực hành sản xuất tốt thuốc
thú y theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Đến nay
Việt Nam đã sản xuất và cho phép lưu hành 138 sản phẩm
vaccine, cơ bản đáp ứng được việc phòng ngừa các bệnh
thông thường ở gia súc, gia cầm trong nước như virus
phòng cúm gia cầm, bệnh heo tai xanh và mới đây nhất là
phòng bệnh lở mồm long móng.
Hiện cả nước đã có 23 địa phương công bố dịch tả
heo châu Phi, nâng tổng số heo mắc bệnh bị tiêu hủy lên
73.000 con.
MAI HIỀN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook