070-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 1-4-2019
Viêmtuyến tiền liệt khôngdẫn tới
ung thư
Cô gái mặc đồng phục xanh rút ống nhựa dài ngoằng khỏi đường niệu của PV.
Ảnh: TRẦNNGỌC
chỉ vào ống bơm kim tiêm
rồi nói: “Dịch trong bàng
quang của anh hút ra đó.
Thấy bợn không, bợn là vi
khuẩn. Vi khuẩn quá trời
làm viêm nhiễm nên tiểu
rát, sưng tuyến tiền liệt”.
Bà chỉ vào thau nhôm
chứa chất lỏng có màu đục,
tiếp: “Đây cũng là dịch
trong bàng quang của anh
nè, vừa có tinh trùng vừa có
dịch viêm nên ảnh hưởng
tới tinh trùng. Dịch viêm
làm sưng tuyến tiền liệt sẽ
chuyển qua phì đại”.
Tôi gật gật đầu rồi hỏi
phải chữa trị theo cách
nào. Bà nói bơm thuốc vô
ống nhựa rồi súc rửa để
dịch viêm đào thải ra ngoài
qua đường tiểu. “Có hai
loại thuốc. Thuốc thường
sẽ bơm hai lần, hôm nay
và ngày mai, mỗi lần bơm
4,8 triệu đồng. Dùng thuốc
tốt chỉ bơm một lần giá 9,8
triệu đồng nhưng phải được
theo dõi và truyền dịch liên
tiếp bốn ngày sau. Chi phí
mỗi ngày 700.000-800.000
đồng” - bà A báo giá.
“Tôi nói trước, cho dù anh
dùng thuốc tốt thì cũng chỉ
súc được 80% dịch viêm
ra ngoài. 20% dịch viêm
còn lại sẽ từ từ tống ra nhờ
truyền dịch mỗi ngày. Anh
dùng thuốc thường cũng
vẫn phải truyền dịch trong
bốn ngày” - bà A nói tiếp.
Cũng theo bà A, do nước
dịch của tôi chỉ có bợn, chưa
thấy máu và mủ nên điều trị
giá dưới 10 triệu đồng. Còn
nếu có mủ, có máu thì giá
điều trị khoảng 15-18 triệu
đồng. “Hiện giờ điều trị vẫn
kịp. Anh mà để kích thước
sỏi trên 60 mm thì phòng
khám không điều trị được
đâu” - bà A nói thêm.
Khi tôi hỏi cách thanh
toán tiền điều trị, bà A cho
biết cứ bơm thuốc xong thì
phòng khám thu tiền. Có bao
nhiêu tiền mặt đóng trước
bấy nhiêu, phần còn thiếu
chuyển khoản hoặc bảo vệ
phòng khám theo khách về
tận nhà lấy cũng được.
Bà A ướm lời: “Giờ anh
dùng thuốc tốt nghe?”. Tôi
chưa kịp trả lời, cơn đau
tiếp tục ập tới và gây mắc
tiểu kinh khủng. Tôi nhờ
ông B rút ống nhựa để đi
tiểu nhưng ông dửng dưng.
Còn bà A nói: “Không có
rút. Ống này một lát dùng
đưa thuốc vô. Rút ra rồi
đâm lại anh chịu sao nổi”.
Tôi tiếp tục than đau và
đòi đi tiểu, bà A kêu cô mặc
đồng phục xanh vào hút
nước tiểu cho tôi. Đến khi
tôi nói như van: “Rút ống
ra đi, tôi đồng ý trị bệnh.
Tiểu xong tôi vô lại. Đau
tức quá” nhưng bà A vẫn
liên tục hù để buộc tôi phải
đồng ý trị bệnh.
Đến khi không thể đưa
tôi vào tròng, bà bảo cô
mặc đồng phục xanh rút
ống nhựa khỏi đường niệu
cho người bệnh. Báo hại
tôi do bị đút ống nhựa vào
đường tiết niệu nên bị hành
hạ mấy ngày trời, đau nhức
kèm tiểu rát, tiểu buốt, lắt
nhắt…
ghi lại hình ảnh bà A đang
giải thích bệnh tình rồi đặt
câu hỏi bà ta tên thật là gì,
có vai trò như thế nào tại
phòng khám. “Cô này tên
Lưu Quí Chi, trợ lý BS của
phòng khám” - bà Hương
trả lời.
“Bà Chi không phải BS,
vậy tại sao phòng khám để
bà Chi trực tiếp khám và
điều trị bệnh nhân?” - tôi
hỏi. “Chắc lúc đó BS bận
nên cô Chi làm thay” - bà
Hương giải thích
(Trong cuộc điện thoại
sau đó, bà Chi cho biết
thêm PKĐK Khang Thái
có đăng ký BS Trung Quốc
hành nghề và bà Chi hiện
là phiên dịch cho các BS
này - PV).
“Anh muốn gì tôi
giải quyết, đừng
đăng báo”
“Giọng nói cô Chi không
được êm dịu khiến bệnh
nhân không hài lòng. Cách
nói chuyện, cách thuyết
phục bệnh nhân của cô Chi
hơi quá mức. Chúng tôi sẽ
góp ý và làm việc với cô
Chi về thái độ, mong anh
bỏ qua cho” - bà Hương
phân trần.
Rồi bà đánh tiếng: “Anh
vừa là PV, vừa là bệnh nhân,
tôi đại diện phòng khám
xin lỗi và mong anh giải
tỏa bức xúc này. Chúng
tôi muốn mọi việc êm đẹp
chứ không muốn anh đưa
lên báo. Vậy mong muốn
của anh là gì, tôi sẽ giải
quyết rốt ráo”.
Thấy tôi không nói, bà
tiếp tục thuyết phục: “Hôm
nay anh đến đây trong tâm
trạng của bệnh nhân nên
tôi cũng muốn giải quyết
mọi chuyện êm đẹp ngay
t r ong ngày. Tô i không
muốn việc này lên báo
thêm phức tạp, cũng không
phải tới Sở Y tế TP.HCM.
Tôi muốn biết mong muốn
của anh thế nào để tôi giải
quyết luôn”.
Chiều hôm sau (22-3),
số điện thoại 02838665667
gọi đến máy tôi, người phụ
nữ đầu dây bên kia cho
biết tên bà là Phương. Bà
Phương cho biết ban giám
đốc phòng khám sẽ hoàn
lại 900.000 đồng tiền xét
nghiệm. Đồng thời hỗ trợ
5 triệu đồng để không đưa
thông tin cho bên thứ ba.
“Anh thấy đề xuất này có
được không?” - bà Phương
thăm dò.•
“Anh bị viêm tuyến
tiền liệt giai đoạn 1
nên cần chữa sớm.
Nếu không viêm
ngày càng nhiều,
bước qua giai đoạn
3 là ung thư tuyến
tiền liệt, phải mổ”
- bà A. nói như hù
bệnh nhân.
Người khám là…
cô phiên dịch
Chiều 21-3, dưới danh
nghĩa PV báo
Pháp Luật
TP.HCM
, tôi trở lại PKĐK
Khang Thái.
Tại phòng khám, một
phụ nữ xưng tên là Nguyễn
Thị Minh Hương (đại diện
phòng khám) và một người
tên Phương (nhân viên) tiếp
tôi. Trong buổi làm việc,
tôi đã trình bày tất cả diễn
biến trong quá trình khám,
điều trị tại PKĐK Khang
Thái. Đồng thời nhấn mạnh
chi tiết bà A bịa thêm bệnh
nặng để người bệnh sợ mà
đồng ý trị bệnh.
Tôi cũng cho đại diện
phòng khám biết bà A đã
tìm đủ cách buộc tôi trị
bệnh và dẫn chứng câu hù
dọa: “Không rút ống nhựa
ra được. Ống nhựa bị hút
và dính luôn bên trong rồi.
Muốn rút ống ra phải bơm
thuốc điều trị vô” của bà.
Để chứng minh những
gì tôi nói là thật, tôi đưa
bà Hương xem đoạn clip
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh
Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết
trong năm 2018 và ba tháng đầu năm
2019, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo Thanh
tra Sở phối hợp với Phòng An ninh chính
trị nội bộ, Công an TP.HCM kiểm tra
các phòng khám có yếu tố nước ngoài,
phòng khám có BS Trung Quốc.
“Tổng cộng đã kiểm tra 28 lượt và xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tổng
số tiền các phòng khám bị phạt trên 1
tỉ đồng. Ngoài ra, đoàn kiểm tra đình
chỉ hoạt động một phòng khám; đề nghị
tạm dừng hoạt động ba phòng khám để
đoàn kiểm tra thẩm định lại các điều
kiện, danh mục kỹ thuật. Các PKĐK có
BS Trung Quốc thường xuyên vi phạm
gồm Khang Thái, Thái Bình Dương,
Đại Đông, Thế Giới, Hoàn Cầu, Hồng
Phong, Thăng Long, Âu Á, Đại Việt, Ma
Yo, Quốc tế” - bà Mai cho biết.
“Các hành vi vi phạm gồm không đeo
biển tên; lập hồ sơ bệnh án và sổ khám
bệnh, chữa bệnh không ghi chép đầy đủ
theo quy định. Chưa hết, nhiều phòng
khám còn quảng cáo dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh không đúng hoặc quá phạm
vi chuyên môn; quảng cáo các sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác nhận nội dung.
Nhiều PKĐK có BS Trung Quốc
không bảo đảm các điều kiện nhân
lực, cơ sở vật chất trong quá trình hoạt
động. Chưa hết, có phòng khám sửa hồ
sơ, bệnh án làm sai lệch thông tin bệnh
nhân; không lập hồ sơ, bệnh án” - bà
Mai nói thêm.
Cũng theo bà Mai, nhằm hạn chế các
sai phạm tại những PKĐK có BS Trung
Quốc, Sở Y tế TP.HCM thành lập hội
đồng kỹ thuật gồm các chuyên gia tại
những bệnh viện TP.HCM tiến hành
kiểm tra, thẩm định lại các danh mục kỹ
thuật. Hội đồng kỹ thuật còn kiểm tra,
đánh giá thực hiện danh mục kỹ thuật
của các phòng khám có BS Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Phòng An ninh chính trị
nội bộ, Công an TP.HCM cũng giám sát
việc hoạt động của các phòng khám này.
“Viêm tuyến tiền liệt ở mức độ bình
thường chỉ cần uống kháng sinh là
khỏi. Điều trị bằng cách đưa thuốc trực
tiếp vào niệu đạo bằng ống nhựa mang
tính chất không chính thống” - TS-BS
Trương Hoàng Minh, Trưởng khoa
Ngoại niệu - Ghép thận BV Nhân dân
115 TP.HCM, nói.
Theo BS Minh, về nguyên tắc, khi
đưa ống nhựa vào niệu đạo rồi lấy ra
buộc phải thực hiện trong điều kiện
hoàn toàn tiệt khuẩn và vô trùng. Nếu
không sẽ gây nhiễm trùng niệu đạo.
“Đưa thuốc vào niệu đạo súc rửa
thông qua ống nhựa để điều trị viêm
tuyến tiền liệt dễ gây nguy cơ viêm
nhiễm nặng hơn bởi đưa thêm những vi
khuẩn khác vào. Bên cạnh đó, ống nhựa
đưa vào niệu đạo có nguy cơ gây trầy
xước và làm hẹp đường niệu đạo, gây
rối loạn chức năng đi tiểu” - BS Minh
giải thích thêm.
Cũng theo BS Minh, siêu âm chưa thể
xác định bệnh nhân có bị viêm tuyến
tiền liệt hay không mà phải kết hợp
thăm khám, xét nghiệm tinh dịch. Cạnh
đó, cũng không có phương pháp đưa
ống nhựa vào niệu đạo lấy dịch để chẩn
đoán viêm tuyến tiền liệt vì dịch đâu
nhiều đến mức rút ra đầy ống kim tiêm.
“Viêm tuyến tiền liệt xảy ra trong cơ
thể nên bệnh nhân đâu biết, đâu thấy.
Phòng khám nói thế nào bệnh nhân
nghe thế ấy rồi điều trị một cách vô
thưởng vô phạt để lấy tiền là không
được” - BS Minh cho hay.
Về thắc mắc tuyến tiền liệt bị vôi hóa,
đưa thuốc vô để làm tan vôi và tống ra
ngoài bằng đường tiểu có đúng không,
BS Minh khẳng định là không vì vôi
hóa hình thành trong tuyến tiền liệt
trong khi niệu đạo lại đi ngang tuyến
tiền liệt.
“Vôi hóa tuyến tiền liệt là một hiện
tượng lành tính. Nếu như vôi hóa kết
hợp phì đại tuyến tiền liệt và phì đại đó
đến mức phải can thiệp thì chỉ cần giải
quyết phì đại và sẵn đó lấy luôn vôi hóa
ra” - BS Minh nói.
Về việc không trị viêm tuyến tiền liệt
sẽ thành phì đại tuyến tiền liệt rồi dẫn
tới ung thư, BS Minh khẳng định điều
này hoàn toàn sai. Nếu viêm tuyến tiền
liệt nhiều lần thì kích thước tuyến tiền
liệt sẽ to ra, ảnh hưởng chức năng đi
tiểu mà thôi.
Quánhiều sai phạmở các
phòngkhámTrungQuốc
nh, moi tiền
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook